Giấc mơ tàu ngầm hạt nhân của Hàn Quốc

Hải Đăng
Với việc xây dựng một lò phản ứng hạt nhân module nhỏ, Hàn Quốc liệu có ý định phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hay không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

New York Times đưa tin, tháng trước, tại một trung tâm cộng đồng ở bờ biển Đông Nam Hàn Quốc, các quan chức chính phủ đã có cuộc gặp gỡ nhỏ để trình bày về lên kế hoạch xây dựng bản thử nghiệm của một lò phản ứng hạt nhân module nhỏ (SMR) tại một khu tổ hợp nghiên cứu nguyên tử lớn nhất từ trước đến nay của Hàn Quốc đang được xây dựng ở ngôi làng Gampo.

Tàu ngầm Dosan Ahn Chang-ho của Hải quân Hàn Quốc. (Nguồn: Yonhap)
Tàu ngầm Dosan Ahn Chang-ho của Hải quân Hàn Quốc. (Nguồn: Yonhap)

Lò phản ứng này dự kiến sẽ được hoàn thiện vào năm 2027 với kết cấu tương tự lò cung cấp năng lượng cho tàu phá băng và tàu container.

Đóng tàu ngầm hạt nhân?

Tuy nhiên, đó có thể không phải là tham vọng duy nhất. Theo các chuyên gia hạt nhân, dự án có thể cho phép Hàn Quốc thực hiện giấc mơ đã ấp ủ từ lâu về việc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây là điều mà Mỹ, đồng minh mạnh mẽ nhất của Hàn Quốc, đã phản đối trong nhiều thập kỷ.

Vào tháng 9, Australia tuyên bố sẽ đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với sự giúp đỡ của Mỹ và Anh. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các nước đồng minh tìm cách cân bằng sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Hàn Quốc lại không thể tiến hành bất kỳ mối quan hệ đối tác nào như vậy trong gần 50 năm, do nước này đã ký hiệp ước với Washington vào năm 1972 theo đó không được phép sử dụng vật liệu hạt nhân cho mục đích quân sự.

Chính quyền Tổng thống Moon Jae-in đã tranh luận về việc ngừng lệnh cấm trên, cho rằng việc đóng tàu ngầm hạt nhân là rất quan trọng để chống lại tham vọng tương tự của Triều Tiên.

Tình hình ngày càng trở nên cấp bách hơn do sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân của Triều Tiên. Trong những năm gần đây, Triều Tiên đã thử nghiệm hàng loạt tên lửa đan đạo phóng từ tàu ngầm. Hồi tháng 1, quốc gia này tuyên bố đang nghiên cứu thiết kế tàu ngầm hạt nhân.

Ông Moon Keun-sik, một thuyền trưởng hải quân đã nghỉ hưu, đã từng nỗ lực kêu gọi việc Hàn Quốc chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ông cho biết: “Sẽ không có cách nào tốt hơn để truy đuổi, giám sát và ngăn chặn tàu ngầm hạt nhân của Triều Tiên. Chúng ta không thể cứ phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Mỹ."

Dự án lò phản ứng của Hàn Quốc được đưa ra trong bối cảnh ngày càng lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nguyên nhân chính là bởi cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Ngày 13/12, Australia đã công bố một thỏa thuận quân sự với Hàn Quốc. Đây được coi là thỏa thuận lớn nhất từ ​​trước đến nay giữa Australia và một quốc gia châu Á.

Nói về năng lượng hạt nhân, Hàn Quốc không phải là quốc gia duy nhất phát triển SMR nhằm phát triển nguồn năng lượng sạch phi carbon. Thế nhưng, dự án “Lò phản ứng nâng cao cho nhiều ứng dụng” của nước này lại đặc biệt thu hút sự chú ý.

Ông Lim Chae-young, người đứng đầu dự án lò phản ứng tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Hàn Quốc (KAERI) nói: “Chúng tôi không nghĩ đến việc xây dựng lò phản ứng vì một chiếc tàu ngầm”.

Tuy nhiên, theo ông Bryan Clark, chuyên gia về tàu ngầm tại Viện Hudson, lò phản ứng của Hàn Quốc có công suất 70 megawatt, tương đương với công suất của các lò phản ứng tàu ngầm thời kỳ đầu của Mỹ và sẽ đủ cung cấp năng lượng cho các tàu ngầm 4.000 tấn thế hệ tiếp theo của nước này.

Phác thảo về khả năng của tàu ngầm hạt nhân của Hàn Quốc. (Nguồn: Naval News)
Phác thảo về khả năng của tàu ngầm hạt nhân của Hàn Quốc. (Nguồn: Naval News)

Giấc mơ ấp ủ từ lâu

Hiện, Hàn Quốc đang vận hành 24 lò phản ứng hạt nhân, đóng góp 29% tổng sản lượng sản xuất điện. Kể từ đầu những năm 1990, nước này đã đóng được 21 tàu ngầm. Tuy nhiên, tất cả các tàu này đều sử dụng động cơ diesel-điện và phải thường xuyên nổi lên để được tiếp nhiên liệu hoặc không khí cho động cơ. Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể ở dưới nước trong nhiều tháng và di chuyển nhanh hơn nhiều.

Quốc gia Đông Bắc Á này cũng đã từng lên kế hoạch đóng tàu ngầm hạt nhân vào năm 2003 và nhiệm vụ này được giao cho lực lượng đặc nhiệm bí mật mang tên 362. Theo ông Kim Si-hwan, nhà nghiên cứu tại Viện năng lượng nguyên tử Hàn Quốc, đến năm 2004, với sự giúp đỡ của Nga, họ đã hoàn thành thiết kế cơ bản cho một lò phản ứng tàu ngầm.

Hai bên đã hợp tác với nhau kể từ năm 1995 để sản xuất các lò phản ứng nhỏ. Trong báo cáo thường niên năm 2017, OKBM Afrikantov, một công ty Nga sản xuất lò phản ứng cho tàu ngầm, tàu phá băng và nhà máy điện nổi, cho biết “đã tiếp tục thảo luận với KAERI về hợp tác trong dự án lò phản ứng tích hợp”.

Dự án này buộc phải ngừng vào năm 2004, sau khi dự án bị các nhà khoa học của viện bị phát hiện bí mật làm giàu uranium vào năm 2000. Vì vậy, Hàn Quốc vi phạm hiệp ước với Mỹ do uranium làm giàu thường được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân.

Tuy vậy, Hàn Quốc chưa bao giờ từ bỏ hy vọng của mình. Rào cản của họ là ngoại giao chứ không phải công nghệ. Năm 2016, Nuclear Threat Initiative, một tổ chức cảnh báo nguy cơ hạt nhân tại Washington cho biết, nếu một cuộc chạy đua vũ trang nổ ra ở châu Á, “cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều có khả năng đóng tàu ngầm hoặc tàu nổi chạy bằng năng lượng hạt nhân”.

Khi vận động tranh cử năm 2017, Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố: “Đã đến lúc chúng ta phải mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân”.

Ngay sau khi nhậm chức, ông đã yêu cầu Washington giúp giải quyết vấn đề của hiệp ước năm 1972. Hàn Quốc đã đồng ý ký hiệp ước này để đổi lấy sự giúp đỡ của Mỹ trong việc xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 8/2017. (Nguồn: NY Times)
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 8/2017. (Nguồn: NY Times)

Theo ông Moon Chung-in, cựu cố vấn của Tổng thống Moon, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một đề xuất bất ngờ: “Tại sao Hàn Quốc không mua tàu ngầm hạt nhân của Mỹ?”. Tuy nhiên, vì lo ngại sự phổ biến của vũ khí hạt nhân, Washington chưa từng theo sát điều này, cũng như không giúp Hàn Quốc đảm bảo nhiên liệu hạt nhân cho tàu ngầm.

Lee Byong-chul, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Đại học Kyungnam, cho biết: “Nếu không có uranium được làm giàu, dù Hàn Quốc có đóng mới tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, đó cũng chỉ là cái vỏ rỗng tuếch.”

Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết họ sẽ đóng thêm 6 tàu ngầm, trong đó 3 chiếc đầu tiên chạy bằng pin lithium-ion, tuy nhiên không nói rõ nguồn năng lượng cho ba chiếc tàu ngầm 4.000 tấn khác. Nhưng ông Kim Hyun-chong, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia thời điểm đó, cho biết thế hệ tàu ngầm tiếp theo của Hàn Quốc sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Lò phản ứng SMR mà Hàn Quốc đang phát triển sử dụng uranium được làm giàu 19,75% để làm nhiên liệu, trong khi các nhà máy điện hạt nhân thương mại sử dụng uranium được làm giàu ở mức dưới 5%. Đáng chú ý hơn, uranium làm giàu 19,75% cũng đã và đang được sử dụng để làm nhiên liệu cho một số tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trên thế giới.

Ông Toby Dalton, chuyên gia về vũ khí hạt nhân của Mỹ cho biết: “Lò phản ứng đó có thể dùng cho mục đích thương mại hoặc các mục đích hàng hải khác. Nhưng đây cũng là cơ sở hợp lý để phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Dấu hiệu rõ ràng cho khả năng đó chính là mức năng lượng được làm giàu cao hơn”.

Luồng ý kiến trái chiều

Theo New York Times, văn phòng Tổng thống Hàn Quốc hiện vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về vấn đề phát triển tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng cho rằng Hàn Quốc cần loại tàu ngầm này.

Chuyên gia tàu ngầm Bryan Clark cho biết, các tàu ngầm diesel-điện nhìn chung nhỏ hơn, êm hơn và ít tốn kém hơn so với tàu hạt nhân, phù hợp cho các hoạt động tầm ngắn trong khu vực, chẳng hạn như tuần tra các vùng biển ven Bán đảo Triều Tiên.

Ông Lee Jae-myung, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ cầm quyền, hiện vẫn chưa tuyên bố lập trường của mình về vấn đề này. Trong khi đó, ông Yoon Suk-yeol, ứng cử viên chính của đảng đối lập Sức mạnh quốc dân Hàn Quốc cho biết, ông sẽ ưu tiên cải thiện khả năng giám sát bằng vệ tinh và hàng không của Hàn Quốc đối với Triều Tiên hơn là đầu tư vào một tàu ngầm hạt nhân.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến kêu gọi chế tạo các tàu ngầm hạt nhân.

Ông Yoon Suk-joon, một nhà nghiên cứu tại Viện Quân sự Hàn Quốc cho biết: “Triều Tiên sẽ thay đổi cuộc chơi nếu họ chế tạo tàu ngầm hạt nhân”. Ông Yoon nói rằng, cách tốt nhất để đối phó với Bình Nhưỡng là để các tàu ngầm hạt nhân của Hàn Quốc ẩn nấp gần căn cứ tàu ngầm của Triều Tiên, thậm chí trong nhiều tháng nếu cần thiết và sẵn sàng theo dõi mỗi khi có động tĩnh mới.

Chiến thuật 'ngụy trang' của Trung Quốc cho tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Chiến thuật 'ngụy trang' của Trung Quốc cho tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật "ngụy trang" để che giấu các số hiệu nhận diện các tàu ngầm chạy bằng năng lượng ...

Dự đoán về sức mạnh của tàu ngầm Australia trong tương lai

Dự đoán về sức mạnh của tàu ngầm Australia trong tương lai

Ngày 15/9 vừa qua, trong một thông báo đặc biệt, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott ...

(theo New York Times)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/4/2025: Tuổi Dần công danh nhiều thành tựu

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/4/2025: Tuổi Dần công danh nhiều thành tựu

Xem tử vi 4/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 4/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/4/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/4/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 4/4. Lịch âm hôm nay 4/4/2025? Âm lịch hôm nay 4/4. Lịch vạn niên 4/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 4/4/2025: Bọ Cạp cẩn thận mắc sai lầm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 4/4/2025: Bọ Cạp cẩn thận mắc sai lầm

Tử vi hôm nay 4/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội kiến Chủ tịch Hội đồng Liên bang, gặp Phó Thủ tướng Nga

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội kiến Chủ tịch Hội đồng Liên bang, gặp Phó Thủ tướng Nga

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Nga Valentina Matvienco khẳng định Việt Nam là đối tác lớn nhất và tin cậy nhất của Nga tại Đông Nam Á.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Armenia Vahagn Khachaturyan.
Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

Đầu năm 2025, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường ...
Tin thế giới ngày 3/4: Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Hungary rút khỏi ICC, Nga tố cáo các thế lực thao túng quan hệ với Mỹ

Tin thế giới ngày 3/4: Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Hungary rút khỏi ICC, Nga tố cáo các thế lực thao túng quan hệ với Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Đón Thủ tướng Israel đến thăm, Hungary tuyên bố rút khỏi ICC

Đón Thủ tướng Israel đến thăm, Hungary tuyên bố rút khỏi ICC

Chính phủ Hungary thông báo sẽ khởi động thủ tục rút lui khỏi Toà án Hình sự quốc tế (ICC) vào ngày 3/4.
EU tính kế sách đưa NATO vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Ukraine

EU tính kế sách đưa NATO vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Ukraine

EU đang tìm hiểu khả năng sử dụng cơ cấu chỉ huy của NATO khi triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine.
Khảo sát: Đông Nam Á tin tưởng cường quốc nào nhất? Mong đợi gì vào Tổng thống Trump?

Khảo sát: Đông Nam Á tin tưởng cường quốc nào nhất? Mong đợi gì vào Tổng thống Trump?

Có một quốc gia láng giềng vẫn duy trì vị thế đối với các nước Đông Nam Á dù có sự thay đổi chính quyền trong vòng một năm qua.
Anh kêu gọi tăng cường bảo vệ nhân viên cứu trợ tại các điểm nóng

Anh kêu gọi tăng cường bảo vệ nhân viên cứu trợ tại các điểm nóng

Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ nhân viên cứu trợ trong các khu vực xung đột.
Tổng thư ký NATO tự tin: Liên minh sẽ trường tồn với sự tham gia của Mỹ

Tổng thư ký NATO tự tin: Liên minh sẽ trường tồn với sự tham gia của Mỹ

Tổng thư ký NATO khẳng định, liên minh này sẽ tiếp tục vững mạnh và Mỹ vẫn là một thành viên không thể thiếu, đóng vai trò xương sống.
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ sáu diễn ra tại Thái Lan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Hội nghị thượng đỉnh ba giữa các nhà lãnh đạo Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan với thỏa thuận biên giới lịch sử là bước ngoặt quan trọng...
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone - nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào, một người bạn lớn, thân thiết của Việt Nam.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Phiên bản di động