Giữa lúc xung đột thế giới phức tạp, có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân?

TÙNG LÂM
Để thực hiện Net Zero vào năm 2050, thế giới rất khó có giải pháp thay thế cho năng lượng hạt nhân, đặc biệt trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas đang diễn ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Năng lượng hạt nhân là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại. Ảnh minh họa. (Nguồn: Energyporta)
Năng lượng hạt nhân là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại. Ảnh minh họa. (Nguồn: Energyporta)

Theo World Nuclear Association, đến tháng 10/2023, trên thế giới có khoảng 450 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, cung cấp khoảng 10% tổng sản lượng điện và khoảng 4% tổng các nguồn năng lượng toàn cầu. Hiện nay, có 60 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng, chủ yếu ở châu Á, trong đó có 25 ở Trung Quốc, 8 ở Ấn Độ và 110 dự án mới đang được các nước lên kế hoạch thực hiện.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), từ năm 2017, 87% lò phản ứng hạt nhân mới đã hoặc đang được xây dựng theo thiết kế của Nga, Trung Quốc. Một số nước đi đầu trong phát triển điện hạt nhân trước đây như Đức, Pháp… mất vị trí trong lĩnh vực này.

Châu Âu: Nước ủng hộ, nước phản đối

Ở châu Âu có một nhóm quốc gia, dẫn đầu là Pháp, hiểu rõ triển vọng phát triển năng lượng hạt nhân và đề xuất đưa năng lượng hạt nhân vào Hệ thống phân loại châu Âu (một hệ thống phân loại được tạo ra để làm rõ những khoản đầu tư mang tính thân thiện môi trường bền vững trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh châu Âu) và công nhận điện hạt nhân là năng lượng xanh.

Tháng 10/2021, các nước Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Czech, Phần Lan, Pháp, Hungary, Ba Lan, Romania, Slovakia và Slovenia gửi thông điệp lên Ủy ban châu Âu, nêu rõ: “Năng lượng hạt nhân là an toàn và sáng tạo. Hơn 60 năm qua, công nghiệp hạt nhân châu Âu đã chứng minh được độ tin cậy và an toàn của mình. Công nghiệp này tạo ra một triệu việc làm có trình độ cao ở châu Âu”.

Ngược lại, vào tháng 11/2021, 16 chính trị gia từ tám quốc gia châu Âu, nổi bật nhất là Đức và Áo, viết thư cho Ủy ban châu Âu, yêu cầu không đưa năng lượng hạt nhân vào Hệ thống phân loại của EU. Các chính trị gia nhấn mạnh: “Tương lai thuộc về năng lượng tái tạo”. Tuy nhiên, vào tháng 7/2022, điện hạt nhân vẫn được đưa vào Phân loại của EU trong Đạo luật ủy quyền bổ sung.

Đối với Pháp, nước này đang đẩy mạnh các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tháng 10/2021, Tập đoàn điện lực của Pháp (EDF) đệ trình lên chính phủ Ba Lan đề xuất xây dựng 4-6 tổ máy thế hệ thứ ba (EPR). Tuy nhiên, một số vấn đề từ quá trình xây dựng ở Phần Lan như chậm đưa vào vận hành khiến Ba Lan từ chối đề xuất của Pháp. Các công ty Hàn Quốc hoặc Mỹ có thể được chọn cho các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ba Lan. Tháng 4/2021, EDF đệ trình đề xuất khả thi về Nhà máy điện hạt nhân Jaitapur ở Ấn Độ với sáu lò phản ứng EPR tới Tập đoàn hạt nhân NPCIL của Ấn Độ. Thỏa thuận hiện đang được thống nhất.

Mỹ: Không từ bỏ

Mỹ có ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân mạnh và lâu đời nhất trên thế giới, nhưng do việc cắt giảm chương trình hạt nhân, nước này đã tụt hậu nghiêm trọng trong ngành này.

Theo IAEA, tính đến ngày 1/8/2023, Mỹ có 93 lò phản ứng (54 nhà máy điện hạt nhân) đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt thực là 95.523 MW. Năm 2021, các tổ máy điện hạt nhân của Mỹ tạo ra 778 tỷ kWh, ít hơn 1,5% so với năm 2020. Tỷ trọng sản xuất điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện giảm và còn 18,9% so với 19,7% vào năm 2020.

Hầu hết các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động tại Mỹ đều được xây dựng từ năm 1967 đến năm 1990. Sau vụ tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island năm 1979, khủng hoảng trong ngành năng lượng hạt nhân ở Mỹ bắt đầu gia tăng, gắn liền với việc thu hồi vốn chậm của các nhà máy điện hạt nhân và cạnh tranh với các nhà máy than, khí đốt.

Kể từ năm 1996, tại Mỹ, chỉ có một lò phản ứng mới được đưa vào sử dụng. Đội ngũ nhà máy điện hạt nhân tiếp tục già đi, với độ tuổi trung bình là 41,6 tuổi, một trong những chỉ số già nhất đối với các ngành sản xuất trên thế giới. Hiện chỉ có nhà máy điện hạt nhân AP-1000 mới đang tiếp tục được xây dựng tại bang Georgia.

Cùng với tuyên bố chính sách hướng tới năng lượng “sạch”, Mỹ không từ bỏ năng lượng hạt nhân. Bộ Năng lượng Mỹ gần đây đã đề xuất tăng gấp ba lần công suất của các nhà máy điện hạt nhân trong nước, với tổng công suất 200 GW thế hệ hạt nhân mới vào năm 2050 để bảo đảm Net Zezo. Chương trình ước tính trị giá hơn 700 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, Mỹ cần đưa vào vận hành tổng sản lượng 13 GW đối với các nhà máy điện hạt nhân mỗi năm, bắt đầu từ năm 2030.

Trung Quốc: Dẫn đầu về tốc độ xây mới

Tính đến tháng 10/2023, Trung Quốc có 55 lò phản ứng đang hoạt động với tổng công suất trên 53 GW. Năm 2021, các nhà máy điện hạt nhân sản xuất ra 383,2 tỷ kWh ở Trung Quốc, chiếm 5% lượng điện của nền kinh tế thứ hai thế giới, gần bằng năm 2020. Trung Quốc có ngành công nghiệp hạt nhân trẻ nhất. Vào tháng 3/2022, Cơ quan năng lượng quốc gia của Trung Quốc công bố kế hoạch đặt mục tiêu tăng công suất của ngành lên 70 GW vào năm 2025. Tính đến năm 2023, Trung Quốc xây dựng 25 tổ máy với công suất 20.932 MW.

Năm 2021, Trung Quốc xây dựng ba tổ máy điện mới (Trường Giang-3 và 4 và Sanaocun-2) với lò phản ứng Hualong One (Rồng Trung Quốc), HPR-1000, dự án lò phản ứng nước điều áp thế hệ thứ ba. Trung Quốc có kế hoạch sử dụng dự án này làm cơ sở cho việc phát triển năng lượng hạt nhân và xuất khẩu công nghệ.

Nhật Bản: Trước và sau sự cố Fukushima

Trước sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 vào tháng 3/2011, ngành công nghiệp điện hạt nhân của Nhật Bản chiếm khoảng 2

ết định ngừng hoạt động 27 lò phản ứng đang hoạt động và dừng xây thêm ba lò phản ứng mới.

Vào tháng 8/2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết sẽ khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân đang dừng hoạt động. Thủ tướng Kishida đã chỉ đạo một hội đồng chính phủ nghiên cứu việc sử dụng các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo trang bị các cơ chế an toàn mới để giúp đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Vì vậy, khả năng phục hưng năng lượng hạt nhân của Nhật Bản cũng có thể xảy ra. Hiện nay, số lò phản ứng hạt nhân đang vận hành ở Nhật Bản là 33. Tháng 7/2023, lò phản ứng Takahama đã hoạt động trở lại sau 12 năm tạm dừng.

LB Nga: Tiếp tục đi đầu

Hiện tại, Tập đoàn Rosenergoatom của Nga vận hành 11 nhà máy điện hạt nhân, khai thác 37 tổ máy với tổng công suất lắp đặt trên 29,5 GW. Về sản xuất, Nga đứng thứ tư trên thế giới. Năm 2022, các nhà máy điện hạt nhân của Nga lập kỷ lục sản xuất với 223,371 tỷ kWh.

Nga cũng dẫn đầu thế giới về xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài, chiếm 70% thị trường toàn thế giới. Năm 2021, năm tổ máy VVER-1200 được xây dựng, bao gồm ở Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, đưa số dự án Nga đã và đang xây dựng ở nước ngoài đến nay lên 23/60 nhà máy điện hạt nhân trên toàn cầu.

Theo tạp chí Power của Mỹ, nhà máy điện Novovoronezh của Nga có lò phản ứng VVER-1200 thế hệ 3+ đã chiến thắng giải ở hạng mục “Nhà máy tốt nhất” năm 2017. Tổ máy này dựa trên những thành tựu và phát triển mới nhất, đáp ứng mọi yêu cầu an toàn sau Fukushima (vì thế gọi là lò phản ứng thế hệ 3+). Đây là loại đầu tiên và duy nhất cho đến nay có sự kết hợp giữa các tính năng an toàn chủ động và thụ động.

Tập đoàn Nga Rosatom hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất uranium, khai thác khoảng 7 nghìn tấn mỗi năm (chiếm 15% thị trường thế giới). Nửa đầu năm 2023, Mỹ mua 416 tấn uranium từ Nga, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2022, mức tối đa kể từ năm 2005 và chiếm 32% nhu cầu nhiên liệu hạt nhân của Mỹ.

Theo báo cáo của IAEA năm 2021, có hai kịch bản có thể xảy ra. Ở kịch bản lạc quan, ngành điện hạt nhân thế giới sẽ tăng gấp đôi công suất vào giữa thế kỷ này. Còn kịch bản bi quan là duy trì ở mức công suất lắp đặt như hiện nay, nhưng sản xuất sẽ tăng lên. Các nhà quan sát cho rằng, để đạt được mục tiêu trung hòa carbon bằng 0 vào năm 2050, năng lượng hạt nhân toàn cầu phải tăng gấp đôi vào năm 2050 theo kịch bản lạc quan.

Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), sản lượng điện hạt nhân toàn cầu sẽ tăng gấp 2-5 lần vào năm 2050. Các chuyên gia OPEC cho rằng, trong giai đoạn 2021-2045, tỷ trọng điện hạt nhân trong bản tổng thể năng lượng cũng tăng từ 5,3 lên 6,6 %.

Indonesia gấp rút phát triển nhà máy hạt nhân đáp ứng ‘nhu cầu điện khổng lồ’

Indonesia gấp rút phát triển nhà máy hạt nhân đáp ứng ‘nhu cầu điện khổng lồ’

Ngày 23/8, Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới quốc gia (BRIN) Indonesia khẳng định, Jakarta hiện đang trong quá trình phát triển các nhà ...

Kazakhstan tổ chức trưng cầu dân ý về xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Kazakhstan tổ chức trưng cầu dân ý về xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Một lần nữa, Kazakhstan lại gợi lại bài toán có nên xây một nhà máy điện hạt nhân hay không.

Xung đột Nga-Ukraine tác động như thế nào đến sự quay trở lại của điện hạt nhân?

Xung đột Nga-Ukraine tác động như thế nào đến sự quay trở lại của điện hạt nhân?

Không có giải pháp thay thế nào cho năng lượng hạt nhân nếu nói về những phát triển công nghệ mới nhất của thế giới ...

Lầu Năm Góc nhận định Trung Quốc có thể sở hữu 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030

Lầu Năm Góc nhận định Trung Quốc có thể sở hữu 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030

Ngày 6/11, Mỹ và Trung Quốc tổ chức đàm phán tại thủ đô Washington D.C về kiểm soát vũ khí hạt nhân, nhằm tăng cường ...

'Tinh thần' của Hiroshima lan tỏa vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân

'Tinh thần' của Hiroshima lan tỏa vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân

Nhật Bản kêu gọi từ bỏ thuyết răn đe bằng vũ khí hạt nhân dịp 78 năm ngày xảy ra vụ ném bom nguyên tử ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Giảm cân nhanh, an toàn cùng 5 thực phẩm tự nhiên 0 calo

Giảm cân nhanh, an toàn cùng 5 thực phẩm tự nhiên 0 calo

Bổ sung các thực phẩm 0 calo giúp tăng tốc độ tiêu hao năng lượng, đẩy nhanh hiệu quả giảm cân, giảm mỡ bụng.
Bài tarot hôm nay 28/4/2024: Bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không?

Bài tarot hôm nay 28/4/2024: Bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không nhé!
Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu thu hút hơn 5.000 sinh viên đăng ký tham dự

Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu thu hút hơn 5.000 sinh viên đăng ký tham dự

Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu L'Oréal Brandstorm đã thu hút 5.050 sinh viên đăng ký từ hơn 100 trường đại học trên cả nước.
Cận cảnh SUV thuần điện Mercedes-Benz G580 vừa ra mắt

Cận cảnh SUV thuần điện Mercedes-Benz G580 vừa ra mắt

Mercedes-Benz G580 là mẫu G-Class chạy điện đầu tiên trong lịch sử, được ra mắt vào đúng dịp hãng xe sang của Đức kỷ niệm 45 năm ra đời dòng ...
Gần 1.500 VĐV môn Vovinam tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

Gần 1.500 VĐV môn Vovinam tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

Gần 1.500 vận động viên đã tham gia tranh tài tại Đại hội Thể thao học sinh TP. Hồ Chí Minh - Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - ...
Madrid Open 2024: Carlos Alcaraz thắng nhanh tay vợt hạng 59 ATP

Madrid Open 2024: Carlos Alcaraz thắng nhanh tay vợt hạng 59 ATP

Carlos Alcaraz trở lại sau một tháng nghỉ thi đấu, bắt đầu bảo vệ danh hiệu vô địch Madrid Open, anh giành thắng lợi trước Alexander Shevchenko.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động