TIN LIÊN QUAN | |
Nhật Bản phối hợp với Pháp, Canada và Đức trong vấn đề Triều Tiên | |
Ngoại trưởng Hàn-Trung-Nhật sắp hội đàm tại Trung Quốc |
Vấn đề Triều Tiên luôn là mối đe dọa lớn đối với Hàn Quốc và Nhật Bản. (Nguồn: France24) |
Theo bài báo, thông báo của Hàn Quốc hôm 22/8 về việc nước này sẽ rút khỏi GSOMIA đã nhanh chóng vấp phải sự phản đối từ Tokyo và khơi lại những bất đồng với quốc gia láng giềng liên quan đến vấn đề lịch sử và thương mại. Quyết định của Seoul không gia hạn GSOMIA sẽ làm phức tạp những nỗ lực chung nhằm phát hiện và đánh giá chương trình tên lửa của Triều Tiên, do cả hai bên giờ đây phải thông qua Washington, đồng minh chung của họ, để chia sẻ thông tin quân sự và an ninh. Phần lớn thông tin tình báo được chia sẻ liên quan đến các mối đe dọa lâu dài hoặc những phân tích sau sự kiện phóng tên lửa của Triều Tiên.
Theo các nhà phân tích, việc phá bỏ hiệp ước có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn nếu một cuộc khủng hoảng nổ ra và hai quốc gia thiếu một nền tảng chia sẻ thông tin nhanh chóng. Chuyên gia nghiên cứu cấp cao Yang Uk tại Diễn đàn An ninh và Quốc phòng Hàn Quốc ở Seoul nhận định, hiệp ước có ý nghĩa như nền tảng của sự hợp tác an ninh ba bên Hàn-Nhật-Mỹ. Chuyên gia Yang nói: "Khi nhắc đến Triều Tiên, việc hợp tác này giống như 3 'thầy bói xem voi'. Chia sẻ thông tin tình báo có nghĩa là vẽ một bức tranh lớn bằng cách sử dụng nhiều dữ liệu và các kênh khác nhau, nhưng giờ đây một bên đã bước ra ngoài".
Trao đổi thông tin qua bên trung gian là một bước lùi
Theo các nhà phân tích, sự hợp tác ít hơn giữa Hàn Quốc và Nhật Bản có thể dẫn đến việc giảm bớt những phân tích tình báo chi tiết về Triều Tiên. Thời gian qua, Nhật Bản đã một số lần cung cấp thông tin về các vụ thử tên lửa tầm xa của Triều Tiên, và những tên lửa này rơi xuống vùng biển cách xa Hàn Quốc.
Một quan chức quân sự Hàn Quốc mới đây chia sẻ với Reuters rằng, Nhật Bản sẽ bị từ chối truy cập các tin tức tình báo của Seoul về Triều Tiên, những thông tin này được thu thập thông qua các mạng lưới nhân viên tình báo và các mật vụ trên khắp thế giới. Đô đốc Nhật Bản đã nghỉ hưu Yoji Koda nhận xét: "Đối với Nhật Bản, rất khó khăn khi mất thông tin liên quan đến Triều Tiên do các nhân viên tình báo thu thập được". Nghị sĩ Kim Jong-dae dẫn dữ liệu từ quân đội Hàn Quốc cho biết đã có 29 trường hợp thông tin tình báo được trao đổi giữa Hàn Quốc và Nhật Bản kể từ khi hai nước ký hiệp ước năm 2016.
Gần như tất cả 8 lần trao đổi thông tin tình báo trong năm nay đã diễn ra sau khi Triều Tiên bắt đầu thử nghiệm một loại tên lửa tầm ngắn mới hồi cuối tháng 7 vừa qua. Một quan chức quân sự Hàn Quốc nói: "Tên lửa tầm ngắn tương đối dễ phát hiện hơn đối với cả hai bên, nhưng Nhật Bản có thể có thông tin tốt hơn nếu Triều Tiên bắn các tên lửa tầm trung và tầm xa nằm ngoài phạm vi theo dõi của radar của Hàn Quốc, mặc dù chúng tôi cộng tác với Mỹ".
Các quan chức cho biết, Hiệp ước GSOMIA đã giúp đưa ra những đánh giá dài hạn giữa hai bên về các mối đe dọa của Triều Tiên khi mỗi bên cung cấp thông tin theo yêu cầu. Nhưng giờ đây, việc phải trao đổi thông tin qua một bên trung gian là một bước lùi, có thể khiến cho sự hợp tác trong tương lai trong việc theo dõi Triều Tiên giảm sút. Quan chức quân sự của Hàn Quốc nêu trên chia sẻ: "Từ giờ, chúng ta sẽ không biết khi nào thông tin chúng ta cần sẽ được cung cấp - có thể mất hàng giờ, hoặc một ngày".
Quyết định của Hàn Quốc có thể ảnh hưởng tới liên minh Mỹ-Nhật-Hàn. (Nguồn: AFP) |
Tác động đối với liên minh ba bên
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận riêng rẽ là Thỏa thuận chia sẻ thông tin ba bên (TISA), vào năm 2014, để đối phó với mối đe dọa hạt nhân và tên lửa đang gia tăng của Triều Tiên. Thỏa thuận này giới hạn phạm vi thông tin có thể chia sẻ và chỉ liên quan đến các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, trái ngược với GSOMIA cho phép Hàn Quốc và Nhật Bản trao đổi thông tin tình báo rộng hơn về Triều Tiên.
Phó Cố vấn an ninh quốc gia Kim Hyun-chong hôm 23/8 nhấn mạnh Hàn Quốc sẽ "tích cực" sử dụng TISA để đảm bảo không có khoảng trống thông tin". Một quan chức của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cho rằng mặc dù "nhiều người đã ngạc nhiên" trước quyết định chấm dứt hiệp ước của Seoul, hợp tác sẽ tiếp tục ở các cấp độ khác.
Về vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Washington đã "thất vọng", một từ mạnh mẽ khác thường không được ông Pompeo sử dụng trong nhiều năm, trong khi Lầu Năm Góc bày tỏ "mối quan ngại mạnh mẽ". Nhận định về phản ứng của Mỹ, ông Kim Hyun-chong cho rằng, đương nhiên Mỹ sẽ thất vọng bởi vì họ đã hy vọng rằng GSOMIA sẽ được gia hạn. Tuy nhiên, quan chức này đã bác bỏ thông tin của truyền thông Hàn Quốc về việc Seoul hành động mà không thông báo trước. Ông Kim cho biết ít nhất 9 cuộc gọi điện thoại đã được thực hiện giữa hai bên trong hai tháng qua.
Những cuộc xung đột trong lịch sử và tranh chấp thương mại giữa hai đồng minh lớn nhất ở châu Á đã khiến Mỹ lo ngại về việc hợp tác an ninh suy yếu trong lúc Trung Quốc và Nga ngày càng tỏ ra hung hăng hơn, cũng như mối đe dọa của Triều Tiên không hề giảm sút.
Shin Beom-chul, một thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách Asan ở Seoul, nhận định về quyết định rút khỏi GSOMIA của Seoul: "Đó là một quyết định khiến Hàn Quốc mất nhiều hơn là được và có thể chịu áp lực lớn hơn từ Mỹ, chẳng hạn như Hàn Quốc phải trả thêm chi phí quốc phòng và hỗ trợ sáng kiến an ninh ở Trung Đông".
| Triều Tiên chỉ trích việc Mỹ gia hạn các biện pháp trừng phạt là "hành động thù địch cao nhất" Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 26/6 cho rằng, việc Mỹ gần đây gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với ... |
| Tổng thống Hàn Quốc gặp quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bàn về vấn đề Triều Tiên Ngày 2/6, Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết Tổng thống Moon Jae-in trong tuần tới sẽ gặp quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick ... |
| Mỹ, Nhật Bản, Australia kêu gọi Triều Tiên đàm phán phi hạt nhân hóa Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Nhật Bản và Australia đã kêu gọi Triều Tiên quay trở lại đàm phán phi hạt nhân hóa ... |