TIN LIÊN QUAN | |
Phụ huynh Mỹ đau đầu vì con trẻ lạm dụng ma túy | |
Người gốc Á tại Mỹ: Vẫn “khỏe” sau khủng hoảng |
Năm 2011, tờ Washington Post từng xuất bản một bản khảo sát về nền kinh tế Hoa Kỳ, được tiến hành bởi tổ chức Kaiser Family và Trường Đại học Harvard. Khảo sát cho thấy, những gia đình người da đen và những gia đình có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha - nạn nhân chính của cuộc Đại Suy thoái, hiện không còn là nỗi lo của nước Mỹ, mà chính là những “người da trắng không học Đại học”. Chính họ mới là những đối tượng cần được quan tâm, vì tương lai của nước Mỹ.
Thời hoàng kim đã qua?
Những "người da trắng, học Đại học" đã từng là xương sống của một nền kinh tế Mỹ - vốn được xây dựng dựa trên năng lực sản xuất hàng hóa. Nhưng hiện nay, họ đang trở nên chán nản, thoái chí và luyến tiếc về quá khứ. Cụ thể, hơn một nửa số người được khảo sát nói rằng, những ngày huy hoàng của nước Mỹ đã qua đi và 43% nói rằng “sự chăm chỉ và quyết tâm không còn đảm bảo cho sự thành công của mỗi người”.
Những người không có trình độ Đại học ở độ tuổi 40 hoặc cao hơn đang huyển dần sang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Vậy còn điều gì đang xảy ra với những người không có trình độ Đại học ở tuổi dưới 35?
Thông thường, người Mỹ sẽ cảm thấy hài lòng về nền kinh tế của đất nước nếu họ có một công việc ổn định và được trả lương cao. Tuy vậy, có nhiều lý do khiến người Mỹ phải lo lắng về thế hệ trẻ của mình. Kể từ năm 2000, tỷ lệ tham gia thị trường lao động của những thanh niên không có bằng Đại học đã giảm nhiều hơn bất kỳ nhóm tuổi và nhóm giới tính nào. Kể từ đầu thế kỷ XXI, tỷ lệ tham gia thị trường lao động của những thanh niên từ 16 đến 24 tuổi chỉ có bằng tốt nghiệp Phổ thông đã giảm 10 điểm, xuống còn 70%; Đối với những người không có được bằng tốt nghiệp phổ thông, tỷ lệ này giảm 20 điểm, xuống còn 30%.
Nhiều người cho rằng, nguyên nhân của sự giảm sút này là do ngày càng có nhiều người học Đại học. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất. 9% số người Mỹ từ 20 đến 24 tuổi hiện không đi học hay đi làm. Vậy họ đang làm gì?
Giới trẻ Mỹ càng càng nhiều người chới game. (Nguồn: The Atlantic) |
Xu hướng sống "tầm gửi"
Câu trả lời cho câu hỏi trên, có lẽ là hầu hết số thanh niên này hiện đang sinh sống với cha mẹ mình. Lần đầu tiên tính từ những năm 40 của thế kỷ XX, những thanh niên trẻ tuổi có xu hướng sống với cha mẹ nhiều hơn là sống với người yêu hoặc bạn đời. Vào năm 2014, 35% trong tổng số thanh niên từ 18 đến 34 tuổi hiện đang sống với cha mẹ. Trong khi đó, chỉ 28% số thanh niên ở độ tuổi này hiện đang sống cùng với người hôn phối của mình.
Khi bàn về vấn đề liệu những thanh niên này làm những việc gì trong ngày, nhà kinh tế học Erik Hurst của trường Đại học Chicago đưa ra giải thích rằng, những người không có bằng Đại học và không đi làm hiện đang dành đa số thời gian của họ trước màn hình máy vi tính hoặc tivi.
Lý giải về phát hiện trên, ông cho rằng: “Trong khoảng 10 năm đầu của thế kỷ XXI, tỷ lệ việc làm của những nam thanh niên không có bằng Đại học đã giảm mạnh mẽ, nhiều hơn bất cứ nhóm dân số nào khác. Đa số họ không đi làm mà thời gian chính dành cho việc giải trí. Theo nghiên cứu, 75% lượng thời gian rãnh rỗi này họ dành cho những trò chơi video".
Vấn nạn mới của nước Mỹ?
Không đi làm, không bằng cấp và cũng không có một công việc ổn định, những thanh niên này có thu nhập rất thấp. Nhưng, cuộc cách mạng công nghệ trong ngành giải trí truyền thông trong những thập kỷ gần đây đã cho phép chúng ta dễ dàng chuyển sang những phương tiện công nghệ hiện đại như điện thoại, máy vi tính, ti vi hoặc các trò chơi điện tử.
Họ đang cảm thấy rất vui vẻ, Hurst nhấn mạnh. “Những khảo sát về hạnh phúc thật sự đã cho thấy họ khá hài lòng với cuộc sống của mình so với những người đồng trang lứa” - ông nói. Trong ngắn hạn, tình trạng không làm việc chỉ một bộ phận dân số cảm thấy khổ sở mà thôi.
Hiện nay, các loại hình giải trí vừa rẻ tiền, vừa phong phú khiến cho những thanh niên ít học và thiếu kỹ năng trở nên mất cảm giác. Nhưng trong tương lai xa, họ sẽ là đối tượng chịu nhiều tổn thương nhất bởi không tìm được ý nghĩa cuộc sống khi họ bước vào tuổi trung niên – một sự nghiệp, một gia đình và một cảm giác viên mãn.
Đây chính là lý do nước Mỹ đang cần quan tâm hơn tới giới trẻ, nhưng theo nhà kinh tế Tyler Cowen, thật khó có thể giải quyết vấn đề này.
“Chảy máu” lao động nông thôn Giới trẻ Mỹ và châu Âu ngày càng có xu hướng lập nghiệp tại các thành phố lớn. |