Giấc mơ quốc tế hóa giáo dục ở Việt Nam

Đây là tâm huyết của PGS. TS. Trần Thị Lý hiện đang làm việc tại Khoa Giáo Dục, Đại học Deakin (Australia), đồng thời là nhà nghiên cứu tiềm năng của Ủy ban Nghiên cứu Khoa học Australia (Australian Research Council). 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
giac mo quoc te hoa giao duc o viet nam Để ẩm thực Việt vươn xa
giac mo quoc te hoa giao duc o viet nam Những sứ giả văn hóa Australia gốc Việt
giac mo quoc te hoa giao duc o viet nam

PGS. TS. Trần Thị Lý .

Công tác ở nước ngoài nhưng các nghiên cứu của chị lại liên quan nhiều đến Việt Nam?

Công việc chính của tôi ở trường là khởi xướng và điều hành các dự án nghiên cứu khoa học, công bố các kết quả nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu sinh. Các nghiên cứu và công bố khoa học này tập trung vào các chủ đề liên quan nhiều đến Việt Nam, đặc biệt là các nội dung như đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nhìn từ phương diện quốc tế; quốc tế hóa giáo dục đại học; mối tương quan giữa chương trình giáo dục đại học và thị trường lao động và nâng cao năng lực làm việc của sinh viên mới tốt nghiệp.

Tôi cảm thấy rất may mắn vì được làm công việc mình yêu thích, đặc biệt công việc đó càng có ý nghĩa khi liên quan đến Việt Nam.

Tại sao chị đặc biệt quan tâm đến nội dung đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nhìn từ góc độ quốc tế?

Quốc tế hóa giáo dục có vai trò cốt lõi trong việc đào tạo ra được một lực lượng lao động có tầm nhìn, kỹ năng, kiến thức và phẩm chất (Attribues) hội nhập quốc tế, tạo chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam và nâng cao vị thế của giáo dục đại học Việt Nam, bao gồm cả việc có chương trình được quốc tế công nhận.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có một chế tài, chiến lược ở tầm quốc gia cũng như chính sách liên ngành thiết thực để hỗ trợ các trường phát huy được tiềm năng và nguồn lực trong việc quốc tế hóa giáo dục để nâng cao năng lực giảng dạy, quản lý và nghiên cứu cũng như phát huy tối ưu tác động tích cực của giáo dục đại học để tạo ra những thay đổi trong xã hội.

Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy được khả năng quốc tế hóa giáo dục đối ứng (reciprocal internationalization) và toàn diện (comprehensive internationalization), thay vì chỉ là nước nhập khẩu giáo dục (hiện nằm trong top 10 nước cung cấp sinh viên du học cho các nước như Anh, Mỹ Australia và Canada) hay quốc tế hóa manh mún, co cụm, chỉ tập trung vào vay mượn chương trình và vào việc dùng tiếng Anh làm phương tiện hướng dẫn (instruction medium).

Việt Nam cũng hoàn toàn có tiềm năng là một điểm đến thu hút sinh viên quốc tế, đặc biệt các khóa học ngắn hạn và thực tập. Điều đó thể hiện qua việc năm 2017 Việt Nam là điểm đến đứng thứ 8 cho các khóa học ngắn hạn và thực tập của sinh viên Australia trong chương trình Colombo mới (New Colombo Plan). Năm 2018, chúng ta trở thành điểm đến thứ 6 và hiện vươn lên thành điểm đến được ưa chuộng thứ 4 của sinh viên Australia, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ và trước cả Nhật.

Theo chị, cần làm gì để có thể quốc tế hóa giáo dục đại học thành công ở Việt Nam?

Tôi nhận thấy quốc tế hóa giáo dục ở Việt Nam gần đây có nhiều biến chuyển tích cực và đang đần chuyển sang một trong những hoạt động chiến lược của một số trường, chứ không còn là vấn đề bên lề nữa.

Điều quan trọng là cần xây dựng một chính sách quốc gia về quốc tế hóa, các chương trình và khung hành động cụ thể để hỗ trợ thực hiện việc quốc tế hóa; một khung quản lý để đảm bảo, kiểm định chất lượng; một môi trường mang tính hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, các trường đại học; đầu tư vào việc tạo động lực nội bộ cho việc hợp tác quốc tế, giúp cán bộ giảng viên hiểu được giá trị của việc này.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học trong việc hội nhập quốc tế và quốc tế hóa giáo dục, chuẩn bị các nguồn lực mạnh hơn để hỗ trợ việc xây dựng năng lực và phát triển chuyên môn về quốc tế hóa cho cán bộ giảng viên. Bởi vì, đội ngũ này đóng vai trò quan trọng trong việc quốc tế hóa giáo dục, khuyến khích sự lãnh đạo, ủng hộ cho quốc tế hóa ở cấp độ khoa, trường và ngành.

Những mô hình và sáng kiến có hiệu quả về quốc tế hóa ở cấp độ trường, các vùng khác nhau trong nước cần được ủng hộ, chia sẻ và quảng bá thông qua một kênh tổng thể để các trường có cơ hội học hỏi lẫn nhau. Chúng ta cũng nên tận dụng tiềm năng của việc dịch chuyển sinh viên theo chiều hướng ngược lại, từ các nước phát triển sang Việt Nam để thực tập hay học tập ngắn hạn.

Về tính linh hoạt, Việt Nam nên đầu tư các khóa học ngắn hạn/thực tập/các mô hình giao thoa tham quan học tập, thực tập và trải nghiệm văn hóa/giảng dạy bằng tiếng Anh/các chươngtrình sáng tạo và linh hoạt/các chương trình được quốc tế công nhận. Ngoài ra, cần một chiến lược ở cấp độ ngành và trường để thúc đẩy Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, đặc biệt cho các chương trình học tập và thực tập ngắn hạn.

Việt Nam cũng cần có sự hợp tác đa ngành gồm giáo dục, du lịch, ngoại giao và các tổ chức liên quan để thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục và thành lập một tổ chức chuyên nghiệp để hỗ trợ, hướng dẫn và giám sát việc quốc tế hóa của giáo dục Việt Nam.

Đâu là điểm mạnh của Việt Nam để phát huy trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, thưa chị?

Thuận lợi nhất của các trường đại học tại Việt Nam hiện nay là có một thế hệ sinh viên và giáo viên năng động, nhanh nhạy và sẵn sàng học hỏi sáng tạo để nắm bắt những khuynh hướng mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Chị đánh giá như thế nào về vai trò kết nối của người Việt ở nước ngoài với sự phát triển của đất nước?

Trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế và dưới tác động của toàn cầu hóa,  việc kết nối, xây dựng và sử dụng những tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là giới trí thức, có thể tạo ra những đóng góp hữu ích cho sự phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam.

Việc thiết lập mạng lưới tri thức người Việt toàn cầu dựa trên nguyên lý tuần hoàn chất xám, các giá trị cốt lõi được các bên đồng thuận và sự hợp tác liên ngành, liên bộ (ví dụ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Ngoại giao) là điều cần thiết vì điều này không chỉ tạo ra sự kết nối của cá nhân với cá nhân hay cá nhân với đất nước mà là nền tảng cho sự kết nối giữa các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, các quốc gia và các nền kinh tế.

Xin cảm ơn chị!

PGS Trần Thị Lý là người duy nhất trong ngành giáo dục Australia được trao giải thưởng uy tín Nhà khoa học tiềm năng (Future Fellowship) của Ủy Ban nghiên cứu khoa học Australia, là chủ biên cuốn sách cùng nhiều tác giả mang tên “Giáo dục đại học Việt Nam, tính linh hoạt, tính lưu động và tính thực tiễn trong nền kinh tế tri thức toàn cầu”. Chị vừa nằm trong danh sách 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam 2018 do Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn.
giac mo quoc te hoa giao duc o viet nam Trò chuyện với chàng trai Việt năng động tại Australia

Theo Nguyễn Anh Vũ, để hòa nhập thành công ở nước sở tại, mỗi bạn trẻ cần có một tâm hồn cởi mở, sử dụng ...

giac mo quoc te hoa giao duc o viet nam Người Việt tại Australia chung tay vì học sinh nghèo ở miền núi, hải đảo

Vừa qua, tại Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Canberra (Australia) đã diễn ra Chương trình gặp mặt cộng đồng tham gia ủng ...

giac mo quoc te hoa giao duc o viet nam Ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ Việt Nam đầu tiên ở Australia

Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia (VBAA) vừa tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ & khởi nghiệp tại thành ...

AN BÌNH (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao ...
Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Tắt định vị trên iPhone giúp bảo vệ quyền riêng tư. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tắt định vị giúp bạn kiểm soát việc chia sẻ vị trí ...
Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

TikTok đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến được ưa chuộng. Dưới đây là các bước hướng dẫn nhanh để giúp bạn mở TikTok Shop bán hàng online hiệu ...
Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Ngày 20/11, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Y dược Cổ truyền kết hợp cùng Công ty Omy Pharma tổ chức thành công buổi hội thảo trực tuyến về chủ đề ...
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động