Hành trình ly kỳ của chữ Quốc ngữ

HÀ ANH
Khi thực hiện cuốn sách về lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ, TS. Phạm Thị Kiều Ly và hoạ sĩ Tạ Huy Long mong muốn truyền thêm cho người đọc, đặc biệt là các bạn nhỏ tình yêu đối với tiếng Việt - thứ ngôn ngữ đẹp mà chúng ta đang sở hữu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hành trình ly kỳ của chữ Quốc ngữ
Hành trình ly kỳ của chữ Quốc ngữ

Theo cuốn sách, hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ chính là câu chuyện về sự phát triển, phổ biến của chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt. Ban đầu, thứ văn tự này là công cụ để thuận tiện cho việc trao đổi với người Việt, qua đó dễ dàng tiến hành truyền giáo; sau này, nó lại được sử dụng như một thứ mật mã giữa các thừa sai với bốn đạo và chỉ được dạy trong các chủng viện.

Sau những biến động chính trị và giáo dục, chữ Quốc ngữ dần thay chữ Nho trong các văn bản hành chính của đất nước, nắm giữ vai trò khai mở dân trí và trở thành chữ viết chính thức.

Điều đặc biệt là cuốn sách được viết bằng ngôn ngữ tranh truyện bán hư cấu qua lời kể của Alexandre de Rhodes – vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ XVII và có công rất lớn trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt - Bồ - La) vào năm 1651.

Sở dĩ TS. Phạm Thị Kiều Ly chọn Alexandre de Rhodes là người dẫn truyện vì đây là vị linh mục sống ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, hiểu phong tục, tập quán của cả hai miền. Ông đã để lại nhiều công trình, nhờ đó có dữ liệu xây dựng cốt truyện cho cuốn sách này. Ngoài việc thêm thắt các đoạn hội thoại có lồng cảm xúc của nhân vật chính, tác giả tôn trọng những mốc, sự kiện lịch sử chính tạo ra chữ Quốc ngữ.

TS. Phạm Thị Kiều Ly cho biết, nội dung cuốn sách này dựa vào luận án Tiến sĩ của chị về Lịch sử ngữ pháp và chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt cũng như các tài liệu trong văn khố ở châu Âu và các cuốn sách viết về hành trình truyền giáo của các thừa sai. Từ bản luận án lên tới 640 trang, tác giả rút gọn thành cuốn sách ngắn súc tích và được minh hoạ bằng tranh đầy sinh động với 126 trang.

Nói về cuốn sách, tác giả khẳng định: “Alexandre de Rhodes không phải là người đầu tiên ghi tiếng Việt ra ký tự Latinh. Trước Alexandre de Rhodes còn có thầy Francisco de Pina - người Bồ Đào Nha - đã soạn một tập từ điển nhỏ, nhưng rồi bị mất. Linh mục António de Fontes là người đầu tiên dùng hai chữ cái “ơ” và “ư”, tìm ra các thanh điệu để ghi trong một báo cáo vào năm 1631. Thầy cũng soạn từ điển Việt - Bồ cho chính mình và các linh mục khác để học tiếng Việt”.

Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo ấy, Alexandre de Rhodes là người tập hợp công trình của những người đi trước, kết hợp với những hiểu biết của ông về An Nam để in cuốn từ điển Việt - Bồ - La ở La Mã vào năm 1651.

Như vậy, Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ đã kết hợp kiến thức lịch sử, khoa học với trí tưởng tượng của tác giả để lý giải sự ra đời chữ viết hiện nay của người Việt. Nhóm tác giả còn sáng tạo một đoạn phỏng vấn đặc biệt với ba nhân vật tiêu biểu trong quá trình sáng tạo chữ quốc ngữ là Alexandre De Rhodes, Francisco De Pina và Gaspar do Amaral, bàn luận về quá trình sáng tạo chữ viết Latinh của tiếng Việt.

Cuốn sách lồng ghép nhiều chi tiết hài hước như khi Alexandre De Rhodes mới sang Việt Nam, vì nhầm lẫn thanh điệu, ông mua nhầm cá thành cà; vì không biết tiếng Việt đơn âm tiết, các cha thường ghi các chữ dính vào nhau…

Ngoài khắc họa hành trình nghiên cứu và sáng tạo chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes, tác giả có thêm phần Chữ quốc ngữ ký sự ghi lại những dấu ấn quan trọng trong việc phát triển chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVII, cho tới đóng góp của các linh mục Việt Nam như Filippe Bỉnh, thầy Pao, thầy Ngần, thầy Liễn…

Hành trình ấy tiếp tục được nối dài với đóng góp của nhiều cá nhân khác giúp phổ biến chữ Quốc ngữ ở Nam Kỳ, sau đó là toàn quốc.

Thông qua cuốn sách, bạn đọc sẽ hiểu thêm về việc chữ Quốc ngữ được cải biên, phổ biến, đón nhận qua năm tháng ra sao, có đóng góp thế nào trong việc xóa mù chữ cho dân ta thời Pháp thuộc và được Chủ tịch Hồ Chí Minh công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam từ năm 1945.

Ấn Độ công nhận thêm 5 ngôn ngữ cổ điển

Ấn Độ công nhận thêm 5 ngôn ngữ cổ điển

Các ngôn ngữ cổ điển đóng vai trò bảo vệ di sản văn hóa sâu sắc và lâu đời của Ấn Độ, chứa đựng những ...

Giải Nobel Văn học 2024 mở rộng tầm ảnh hưởng của 'quyền lực mềm' Hàn Quốc

Giải Nobel Văn học 2024 mở rộng tầm ảnh hưởng của 'quyền lực mềm' Hàn Quốc

Việc nhà văn Hàn Quốc Han Kang vừa đoạt giải Nobel Văn học 2024, trở thành nhà văn nữ châu Á đầu tiên đoạt giải ...

Sức hút di sản Đông Nam Á

Sức hút di sản Đông Nam Á

Đông Nam Á không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp và ẩm thực phong phú, mà còn lưu giữ nhiều giá trị di ...

Kim bảo 'Hoàng đế chi bảo' được đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia

Kim bảo 'Hoàng đế chi bảo' được đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia

Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh, vừa được đề ...

Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của UNESCO

Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của UNESCO

Việt Nam luôn coi trọng hợp tác đa phương và vai trò UNESCO, cam kết sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy, có trách ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Dự báo thời tiết ngày mai (22/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét; nhiều nơi trời nắng; Trung Bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (22/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét; nhiều nơi trời nắng; Trung Bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (22/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ ...
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại hai nước Bắc Âu

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại hai nước Bắc Âu

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ thăm làm việc Vương quốc Đan Mạch và Cộng hòa Phần Lan từ ngày 24 - 29/11.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Cách cài âm thanh khi sạc pin Android hấp dẫn và thú vị

Cách cài âm thanh khi sạc pin Android hấp dẫn và thú vị

Điện thoại của bạn chỉ hiển thị thông báo khi sạc đầy mà không có âm báo. Để biết cách cài âm thanh khi sạc pin Android, các bạn hãy ...
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Phiên bản di động