Tổng thư ký NATO Stoltenberg và Thủ tướng Nhật Bản Kishida tại họp báo chung ngày 31/1 ở Tokyo. (Nguồn: AFP) |
Cuộc hội đàm giữa ông Stoltenberg và ông Kishida diễn ra vào ngày 31/1.
Trong tuyên bố chung sau hội đàm, hai bên nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hợp tác hơn nữa trong bối cảnh môi trường chiến lược hiện nay có nhiều biến động, cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với những thay đổi mang tính thời đại và cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt.
Khẳng định thế giới đang ở trong môi trường an ninh phức tạp và nghiêm trọng nhất kể từ sau Thế chiến II, cả NATO và Nhật Bản đều bày tỏ tin tưởng rằng, hợp tác hai bên sẽ thể hiện giá trị, góp phần duy trì và củng cố một trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên pháp quyền.
Tổng thư ký Stoltenberg và Thủ tướng Kishida cũng đánh giá cao sự phát triển của hợp tác Nhật Bản-NATO trong giải quyết các thách thức an ninh truyền thông như an ninh biển, kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra, hai bên cũng xác định sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh khác như không gian vũ trụ, không gian mạng, truyền thông chiến lược và tình báo, đồng thời xem xét mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ quốc phòng.
Hướng tới nâng tầm hợp tác Nhật Bản-NATO trong thời đại mới, hai bên khẳng định sẽ tăng cường điều phối chiến lược về hợp tác song phương, vận dụng các khuôn khổ phù hợp để thảo luận hướng đi mới trong tương lai.
Tổng thư ký Stoltenberg và Thủ tướng Kishida hoan nghênh sự tham gia của NATO với vai trò quan sát viên trong tập trận chung Nhật-Mỹ trong năm 2022 như một biểu tượng về sự hợp tác với các đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và sẽ mở rộng hơn nữa xu hướng này.
Tại sự kiện do Đại học Keio tổ chức ở Tokyo ngày 1/2, Tổng thư ký NATO đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên minh quân sự này hợp tác chặt chẽ với các đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nói rằng châu Âu không thể bỏ qua những gì xảy ra ở Đông Á vì an ninh toàn cầu có mối liên hệ với nhau.
Theo ông Stoltenberg, làm việc với các đối tác trên khắp thế giới, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, là một phần của giải pháp cho một thế giới nguy hiểm và khó đoán hơn.
Nhắc tới xung đột Nga-Ukraine, Tổng thư ký NATO cho rằng, đây là minh chứng cho thấy "an ninh có mối liên hệ với nhau như thế nào. Nó chứng tỏ rằng những gì xảy ra ở châu Âu đều có hậu quả đối với Đông Á và những gì xảy ra ở Đông Á có tầm quan trọng đối với châu Âu".
Ông Stoltenberg tuyên bố: "Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hơn nữa và mở rộng quan hệ đối tác với các nước trong khu vực này".
Bên cạnh đó, theo người đứng đầu liên minh quân sự, ý tưởng Trung Quốc không quan trọng đối với NATO là "không đúng" bởi nước này đang thể hiện hành vi quyết đoán và phát triển năng lực quân sự có thể vươn tới các nước NATO.
| Vì Iran, Thủ tướng Israel xem xét gửi vũ khí cho Ukraine, khẳng định không tự ép mình nhập cuộc Ngày 1/2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, ông đang xem xét viện trợ quân sự cho Kiev và sẵn sàng làm trung gian ... |
| Tổng thống Mỹ tuyên bố sắp đi châu Âu, thăm một trong những đồng minh trung thành nhất của Ukraine Ngày 30/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông sẽ đến thăm Ba Lan, nhưng chưa định thời điểm chính xác. |
| Tổng thư ký NATO: An ninh của các nước thành viên và Nhật Bản gắn kết chặt chẽ Ngày 31/1, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này sẽ tiếp ... |
| Tin thế giới 31/1: Ukraine nói về ‘tên lửa Iran’, Mỹ-Trung lại nóng vì Huawei Ukraine chỉ trích phát biểu về Crimea của Tổng thống Croatia, Nhật Bản và NATO tuyên bố về Nga-Trung… là một số tin quốc tế ... |
| ‘Cuộc chiến tiền tệ’ Nga-phương Tây: Moscow bật chế độ tự vệ tinh vi, vẫn lộ lỗ hổng lớn, cuộc phản công từ Mỹ và vai trò của Trung Quốc (Kỳ cuối) Tương lai của cơ chế bảo vệ tài chính do Nga thiết lập không chỉ nằm trong tay của Điện Kremlin hay Nhà Trắng, mà ... |