Hai năm của ông Trump

Năm 2016, cả thế giới đã bất ngờ trước kết quả bầu cử ở Mỹ. Hai năm cầm quyền của tỷ phú Donald Trump cũng đem lại những bất ngờ không kém.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hai nam cua ong trump Chắc ông Trump “không dại” xuống tay quá mạnh với ngành dầu mỏ Venezuela
hai nam cua ong trump Tổng thống Trump: Tình báo Mỹ cần quay về trường học vì quá ngây thơ và sai lầm về Iran

Sáng ngày 9/11/2016, nhiều nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ, trong đó có nhà kinh tế được giải Nobel Paul Krugman, đã tiên đoán chiến thắng của ông Trump là “tin tức xấu”, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ sụp đổ và kinh tế Mỹ đứng trước bờ vực suy thoái.

Dấu ấn Donald Trump

Song, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Lần đầu tiên sau hơn một thập niên, Mỹ đạt được mức tăng trưởng trên 3%, có lúc lên đến 4,2% (quý II/2018). Tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm xuống còn 3,7%, thấp kỷ lục trong 50 năm qua. Theo Báo cáo tháng 10/2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), cũng lần đầu tiên kể từ năm 2008, Mỹ lấy lại vị thế nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, vượt qua đối thủ nặng ký Singapore. Nước Mỹ dưới thời Trump cũng vượt qua Nga và Saudi Arabia, trở thành nước sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới.

Thứ hai là câu chuyện về tương lai chính trị của tỷ phú Trump với tư cách là ông chủ Nhà Trắng. Ông Trump được đánh giá là “non nớt” về chính trị và “bốc đồng”, “thiển cận” về phát ngôn. Không ít chuyên gia về nội bộ Mỹ cho rằng, ông Trump không tồn tại được quá nửa nhiệm kỳ, thậm chí có dự đoán ông không thể cầm quyền được “quá 9 tháng”.

hai nam cua ong trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Song, thực tế lại không như dự đoán. Đúng là ông Trump đã gặp khó khăn chồng chất về việc xây dựng bộ máy với việc nhân sự của nhiều cơ quan trọng yếu chưa bao giờ được lấp đầy. Ông cũng gặp nhiều khó khăn với những phát ngôn gây tranh cãi, thiếu nhất quán trên hàng loạt vấn đề cả đối nội và đối ngoại. Đặc biệt, cuộc điều tra về việc có hay không sự “cấu kết giữa bộ máy tranh cử của ông Trump và Nga trong bầu cử 2016” do công tố viên Bob Mueller tiến hành luôn đặt ông Trump và nhóm cộng sự thân cận vào tình trạng khó khăn.

Thế nhưng, ông Trump vẫn đứng vững và phần nào thể hiện được dấu ấn riêng. Đó là việc nâng cao hiệu quả, tinh giảm bộ máy, sử dụng tiết kiệm ngân sách đối với chính phủ liên bang theo mô hình “đại công ty”. Đó là việc trao quyền tự quyết và đi cùng với đó là trách nhiệm cho lãnh đạo các Bộ, ngành. Bản thân ông Trump và không ít cố vấn, quan chức chính quyền hiện tại đã “nêu gương” tình nguyện không nhận lương từ nguồn ngân sách chính phủ. Thực hiện cam kết tranh cử và thay đổi đường lối lãnh đạo đã phần nào được cử tri Mỹ ghi nhận qua việc phần lớn cử tri Cộng hoà (gần 90%) vẫn ủng hộ ông Trump, điều được kiểm chứng qua kết quả bầu cử giữa kỳ.

Thứ ba là về chính sách đối ngoại của Mỹ, một chủ đề nóng lên ngay vào đêm ông Trump thắng cử. Không ít học giả, chuyên gia cho rằng ông Trump sẽ đưa đất nước trở lại thời kỳ biệt lập; rằng chính sách “Nước Mỹ trên hết” chính là sự từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.

Trên thực tế, nước Mỹ dưới thời Trump tiếp tục khẳng định mục tiêu củng cố và tăng cường vị thế siêu cường thế giới thể hiện qua việc chấn hưng kinh tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng.

“Can dự” kiểu mới

Đi đôi với việc củng cố sức mạnh bên trong, chính quyền Trump đã điều chỉnh cơ bản cách thức can dự, theo hướng chuyển từ tư duy “bao cấp” sang chủ trương “có đi có lại” và “tăng chia sẻ” vai trò, trách nhiệm và gánh nặng tài chính.

Nước Mỹ dưới thời Trump đã thay đổi, tạo ra cả thách thức và cơ hội cho các quốc gia. Tuy nhiên, thách thức hay cơ hội lại phụ thuộc vào góc nhìn và lợi ích của mỗi nước.

Về thương mại, chính quyền Trump quyết liệt thực hiện thương mại “công bằng”, “có đi có lại” trong quan hệ với không chỉ các cường quốc cạnh tranh, đối tác mà với cả các đồng minh truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Với các nước bị Mỹ coi là “đối thủ”, Washington chuyển từ chủ trương chú trọng can dự sang đề cao cạnh tranh, gây sức ép toàn diện để đối thủ phải thỏa hiệp.

Với Trung Quốc, thành công lớn nhất cho đến nay của chính quyền Trump là giành lại thế chủ động trong quan hệ, dùng chính sách gây sức ép toàn diện, đánh vào tham vọng khu vực và toàn cầu của Bắc Kinh.

Với Triều Tiên, cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Trump - Kim lần thứ nhất đã giúp giảm căng thẳng, tạo tiến triển bước đầu trong phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Tại Trung Đông, Mỹ cũng tiến gần tới mục tiêu tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, gia tăng kiềm chế sức mạnh và ảnh hưởng của Iran, giảm gánh nặng cho Mỹ bằng việc giảm cam kết tài chính và lên kế hoạch rút quân khỏi “vũng lầy” Syria và Afghanistan.

Những cơn sóng ngầm

Trả lời phỏng vấn ngày 10/1/2019 giữa lúc Chính phủ Mỹ bước vào tuần đóng cửa thứ ba, ông Trump cho rằng đối phó với Trung Quốc không khó bằng đối phó với phe Dân chủ và “đảng đối lập” – ám chỉ giới truyền thông Mỹ.

Sự chống đối của phe Dân chủ nhiều khả năng sẽ tăng lên. Với việc chiếm đa số tại Hạ viện, phe Dân chủ đã và sẽ tìm mọi lý do để chống lại bất cứ chương trình nghị sự nào của Chính quyền Trump. Tình trạng bế tắc chính trị nhiều khả năng sẽ tiếp tục kéo dài và có thể sẽ trầm trọng hơn.

Ông Trump và nhóm cố vấn sẽ phải đối mặt nhiều hơn với các cuộc điều tra do Hạ viện phát động, trong khi cuộc điều tra của công tố viên Mueller chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Không loại trừ việc ông Trump sẽ bị luận tội tại Hạ viện, song phe Dân chủ sẽ phải tính đến sự phản kháng của cử tri, nhất là nhóm cử tri nòng cốt ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử sắp tới.

Cùng với đó, cuộc chiến của ông Trump với báo chí Mỹ đã bước vào năm thứ ba với nhiều diễn biến gay cấn. Tỷ lệ các tờ báo, trang mạng đưa tin tiêu cực về chính quyền, trong đó nổi bật là CNN, CNBC, CBS, The New York Times... tiếp tục chiếm đa số với khoảng 90%. Ông Trump liên tục gọi các hãng truyền thông trên là “đưa tin giả”, “đảng đối lập”, “kẻ thù của người dân Mỹ”. Bối cảnh bế tắc nội bộ hiện nay càng khiến giới truyền thông tăng thêm tiếng nói.

Thứ ba là sự phản kháng của các cường quốc, đối thủ của Mỹ. Phương châm “Nước Mỹ trên hết” và chủ trương “công bằng”, “có đi có lại” của chính quyền Trump đã làm rạn nứt quan hệ giữa Mỹ và nhiều đồng minh; làm giảm sút ảnh hưởng của Mỹ ở nhiều khu vực và quốc gia.

Ngoài ra, dù kinh tế Mỹ khởi sắc, nhưng một số “đám mây” tiêu cực cũng đã xuất hiện. Kinh tế Mỹ đã bước vào năm tăng trưởng dương thứ 10 sau khủng hoảng 2008 và dư luận về “quy luật 10 năm” đã bắt đầu xuất hiện. Việc Cục Dự trữ liên bang (Fed) nâng lãi suất lần thứ 4 trong năm 2018 đang tạo khó khăn cho Mỹ trong duy trì đà tăng trưởng tích cực hiện nay. Tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng làm giảm doanh thu một số mặt hàng xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc (ngô, đậu nành, thịt lợn), có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến kinh tế Mỹ nếu hai bên không đạt được thỏa thuận vào ngày 1/3 tới.

Lối thoát về đối ngoại

Một điều mang tính quy luật trong chính trị Mỹ là mỗi khi Tổng thống gặp bế tắc về đối nội, thậm chí trở thành “vịt què”, mặt trận đối ngoại lại trở thành tâm điểm. Chiến lược “Chiến tranh giữa các vì sao” được Tổng thống Ronald Reagan đưa ra vào tháng 3/1983 sau bầu cử giữa kỳ năm 1982. Mỹ và NATO cũng đã tiến hành không kích Kosovo tháng 3/1999 sau cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ năm 1998. Gần đây nhất, sau thất bại lớn trong bầu cử giữa kỳ năm 2010, chính quyền Obama đã đưa ra chiến lược “Tái cân bằng”.

Trong bối cảnh hiện nay, chính quyền Trump nhiều khả năng sẽ đẩy mạnh đối ngoại nhằm ghi điểm với cử tri, giành lợi thế cho bầu cử 2020. Những “hồ sơ đối ngoại” được cử tri Mỹ đặc biệt quan tâm là tăng cường xuất khẩu hàng hóa Mỹ, quan hệ với Trung Quốc, vấn đề hạt nhân Triều Tiên và phần nào đó là vấn đề dân chủ - nhân quyền.

Nước Mỹ dưới thời Trump đã thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi, tạo ra cả thách thức và cơ hội cho các quốc gia. Là thách thức hay cơ hội lại phụ thuộc vào góc nhìn và lợi ích trong quan hệ với Mỹ của mỗi nước.

Ngạn ngữ Mỹ có câu: “Nếu không tham gia, bạn sẽ trở thành nạn nhân”. Điều này càng đúng với phong cách lãnh đạo của ông Trump – chủ động gây sức ép để đạt kết quả. Bài học từ Hàn Quốc, Canada, Mexico và Nhật Bản trong việc chủ động can dự tích cực với chính quyền Trump thay vì bị động chờ Mỹ “ra đòn” vẫn còn nguyên giá trị với các nước, ít nhất trong hai năm tới.

hai nam cua ong trump Báo Triều Tiên: "Cải thiện quan hệ và việc trừng phạt không thể đi cùng nhau"

Ngày 30/1, báo Rodong Sinmun của Triều Tiên đã kêu gọi giảm cấm vận trước thềm thượng đỉnh lần thứ 2 giữa nhà lãnh đạo ...

hai nam cua ong trump Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Ông Trump có thể một lần nữa vung "thanh đại đao" thuế quan

Giới thạo tin cho biết, có rất ít dấu hiệu cho thấy các quan chức Trung Quốc sẽ sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu ...

hai nam cua ong trump Cố vấn John Bolton để lộ thông tin Mỹ gửi 5.000 binh sĩ đến Colombia

Bộ Ngoại giao Colombia cho biết, không rõ vì nguyên nhân gì mà trong cuốn sổ ghi chép của Cố vấn An ninh Quốc gia ...

Mỹ Châu

Đọc thêm

Họa sĩ nhí mở Triển lãm tranh gây quỹ ủng hộ vùng cao

Họa sĩ nhí mở Triển lãm tranh gây quỹ ủng hộ vùng cao

Triển lãm tranh cá nhân có chủ đề 'Thần linh và Ác quỷ của họa sĩ nhí Phạm Đức Long với mục đích gây quỹ ủng hộ những hoàn cảnh ...
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước đi lên trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Kết quả bóng đá hôm nay 24/12 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 24/12 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 24/12. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) ...
Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm 'Miền thương' của nhóm hoạ sĩ Trần Thị Trường, Lê Thiếu Ngân, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Bá Thanh vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt ...
Tình hình Syria: Các nước bắn tiếng tới chính quyền lâm thời, một quốc gia muốn 'rót tiền'

Tình hình Syria: Các nước bắn tiếng tới chính quyền lâm thời, một quốc gia muốn 'rót tiền'

Một số quốc gia cử phái đoàn cũng như tỏ thiện chí đối với chính quyền lâm thời ở Syria, sau sự sụp đổ của chính quyền al-Assad hôm 8/12.
Nga tuyên bố sẽ đưa quân đến sát sườn NATO

Nga tuyên bố sẽ đưa quân đến sát sườn NATO

Nga sẵn sàng đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào nếu chúng đến từ hai thành viên mới nhất của NATO là Thụy Điển và Phần Lan.
Điểm tin thế giới sáng 24/12: Hàn Quốc sắp luận tội Tổng thống, Pháp tổ chức quốc tang, 'tương lai màu xám' của kinh tế Anh

Điểm tin thế giới sáng 24/12: Hàn Quốc sắp luận tội Tổng thống, Pháp tổ chức quốc tang, 'tương lai màu xám' của kinh tế Anh

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/12.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động