Hàng loạt các quốc gia châu Á từng di dời thủ đô

Cẩm Yến
TGVN. “Tiền lệ” chuyển thủ đô từ thành phố này sang thành phố khác đã xuất hiện từ lâu tại châu Á, khi không chỉ có Indonesia – quốc gia vừa thông báo rời “trái tim của đất nước” sang tỉnh Đông Kalimantan. Myanmar, Malaysia hay Ấn Độ cũng từng có hành động tương tự.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do Lý do khiến Indonesia chuyển thủ đô, vùng đất mới có gì đặc biệt?
hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do Tổng thống Indonesia công bố địa điểm đặt thủ đô mới
hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do
Ô nhiễm không khí là một trong những quyết định khiến Tổng thống Indonesia đương nhiệm Joko Widodo chuyển thủ đô đến tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo. (Nguồn: Reuters)

Ngày 28/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã lựa chọn tỉnh Đông Kalimantan thuộc đảo Borneo làm thủ đô mới của quốc gia 270 triệu dân. Theo vị Tổng thống thứ 7 của Xứ vạn đảo, thủ đô Jakarta hiện tại đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng, cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thông nghiêm trọng. Trong khi đó, thủ đô tương lai Kalimanta lại ít chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và nằm ở vị trí trung tâm của quốc đảo rộng lớn được cho là phù hợp với kế hoạch giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào Jakarta của Tổng thống vừa tái đắc cử “Jokowi”.

Theo tờ Nikkei Asian Review, đã có không ít quốc gia trên thế giới lựa chọn thay đổi thủ đô vì nhiều lí do. Do đó, những thành công và thất bại của các nước này có thể mang lại cho Indonesia bài học về kế hoạch “rời đô” trị giá 33 tỷ USD của Jakarta.

Myanmar rời đô đến Naypyidaw

Cảnh giác với phong trào dân chủ đang manh nha, Chính quyền quân sự Myanmar đã quyết định di dời thủ đô từ thành phố bên bờ biển Yangon đến Naypyidaw. Mặc dù lý do “rời đô” không được quốc gia Đông Nam Á này đưa ra, song có ý kiến cho rằng, đây là một phần của chiến lược quân sự, trong khi tồn tại tin đồn rằng quyết định này được dẫn dắt bởi một thầy bói.

hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do
Thành phố Naypyidaw trở thành thủ đô mới của Myanmar kể từ năm 2005. (Nguồn: Alamy)

Việc quy hoạch thủ đô Naypyidaw đã được hoàn thành vào năm 2005, và các cơ quan đầu não của Chính phủ Myanmar đã chuyển đến thủ đô mới vào năm 2006. Tuy vậy, “trái tim mới” của Myanmar dường như không nhận được sự hoan nghênh, khi sở hữu hệ thống đường cao tốc với 20 làn, cùng Sân bay Naypyidaw có diện tích lên đến 63.000m2, nhưng tần suất sử dụng rất ít và mật độ đi lại rất thấp.

Bên cạnh đó, giới chức thuộc “đất nước của những ngôi chùa” có xu hướng sống xa gia đình đang cư trú tại cố đô Yangon, do hệ thống cơ sở giáo dục và hạ tầng của thủ đô Naypyidaw không đáp ứng đủ yêu cầu của người dân. Về phần mình, hầu hết các nhà ngoại giao và doanh nghiệp nước ngoài vẫn chọn cố đô Yangon, mặc dù Chính quyền của bà Aung San Suu Kyi khuyến khích các Đại sứ quán chuyển đến Naypyidaw. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có Trung Quốc đã mở văn phòng liên lạc tại thủ đô mới, còn Mỹ dự định triển khai vào năm 2020.

Hàn Quốc chọn Sejong làm thành phố tự trị đặc biệt

Năm 2002, ứng cử viên đảng Dân chủ Roh Moo-hyun, người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống cùng năm, đã lôi kéo cử tri ở các tỉnh miền trung Hàn Quốc với cam kết chuyển một số cơ quan chính phủ từ thủ đô Seoul sang thành phố tự trị đặc biệt Sejong. Nguyên nhân là do Seoul nằm ở vị trí gần với Triều Tiên và giao thông bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do
Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và phu nhân trong Lễ nhậm chức ngày 25/2/2003. Tổng thống Roh đã giành được chiến thắng nhờ cam kết chuyển một số cơ quan Chính phủ từ thủ đô Seoul sang thành phố Sejong. (Nguồn: AP)

Thành phố Sejong được thành lập năm 2007 với tư cách là thủ đô hành chính của xứ sở kim chi. Văn phòng các Bộ, ngành chủ chốt dần được chuyển đến Sejong, và quốc gia Đông Bắc Á này đang xem xét liệu có nên thành lập một chi nhánh của Quốc hội tại Sejong, nơi cách thủ đô Seoul chỉ chưa đầy một giờ di chuyển bằng tàu cao tốc.

Mặc dù kế hoạch rời đô của cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đã thất bại, song việc di dời một phần các cơ quan hành chính ra khỏi Seoul đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của thành phố Sejong, giúp cho dân số và giá nhà đất tăng vọt. Tuy nhiên, nếu Phủ Tổng thống và Quốc hội Hàn Quốc vẫn đặt trụ sở tại Seoul, nhiều quan chức nước này sẽ phải chịu sự xáo trộn trong việc đi lại giữa hai thành phố.

Putrajaya – trung tâm hành chính mới của Malaysia

Vào những năm 1980, người đứng đầu Chính phủ Malaysia lúc đó và hiện nay - Thủ tướng Mahathir Mohamad đã đề xuất chuyển thủ đô hành chính từ Kuala Lumpur sang Putrajaya - địa điểm chỉ cách đó 25km về phía Nam. Putrajaya được đặt theo tên của ông Tunku Abdul Rahman Putra al-Haj, vị Thủ tướng đầu tiên của “hòn ngọc phương Đông” Malaysia.

hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do
Không chỉ là trung tâm hành chính mới, Putrajaya còn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Malaysia. (Ảnh: Fhaizal Mazlan)

Kuala Lumpur là thủ đô tài chính và thương mại của Malaysia, trong khi Putrajaya là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Chính phủ, bao gồm cả Văn phòng Thủ tướng và dinh Thủ tướng.

Sự phát triển của trung tâm hành chính mới Putrajaya đã khiến cho các khu chung cư cao tầng, hệ thống giải trí, cùng cao ốc văn phòng mọc lên nhanh chóng. Điều này không chỉ hỗ trợ cho việc phát triển các khu vực tư nhân, mà còn giúp biến thủ đô Kuala Lumpur thành trung tâm mũi nhọn cho các doanh nghiệp toàn cầu.

Nur Sultan trở thành thủ đô của “trái tim Âu Á”

Năm 1994, cựu Tổng thống Kazakhstan Nurseult Nazarbayev đã thông qua đạo luật di chuyển thủ đô từ Almaty, nơi Uzbekistan từng chiếm làm thủ đô Trung Á không chính thức của Liên Xô, đến Akmola. Kể từ năm 1998 đến nay, thủ đô của Kazakhstan đã trải qua 2 lần đổi tên, thành Astana vào năm 1998 và hiện nay là Nur Sultan.

hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do
Thủ đô Nur Sultan sở hữu nhiều kiến trúc đặc trưng của vùng Trung Á, vừa thể hiện bản sắc văn hoá, vừa hiện địa theo tiêu chuẩn của một thành phố tương lai. (Nguồn: astanatimes)

Nằm ở trung tâm của Kazakhstan, Nur Sultan từ một thị trấn tỉnh lẻ đã trở thành một thành phố hiện đại, trẻ trung, sôi động và là trung tâm kinh tế của đất nước “trái tim Âu Á”, với 79% dân số là người Kakazh.

Thủ đô 69 tuổi Islamabad

Karachi - thành phố cảng phía Nam Pakistan được mệnh danh là thủ đô đầu tiên của nước này vào năm 1947, sau khi giành được độc lập từ Vương quốc Anh. Tuy nhiên, trong một cuộc đảo chính vào những năm 1950, nhóm do Nguyên soái Mohammad Ayub Khan lãnh đạo đã nắm quyền kiểm soát đất nước và chọn Islamabad nằm ở phía Bắc làm thủ đô mới.

hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do
Tòa nhà Quốc hội ở Islamabad. (Nguồn: Reuters)

Islamabad được chọn làm thủ đô là nhờ có vị trí gần với phần lãnh thổ đang tranh chấp Kashmir và sự bất khả xâm phạm đối với các cuộc tấn công ven biển. Dân số của thành phố Islamabad đã tăng lên khoảng một triệu người, so với dưới 100.000 người ở thời điểm trước khi được chọn làm thủ đô.

New Delhi, Ấn Độ

Năm 1911, thực dân Anh đã quyết định chuyển thủ đô của Ấn Độ từ cái nôi văn học Calcutta sang Delhi. Sau đó, thủ đô Delhi đã được đổi tên thành New Delhi vào năm 1927 và chính thức được khánh thành vào năm 1931.

hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do
Lăng mộ Safdarjung - kỳ quan sa thạch và đá cẩm thạch được coi là một trong những biểu tượng văn hoá của Ấn Độ. (Nguồn: Independent)

Theo giai tầng thống trị Anh lúc đó, lý do di dời thủ đô là để thuận tiện hơn cho việc cai trị các vùng lãnh thổ mà người Anh nắm giữ, vì vị trí của New Delhi nằm ở phía Bắc Ấn Độ. Sau khi người Anh rời khỏi xứ sở sắc màu vào năm 1947, New Delhi tiếp tục là trụ sở của Chính phủ Ấn Độ. Hiện nay, dân số thủ đô New Delhi là gần 20 triệu người, so với khoảng 400.000 người vào năm 1911. Trong bối cảnh những người dân từ khắp nơi trên đất nước Ấn Độ di cư đến New Delhi để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, quá trình đô thị hoá tại thủ đô của nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới đã diễn ra nhanh chóng, khiến cho đây trở thành một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới.

Philippines với nhiều sự xáo trộn

Trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm “miền đất hứa” mới cho các doanh nghiệp và Chính phủ, Philippines đang “để mắt” đến khu đô thị mới có tên New Clark City, cách thủ đô Manila khoảng 100km về phía Bắc. Đây là nỗ lực nằm trong kế hoạch của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhằm mở rộng sự phát triển ra bên ngoài các thành phố lớn, giảm bớt tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng và tắc nghẽn giao thông của Manila.

hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do
Một góc của New Clark City, Philippines. (Nguồn: Reuters)

Trước đó, Philippines từng nhiều lần “xáo trộn” thủ đô. Năm 1948, thành phố Quezon được chọn làm thủ đô chính thức và giữ vị trí này cho đến năm 1976, khi cựu Tổng thống Ferdinand Marcos phục hồi Manila. Hiện nay, thủ đô Manila được coi là thành phố hàng đầu Philippines trong lĩnh vực thương nghiệp, giáo dục và văn hoá.

hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do Jakarta đang chìm dần, Tổng thống Indonesia đề xuất chuyển thủ đô

TGVN. Ngày 16/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chính thức đề xuất lên Quốc hội kế hoạch chuyển thủ đô từ Jakarta trên đảo Java ...

hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do Điểm đến nào của Việt Nam nằm trong top 100 điểm đến của năm 2020?

Mới đây, nhà xuất bản Rough Guides (Anh) chuyên về các cuốn cẩm nang du lịch đã vừa cho ra mắt đầu sách mới có ...

hang loat cac quoc gia chau a tung di roi thu do Forbes 'điểm danh' những bãi biển đẹp nhất Việt Nam

Những bãi biển ở Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang, Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa... được tạp ...

(theo Nikkei Asian Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 20/11. Lịch âm 20/11/2024? Âm lịch hôm nay 20/11. Lịch vạn niên 20/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi hôm nay 20/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Xem tử vi 20/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Ngày 19/11, Thủ tướng tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng và bế mạc Hội nghị ...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Hai Phó Thủ tướng đánh giá cao đà phát triển tốt đẹp và tiến triển thực chất trong quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam ...
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Bước đi của Mỹ sẽ không có tác động lâu dài đến diễn biến xung đột tại Ukraine nhưng có thể giúp quân đội quốc gia Đông Âu trong ngắn hạn.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động