Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (trái) và người đồng cấp Thụy Điển Ulf Kristersson trong cuộc họp báo chung ngày 2/2 tại Stockholm. (Nguồn: Government Offices of Sweden) |
Phát biểu tại cuộc họp báo chung ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin nói: "Tôi không thích bầu không khí này, khi Thụy Điển bị coi là một đứa trẻ rắc rối trong lớp học. Tôi không nghĩ đây là trường hợp như vậy".
Theo bà Marin, Thụy Điển đáp ứng tất cả các điều kiện cần thiết để trở thành thành viên của NATO.
Về phần mình, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho hay, Stockholm tiếp tục tuân thủ một thỏa thuận ba bên về việc gia nhập NATO được ký kết vào năm ngoái giữa nước này, Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi đã cùng nhau bắt đầu hành trình này và chúng tôi cùng nhau thực hiện hành trình hướng tới tư cách thành viên".
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ nói họ có thể chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan trước Thụy Điển, nhưng Tổng thống và Ngoại trưởng Phần Lan đều đã bác bỏ ý kiến này, cho rằng an ninh của hai quốc gia Bắc Âu phụ thuộc lẫn nhau.
Cùng ngày, giải thích lý do vì sao chưa phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar nói rằng, Stockholm vẫn chưa thực hiện cam kết dẫn độ những kẻ khủng bố cho Ankara.
Theo ông Akar, "chừng nào những kẻ khủng bố còn được hỗ trợ, các cam kết còn chưa được thực hiện và các hạn chế xuất khẩu vũ khí vẫn tiếp tục, bất kỳ ai tỉnh táo cũng thấy Thổ Nhĩ Kỳ không thể nói 'đồng ý' và Thụy Điển cũng cần thấy điều đó".
Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, việc dẫn độ khủng bố sang Thổ Nhĩ Kỳ là hệ quả tự nhiên của thỏa thuận 3 bên và tất cả cần thấy được điều đó, song đến nay, Thụy Điển không có có đủ các bước đi cụ thể.
Cũng trong ngày 2/2, Thụy Điển tuyên bố, nước này sẽ thắt chặt luật liên quan tư cách thành viên của các tổ chức khủng bố.
Luật mới, mà chính phủ Thụy Điển kỳ vọng sẽ có hiệu lực vào tháng 6, sẽ trao cho chính quyền nhiều quyền hạn hơn trong việc bắt giữ và truy tố những cá nhân hỗ trợ các tổ chức khủng bố, thông qua tài chính hoặc các phương thức khác.
Trong bối cảnh đang diễn ra xung đột Nga-Ukraine, vào tháng 5/2022, Thụy Điển và Phần Lan đã đệ đơn xin gia nhập liên minh lên Tổng thư ký NATO.
Lúc đầu Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn quá trình xem xét đơn, nhưng ngày 29/6/2022 Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan ký kết một bản ghi nhớ về lĩnh vực an ninh có lưu ý tất cả các mối quan tâm của Ankara.
Cho đến nay, chỉ có hai quốc gia trong số 30 nước thành viên NATO chưa phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan - đó là Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
| Tổng thư ký NATO thăm Hàn Quốc: Chuyến 'đi xa' nhiều mục đích Chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mang thông điệp 'kết thân' với Seoul vì những mục tiêu an ninh chung. |
| NATO nỗ lực ‘mời gọi’ Nhật Bản và Hàn Quốc Ngày 29/1-1/2, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã tới Hàn Quốc và Nhật Bản. |
| Tin thế giới 2/2: Quan chức EU ‘tấp nập’ tới Ukraine, Bulgaria giải tán quốc hội Australia sớm công bố tiến triển về AUKUS, Sudan-Israel có bước tiến mới, xả súng liên tiếp tại Nam Phi… là một số tin quốc ... |
| Thụy Điển: Khó chồng khó Thúc đẩy tiến trình gia nhập NATO, hoàn thành nhiệm kỳ Chủ tịch EU, củng cố đoàn kết nội khối sẽ là nhiệm vụ không ... |
| Điểm tin thế giới sáng 3/2: Ngoại trưởng Trung Quốc-Nhật Bản điện đàm, Israel trình làng UAV ném bom, Mỹ mở đại sứ quán ở Solomon Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 3/2. |