Hàn Quốc: Sự trở lại của chính sách đối ngoại tự do

Các nhà phân tích cho rằng đường lối đối ngoại của Hàn Quốc dưới thời ông Moon Jae-in sẽ có phần giống với cựu Tổng thống Roh Moo-hyun.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
han quoc su tro lai cua chinh sach doi ngoai tu do Hàn Quốc: Ông Lee Nak-yon được chỉ định làm Thủ tướng
han quoc su tro lai cua chinh sach doi ngoai tu do Bầu cử Hàn Quốc: Ứng viên Moon Jae-in giành đa số phiếu

Sau cuộc bầu cử lịch sử ở Hàn Quốc, ứng cử viên theo đường lối tiến bộ Moon Jae-in đã chiến thắng với tỷ lệ kiểm phiếu là 41%, vượt trội so với người đứng thứ hai, ứng cử viên phe bảo thủ Hong Joon-pyo cũng như những ứng cử viên khác.

Tổng thống đắc cử Moon Jae-in sẽ phải lãnh đạo một đất nước Hàn Quốc vốn đang chán nản với nền chính trị trong nước, kể từ sau khi Tổng thống tiền nhiệm Park Geun-hye bị phế truất. Với vai trò lãnh đạo quốc gia, ông sẽ sớm phải đưa ra những quyết định liên quan đến những căng thẳng gia tăng trong khu vực Đông Bắc Á để tái khẳng định vị thế của Hàn Quốc, vốn đã trở nên lu mờ trong thời gian qua.

han quoc su tro lai cua chinh sach doi ngoai tu do
Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Moon Jae-in được chào đón bởi những người ủng hộ của ông ở Goyang. (Nguồn: Getty) 

Đường lối 10 năm trước

Chiến dịch tranh cử của ông Moon phác hoạ sự trở lại của các chính sách đối ngoại tự do, từng được "người thầy" của ông, cựu Tổng thống Roh Moo-hyun theo đuổi vào những năm 2007, trước khi phe bảo thủ trở lại nắm quyền trong Nhà Xanh.

Dưới thời Roh Moo-hyun, khi ông Moon Jae-in đảm nhận vị trí Chánh Văn phòng Nhà Xanh, Hàn Quốc chủ trương theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập hơn trong khi vẫn bảo toàn mối quan hệ Mỹ - Hàn. Seoul thời kỳ này cũng cố gắng cân bằng mối quan hệ giữa Mỹ - Trung Quốc, đồng thời tập trung phát triển an ninh liên Triều và hợp tác an ninh khu vực thông qua các hợp tác kinh tế và chính trị khu vực.

Tuy nhiên, chính quyền của ông Moon sẽ gặp phải không ít thách thức, nếu như muốn quay trở lại với chính sách đối ngoại tự do này.

Chính sách cũ, rào cản mới

Thứ nhất, việc chuyển giao quyền lực quá ngắn sẽ buộc ông Moon và đội ngũ của mình bắt đầu nắm quyền chỉ trong vòng chưa đầy 24 tiếng. Ông Moon sẽ nhậm chức Tổng thống với một Chính phủ tạm quyền cho đến khi Thủ tướng và nội các được chỉ định được thông qua bởi một Quốc hội mà đảng Dân chủ của ông không chiếm đa số. Quan trọng hơn, việc cần phải đạt được sự nhất trí từ Quốc hội sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến những lựa chọn quan chức của ông Moon, đồng thời giới hạn khả năng của ông trong việc thực hiện nghị trình của mình.

Thứ hai, thái độ của người dân Hàn Quốc cũng sẽ là một rào cản không nhỏ tới chính sách đối ngoại của ông Moon. Mặc dù nhiều người đều cho rằng chính trị trong nước cần đổi mới, họ vẫn tin vào mối quan hệ liên minh quân sự của Seoul với Washington, cũng như duy trì những hoài nghi về khả năng đàm phán với Triều Tiên. Công chúng Hàn Quốc có xu hướng bảo thủ khi đề cập đến các vấn đề đối ngoại lớn trong thập kỷ qua, do đó ông Moon và đội ngũ của mình sẽ phải tốn nhiều công sức nếu như muốn đảo ngược xu thế này.

Thứ ba, tình hình chính trị quốc tế thay đổi mạnh mẽ trong thập kỷ qua sẽ càng khiến ông Moon khó khăn hơn trong việc theo đuổi những trọng tâm chính sách như dưới thời ông Roh Moo-hyun.

han quoc su tro lai cua chinh sach doi ngoai tu do
Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun từng thành công trong việc xây dựng một cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng 10/2007 với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng. (Nguồn: Getty)

Triều Tiên đã đạt được những bước tiến trong việc phát triển vũ khí hạt nhân và không ngừng thể hiện sức mạnh của mình. Trong khi đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên tiếp đưa ra các nghị quyết hạn chế nhiều hoạt động kinh tế của Bình Nhưỡng. Các công ty Hàn Quốc, vốn chịu tổn thương khi Khu Công nghiệp liên Triều Kaesong đóng cửa, giờ đã không còn mặn mà với việc quay trở lại. Điều này đòi hỏi ông Moon và các cố vấn thuyết phục Triều Tiên đảo ngược quỹ đạo hạt nhân, trước khi ước mơ về một thị trường chung của bán đảo Triều Tiên.

Cuối cùng, chính quyền Mỹ của ông Trump đang tỏ ra quyết đoán hơn trong các chính sách về Triều Tiên, trong khi Hàn Quốc vẫn loay hoay lấp đầy khoảng trống quyền lực do bà Park Geun-hye để lại. Ông Moon Jae-in nhậm chức khi mà chính sách đối ngoại cứng rắn với Triều Tiên của ông Trump đã dần thành hình, dù cho còn nhiều lỗ hổng.

Cần hành động thiết thực

Để bảo vệ những lợi ích quốc gia của Hàn Quốc, ông Moon sẽ phải tìm ra cách nói chuyện khéo léo với người đồng cấp Mỹ Donald Trump mà không gây căng thẳng. May mắn thay, việc ông Moon thừa hưởng những cơ chế đối thoại sâu giữa Washington và Seoul từ "người thầy" Roh Moo-hyun cách đây một thập kỷ sẽ phần nào cho liên minh này đi đúng hướng. Tuy nhiên, quan hệ không tốt giữa hai nhà lãnh đạo có thể hủy hoại nghiêm trọng những chia sẻ lợi ích sâu sắc giữa Mỹ và Hàn Quốc về một bán đảo phi hạt nhân và một khu vực Đông Bắc Á phồn thịnh.

Bên cạnh đó, ông Moon cần khôi phục lòng tin của người dân trong nước về khả năng lãnh đạo của chính quyền, trong khi khẳng định lại vai trò chiến lược của Hàn Quốc trong khu vực Đông Bắc Á. Người dân xứ kim chi đang đặt niềm tin vào ông nên đã đến lúc ông đáp lại niềm tin của họ bằng những hành động thiết thực.

han quoc su tro lai cua chinh sach doi ngoai tu do Thách thức đón chờ tân Tổng thống Hàn Quốc

Ngày 10/5, nhà lãnh đạo theo quan điểm tự do Moon Jae-in của Hàn Quốc đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống trong lúc phải ...

han quoc su tro lai cua chinh sach doi ngoai tu do Bầu cử Tổng thống Hàn Quốc: Tỉ lệ cử tri đi bầu có thể vượt 80%

Ủy ban bầu cử quốc gia Hàn Quốc thông báo, tính đến 15h chiều 9/5 giờ địa phương (tức 13h giờ Hà Nội), đã có ...

han quoc su tro lai cua chinh sach doi ngoai tu do Chính sách Ánh dương sẽ trở lại?

Các chuyên gia cho rằng nếu ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc của đảng Dân chủ Moon Jae-in thắng cử vào ngày 9/5 tới, ...

Minh Quân (theo Forbes)

Đọc thêm

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động