Hiệp định Paris 1973: Chuyện lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên cao tốc Pháp

Vy Anh
50 năm đã lùi xa nhưng với bà Helen Luc, ấn tượng về Hiệp định Paris còn rất vẹn nguyên với những câu chuyện khó quên gắn liền với đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hiệp định Paris
Bà Hélène Luc tham dự chương trình "Gặp gỡ hữu nghị Hiệp định Paris 1973 - Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai" được tổ chức ngày 13/1 tại Hà Nội. (Ảnh: TT)

Choisy-le-roy - nơi ấy chẳng thể quên!

Bà Hélène Luc là Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, nguyên Thượng nghị sỹ, Nguyên Chủ tịch nhóm nghị sỹ hữu nghị Đảng Cộng Sản Pháp tại Thượng Viện, Chủ tịch danh dự Hội Hữu Nghị Pháp – Việt.

Bà là phu nhân của ông Louis Luc, cố Thị trưởng Thành phố Choisy-le-roy của tỉnh Valde Marne. Trường cán bộ của Đảng Cộng sản Pháp đặt tại thành phố đã được dùng làm nơi lưu trú cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) trong 5 năm đàm phán Hiệp định Paris. Thành phố cũng đã kết nghĩa với quận Đống Đa, Hà Nội trong nhiệm kỳ của ông Louis Luc.

Năm 2005, AAFV đã tổ chức tại Thượng viện Pháp ở Paris Hội nghị quốc tế đầu tiên về nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Khi đến thăm Làng Hữu nghị Vân Canh và Trung tâm điều trị các cháu nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh Thái Bình, bà Hélène Luc cũng đã vận động xây dựng một trung tâm đào tạo cán bộ phục hồi chức năng và xây dựng một phòng thí nghiệm nghiên cứu về dioxin.

Chia sẻ về Hiệp định Paris, bà Hélène Luc bày tỏ niềm xúc động vô cùng. Bà nhớ lại: “Sau Tết Mậu Thân năm 1968, Tổng thống Johnson khi đó hiểu rằng Mỹ không bao giờ có thể giành được chiến thắng từ cuộc chiến này. Tổng thống Mỹ cũng đã chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam. Đây là cuộc đàm phán chính trị. Đoàn đàm phán VNDCCH đã tới Paris và ban đầu dự định ở khách sạn Lutetia (Paris) một tuần.

Tuy nhiên, lúc đó khách sạn Lutetia rất đắt. Chính vì vậy lúc đó, Đảng Cộng sản Pháp đã đứng ra thu xếp chỗ ở cho đoàn. Chúng tôi cũng đã bố trí cho đoàn ở trường cán bộ của Đảng Cộng sản Pháp tại thành phố Choisy-le-roy. Chồng tôi lúc đó là Phó Thị trưởng Thành phố và là người trực tiếp đón đoàn đàm phán của VNDCCH và cố gắng thu xếp những điều kiện tốt nhất”.

Thời điểm đó bà Hélène Luc là Ủy viên của hội đồng thành phố, Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Khi đoàn VNDCCH đến, bà Hélène Luc rất xúc động và quan tâm tới đoàn. “Chúng tôi đã huy động nhiều người đến hỗ trợ đoàn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức rất nhiều cuộc biểu tình để phía Mỹ thấy rằng đoàn VNDCCH có được sự ủng hộ. Đoàn VNDCCH do Bộ trưởng Xuân Thủy dẫn đầu đến Pháp vào tháng 5/1968 và đã được lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp đón tiếp.

Ngay thời điểm đó, trước tháp Eiffel, chúng tôi đã tổ chức cuộc tuần hành, diễu hành rất lớn. Đó là cuộc diễu hành của những người ủng hộ Việt Nam, rất nhiều sinh viên đã hòa vào đoàn biểu tình. Cũng có rất nhiều chính khách Pháp tham gia vào đoàn biểu tình và đến gặp đoàn đại biểu đàm phán của Việt Nam”, bà Hélène Luc nhớ lại. Từ những sự ủng hộ chân thành đó, Hội hữu nghị Việt-Pháp ra đời từ năm 1961 để hỗ trợ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Khoảng thời gian rất dài đoàn VNDCCH ở tại thành phố Choisy-le-roy trong kí ức của bà Hélène Luc có rất nhiều kỷ niệm. Bà cảm thông với các thành viên trong đoàn vì phải đến Paris một mình, để lại cả gia đình ở lại Việt Nam. Trong thời gian đó, bà và cộng sự đã tổ chức Tết, cho con em của mình đến chơi với các thành viên đoàn đàm phán tại Choisy-le-roy.

Bà Hélène Luc hồi tưởng lại: “Chúng tôi đã huy động nhiều tình nguyện viên để giúp đỡ đoàn Việt Nam, không để đoàn bị thiếu thốn về mặt vật chất và đặc biệt là để đảm bảo an ninh cho đoàn. Chúng tôi đã sắp xếp các phương tiện để đoàn có thể điện đàm và liên lạc bằng bằng điện tín từ Choisy-le-roy về Hà Nội. Trong quá trình đàm phán, liên lạc rất quan trọng. Các thiết bị liên lạc này cũng đã bị tấn công nhiều lần bởi các lực lượng thù địch”.

Bà kể, Tướng Pháp Charles de Gaulle lúc đó hỗ trợ Việt Nam và quyết định chọn Paris để đàm phán hòa bình về Việt Nam. Được biết, vào thời điểm đó, nhiều người đề xuất địa điểm đàm phán là Vienna hoặc Geneva. Tuy nhiên, Tướng Charles de Gaulle nói rằng, đàm phán phải diễn ra ở Paris bởi vì sẽ có sự ủng hộ lớn hơn và nhân dân Pháp từ lâu cũng đã ủng hộ đấu tranh cho hòa bình tại Việt Nam.

Hiệp định Paris
Hàng viện trợ của nhân dân Pháp cho nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

Tất cả vì cuộc đấu tranh chính nghĩa

Đặc biệt, bà Hélène Luc xúc động khi nhớ về một kỷ niệm về lá cờ treo trên xe chở bà Nguyễn Thị Bình. Xe chở bà Nguyễn Thị Bình treo cờ của Mặt trận dân tộc Giải Phóng bị gió thổi bay khi đi trên đường cao tốc của Pháp. "Thế là ngay trên đường, lái xe đã dừng lại để đi tìm lại lá cờ. Bởi vì đây là một biểu tượng rất quan trọng. Dừng xe giữa đường cao tốc là hành động hết sức dũng cảm bởi vì rất nguy hiểm nhưng với những người lái xe của Đảng Cộng sản Pháp lúc đó, việc này rất quan trọng" - bà Hélène Luc khẳng định.

Với bà Hélène Luc và những người bạn của Việt Nam tại Pháp giai đoạn đó ngày buồn nhất là ngày họ nhận được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi đi xa. “Tại Choisy-le-roy, chúng tôi cũng đã kết hợp với đoàn đàm phán tổ chức Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi cũng thấy rằng rất khó có thể làm vơi đi nỗi buồn của đoàn trước mất mát lớn lao này”.

Theo bà Hélène Luc, năm 1968 rất nhiều sinh viên Pháp đã hô vang Chủ tịch Hồ Chí Minh để ủng hộ Việt Nam, bởi vì cuộc đấu tranh của Việt Nam là cuộc đấu tranh của chính nghĩa để chống lại chủ nghĩa đế quốc. Nếu như Việt Nam giành thắng lợi thì cũng là một thắng lợi của Pháp và của nhân dân trên toàn thế giới.

“Sau này, khi sang Việt Nam vào ngày 2/9/1978, chúng tôi đã có dịp gặp lại người lính cắm cờ trên dinh Độc Lập. Tướng Giáp khi ấy đã nói với chúng tôi rằng lực lượng của Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều so với Mỹ nhưng điều khác biệt là chúng tôi có tinh thần chiến đấu”, bà Hélène Luc kể lại.

Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Pháp tháng 3/2018, Tổng Bí thư đã tới thành phố Choisy-le-roy, nơi diễn ra các cuộc đàm phán Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tổng Bí thư đã nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của thành phố Choisy-le-roy và người dân nơi đây trong đàm phán hòa bình.

50 năm Hiệp định Paris: Bước ngoặt lịch sử, mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

50 năm Hiệp định Paris: Bước ngoặt lịch sử, mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, ...

Đôi điều suy ngẫm về Hiệp định Paris

Đôi điều suy ngẫm về Hiệp định Paris

Thời giờ thấm thoát thoi đưa, thế mà 50 năm đã qua kể từ ngày Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa ...

Hiệp định Paris dẫn đến hòa bình và thống nhất đất nước

Hiệp định Paris dẫn đến hòa bình và thống nhất đất nước

Thắng lợi của việc ký kết Hiệp định Paris với việc Mỹ phải rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam là một bước tiến vô ...

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một mốc son sáng chói trong lịch sử ngoại ...

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Khi Việt Nam đang chiến tranh, trên thế giới, bên cạnh tên gọi chính thức là FNL (Front National de Libération - Mặt trận Dân ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động