‘Giải mã’ cách tiếp cận mới của Mỹ với Trung Quốc

Đỗ Hoàng
Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
Tuyên bố về cách tiếp cận mới của Mỹ với Trung Quốc kế thừa chiều hướng chính sách của chính quyền tiền nhiệm, nhưng có một số nét khác biệt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 26/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra Tuyên bố về cách tiếp cận mới của Mỹ với Trung Quốc. Có gì đặc biệt trong Tuyên bố này?

“Ba không hai có”

Trước hết, đây là lần đầu chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố một chính sách riêng về Trung Quốc, hệ thống hóa nội dung về cường quốc châu Á từ tuyên bố và văn bản trước.

Cụ thể, văn bản bao gồm tuyên bố tháng 2/2021 của ông Biden và tháng 3/2021 của ông Blinken về đối ngoại, Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AĐD-TBD) mới, bản định hướng Chiến lược An ninh Quốc gia hay bản tóm tắt Chiến lược An ninh Quốc phòng.

(06.06 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra Tuyên bố về cách tiếp cận mới của Mỹ với Trung Quốc ngày 26/5. (Nguồn: Freddie Everett/Bộ Ngoại giao Mỹ)
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra Tuyên bố về cách tiếp cận mới của Mỹ với Trung Quốc ngày 26/5. (Nguồn: Freddie Everett/Bộ Ngoại giao Mỹ)

Tuyên bố trên nhắc đến 3 cơ sở hoạch định chính sách.

Thứ nhất, tình hình thế giới thay đổi nhiều trong 2 năm qua. Đại dịch Covid-19, gián đoạn chuỗi cung ứng, biến đổi khí hậu và các xung đột, đặc biệt là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine, làm xói mòn trật tự quốc tế. Các thay đổi này đặt ra nhu cầu hợp tác và đặt ngoại giao làm trung tâm chính sách đối ngoại của Mỹ, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc.

Thứ hai, với Mỹ, Trung Quốc được coi như “thách thức” bởi nước này có đủ năng lực và mục tiêu tái định hình trật tự quốc tế.

Thứ ba, về cơ hội, Trung Quốc là nước “tối quan trọng” với kinh tế toàn cầu, giúp giải quyết các thách thức an ninh chung, đặc biệt là an ninh phi truyền thống.

Trên cơ sở đó, Washington theo đuổi “ba không và hai có” trong “thập kỷ mang tính quyết định”. Mỹ sẽ không: i) theo đuổi xung đột hay Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc; ii) không ngăn chặn Trung Quốc phát triển và iii) không thay đổi bộ máy chính trị Trung Quốc.

Mỹ sẽ không theo đuổi xung đột hay Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc, không ngăn chặn Trung Quốc phát triển và không thay đổi bộ máy chính trị Trung Quốc.

Tuy nhiên, Washington sẽ: i) cải cách trật tự và định hình môi trường chiến lược xung quanh Bắc Kinh và để nước này tự thay đổi; ii) đặt ngoại giao lên hàng đầu và sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc.

Theo đó, Mỹ sẽ triển khai chính sách theo 3 hướng: đầu tư, liên kết và cạnh tranh; mở rộng đầu tư vào thế mạnh kinh tế, công nghệ; nghiên cứu và phát triển và dân chủ.

Về liên kết, Mỹ sẽ phối hợp với đồng minh và đối tác để thúc đẩy tầm nhìn chung về AĐD-TBD, Sáng kiến Khuôn khổ Kinh tế AĐD-TBD (IPEF), quan hệ với ASEAN, Bộ tứ, thỏa thuận an ninh AUKUS và châu Âu tại khu vực... Ông Blinken nhấn mạnh hợp tác của Mỹ là bình đẳng và tôn trọng lợi ích các bên, không kèm điều kiện chính trị và không ép ai lựa chọn.

Về cạnh tranh, Mỹ sẽ không để Trung Quốc tiếp cận công nghệ hay dữ liệu nhạy cảm, thương mại “có đi có lại”… Trong khía cạnh an ninh-quân sự, Mỹ sẽ theo đuổi “răn đe chiến lược”, đầu tư vào hệ thống quân sự bất đối xứng, đa dạng hóa lực lượng, chống lại yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông, tiếp tục hỗ trợ Đài Loan (Trung Quốc) phòng thủ…

(05.31) Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) ngày 23/5 nhân chuyến công du Nhật Bản dự Thượng đỉnh Bộ tứ. (Nguồn: AFP)
Buổi lễ công bố khởi động thảo luận về IPEF chiều ngày 23/5 tại Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP)

Điểm khác biệt

Chính sách mới có nhiều nét tương đồng văn bản tương tự thời ông Donald Trump như nhấn mạnh thách thức mang tính hệ thống từ Trung Quốc và nhìn nhận nước này ở góc độ phạm vi toàn cầu thay vì khu vực. Washington không còn hy vọng Bắc Kinh thay đổi như thời ông George Bush hay Barack Obama. Thay vào đó, Mỹ đề cập đến những hành động “ngầm” để gây sức ép của Trung Quốc, khái niệm nhiều học giả coi là “quyền lực sắc nhọn”…

Không loại trừ khả năng ông Biden đã “học tập” ông Trump khi gắn chính sách đối ngoại với người lao động Mỹ để thu hút nhóm ủng hộ “nước Mỹ trước tiên”.

Tuy nhiên, những điểm khác biệt lại đáng chú ý hơn cả.

Thứ nhất, cơ sở chính sách mới của nước Mỹ dưới thời ông Biden cập nhật và cân bằng hơn khi: đề cập đến dịch đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu (điều ông Trump bỏ qua) và chiến sự Ukraine; cân bằng thách thức và cơ hội từ Trung Quốc nhưng không hòa dịu hơn với Bắc Kinh (Ông Trump tập trung vào thách thức hơn với gần 1/3 văn bản, không có phần nào riêng về cơ hội và không nhắc đến “chung sống hòa bình”).

Tuy nhiên, Tuyên bố không nhắc tới nhiều yếu tố có thể góp phần định hình chính sách mới, bao gồm tương quan Mỹ-Trung, ảnh hưởng của các đồng minh, đối tác Mỹ hay tác động từ cá nhân lãnh đạo, nhóm lợi ích, Quốc hội và truyền thông nội bộ Mỹ…

Không loại trừ khả năng ông Biden đã “học tập” ông Trump khi gắn chính sách đối ngoại với người lao động Mỹ để thu hút nhóm ủng hộ “nước Mỹ trước tiên”.

Thứ hai, về định hướng, ông Trump không đặt ngoại giao lên hàng đầu như ông Biden. Trong chiến lược thời ông Trump, từ “ngoại giao” chỉ được nhắc đến hai lần, gắn liền với các nỗ lực ngoại giao không thành công. Còn chính sách mới thời ông Biden lại coi ngoại giao là công cụ đầu tiên.

Thứ ba, về triển khai, ông Trump đưa ra 4 nhóm triển khai trong bản Chiến lược An ninh Quốc gia 2017, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực quân sự và cuộc chiến thương mại. Chính sách mới toàn diện hơn khi có trụ cột kinh tế mới IPEF, mở rộng cạnh tranh sang ngoại giao, nhấn mạnh vai trò của đối tác thay vì của riêng Mỹ.

Chính sách mới cũng không mang màu sắc thực dụng “một đổi một” thời ông Trump mà khéo léo hơn, không để gây ra tổn hại ngoài ý muốn cho đối tác hay ép doanh nghiệp Mỹ phải quay về sản xuất trong nước.

Ông Blinken cũng liên tục “lấy lòng” người Trung Quốc khi: khen ngợi người dân và doanh nghiệp Trung Quốc là động lực phát triển; phê phán bạo lực nhằm vào người gốc Hoa tại Mỹ; nhấn mạnh tầm quan trọng của hàng triệu sinh viên Trung Quốc tại Mỹ.

(06.06) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã phê phán các hoạt động bạo lực nhắm vào cộng đồng người gốc Hoa tại Mỹ - Ảnh: Một góc phố khu Chinatown ở thành phố New York, Mỹ. (Nguồn: Jorge Quinteros/CC/Flickr)
Một góc phố khu Chinatown ở thành phố New York, Mỹ. (Nguồn: Jorge Quinteros/CC/Flickr)

Những vấn đề bỏ ngỏ

Về tổng thể, dù tập trung vào đối tác khu vực nhiều hơn, câu hỏi: "chính sách của Mỹ với Trung Quốc định hình chính sách của Mỹ với khu vực hay ngược lại" vẫn chưa có câu trả lời.

Mỹ cũng chưa giải thích vì sao chính sách mới gắn liền với mốc thời gian 10 năm (theo “thập kỷ mang tính quyết định”). Liệu Washington có kỳ vọng biến chuyển xảy ra trong những năm 2030 – thời điểm Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt Mỹ về quy mô kinh tế?

Về triển khai, dù ông Blinken nhấn mạnh Mỹ vẫn tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc, các lĩnh vực được đưa ra (chống biến đổi khí hậu, Covid-19 và phổ biến hạt nhân, Iran và Bắc Triều Tiên…) lại chưa mang tính đột phá.

Giới quan sát khu vực có lẽ quan tâm đến hợp tác kinh tế hai nước, nhất là khi quan chức chính quyền của ông Biden vẫn còn mâu thuẫn về việc áp thuế lên Trung Quốc (Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen kêu gọi bỏ thuế, trái với quan điểm của Đại diện Thương mại Katherine Tai).

Ngoài ra, mặc dù quan hệ nhân dân được nhấn mạnh, song ông Blinken không đề cập tới khởi động lại các chương trình trao đổi văn hóa-học thuật bị hoãn từ thời ông Trump.

Cuối cùng, Washington cũng tự mâu thuẫn với chính mình khi nước này từng nhiều lần khẳng định các nhóm như Bộ tứ hay IPEF không nhằm chống lại Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính sách mới lại liệt kê những nhóm này trong phần “liên kết”, khẳng định các triển khai trong phần này nhằm mục đích “cạnh tranh” với Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng đến thông điệp mà Mỹ muốn gửi tới khu vực.

Chính sách mới về Trung Quốc của Mỹ lại liệt kê (các nhóm như Bộ tứ hay IPEF) trong phần “liên kết”, sau đó khẳng định các triển khai trong phần này nhằm mục đích “cạnh tranh” với Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng đến thông điệp Mỹ muốn gửi tới khu vực.

Giai đoạn mới

Có lẽ, không phải ngẫu nhiên tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken về cách tiếp cận Trung Quốc được đưa ra vào năm 2022, đúng 50 năm sau khi cố Tổng thống Richard Nixon thăm Bắc Kinh.

Nếu như chuyến công du lịch sử ấy đã mở cửa cho quan hệ song phương thì giờ đây, tuyên bố của ông Blinken có thể đánh dấu một giai đoạn mới, khi Mỹ theo đuổi cạnh tranh với Trung Quốc toàn diện hơn.

Thời gian tới, nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi các biện pháp để lấp đầy các khoảng trống, xóa bỏ nghi ngại từ đồng minh-đối tác và biến các nội dung chính sách trong Tuyên bố này thành hiện thực.

Mỹ: Dù cách xa nghìn dặm, hành động của Trung Quốc rất quan trọng tới tương lai châu Âu

Mỹ: Dù cách xa nghìn dặm, hành động của Trung Quốc rất quan trọng tới tương lai châu Âu

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman ngày 2/6 kêu gọi châu Âu hỗ trợ Washington chống lại sự cạnh tranh từ Bắc Kinh.

Mỹ phản đối lệnh cấm đánh bắt cá Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông

Mỹ phản đối lệnh cấm đánh bắt cá Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông

Ngày 2/6, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo bày tỏ phản đối lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa do Trung Quốc đơn phương ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

Theo các nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm vật lý trên iPhone 16 và thay vào đó là phím bấm phản hồi xúc giác.
Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Lễ công bố thành lập Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng được tiến hành bằng hình thức trực ...
Dự báo thời tiết ngày mai (27/4): Hà Nội, 3 miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C; Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (27/4): Hà Nội, 3 miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C; Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (27/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ...
Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Chương trình 'Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử' nhằm góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ đối với đất nước.
Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động