Hiệp định Paris 1973: Thắng lợi của dân tộc Việt Nam

Chu Văn
Báo TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của bà Hélène Luc, Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, nguyên Thượng nghị sỹ, Nguyên Chủ tịch nhóm nghị sỹ hữu nghị Đảng Cộng Sản Pháp tại Thượng Viện, Chủ tịch danh dự Hội Hữu Nghị Pháp – Việt tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hiệp định Paris 1973: Thắng lợi của dân tộc Việt Nam
Bà Hélène Luc tham dự chương trình "Gặp gỡ hữu nghị Hiệp định Paris 1973 - Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai" được tổ chức ngày 13/1 tại Hà Nội. (Ảnh: TT)

Thưa Ngài Bộ trưởng Ngoại giao,

Các bạn thân mến,

50 năm đã trôi qua kể từ ngày ký Hiệp định Paris 27/1/1973, nhưng những tình cảm và niềm vui trong tôi vẫn vẹn nguyên.

Toàn thể thế giới đã hân hoan chào đón thắng lợi của dân tộc Việt Nam, chiến thắng đúc kết từ tinh thần anh dũng của nhân dân và từ sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc, cũng như sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, chính phủ Mỹ đã buộc phải ngồi vào bàn đàm phán.

Đây là thời điểm các đoàn đàm phán của Việt Nam tới Paris, Đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Trưởng đoàn Lê Đức Thọ dẫn đầu và Đoàn đàm phán của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do bà Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn.

Tôi còn nhớ rõ khuôn mặt của Bộ trưởng Xuân Thủy và nụ cười đã đi vào lịch sử của ông, nụ cười của ông Lê Đức Thọ thoáng chút lo âu. Ông là người phụ trách liên lạc giữa Hà Nội và Choisy Le Roi. Tôi cũng nhớ rõ khuôn mặt xinh đẹp của bà Nguyễn Thị Bình. Họ đã chinh phục trái tim nhân dân Pháp bằng lòng quả cảm, tính kiên trì và trí tuệ của mình.

Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nghỉ tại Khách sạn Lutétia, Paris nhưng chi phí quá đắt đỏ để lưu trú lâu dài. Phái đoàn đã nhờ Đảng Cộng sản Pháp bố trí chỗ ở.

Waldeck Rochet đã ngay lập tức đề xuất đoàn ở tại ngôi nhà trước đây của lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp Maurice Thorez và lúc đó là Trường đào tạo cán bộ của Đảng Cộng sản Pháp. Ngôi nhà cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Maurice Thorez năm 1946 khi diễn ra Hội nghị Fontainebleau.

Đoàn đàm phán của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng trưởng đoàn là bà Nguyễn Thị Bình ở tại Verrières le Buisson.

Hiệp định Paris 1973: Thắng lợi của dân tộc Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Bình được chào đón khi tới Paris. (Ảnh tư liệu)

Cùng với Thị trưởng Thành phố Choisy Fernand Dupuy, Luis Luc, André Lecourt và bản thân tôi lúc đó là Bí thư Thành ủy Choisy le Roi đồng thời là Ủy viên Hội đồng Tỉnh, chúng tôi nhận thấy đây là một vinh dự đồng thời cũng là một trách nhiệm lớn lao.

Cụ thể cần đảm bảo các điều kiện ăn ở, làm việc tốt nhất cho các đoàn đàm phán với các thành viên đang phải sống xa gia đình. Hơn nữa, cần phát động phong trào đoàn kết để ủng hộ đoàn đàm phán. Điều này không chỉ nhằm khích lệ tinh thần của đoàn, mà còn để chỉ rõ cho người Mỹ thấy được sự ủng hộ không chỉ của Pháp mà còn của cả châu Âu, châu Mỹ và toàn thế giới dành cho nhân dân Việt Nam.

Rất nhiều tình nguyện viên, đảng viên cộng sản, nhân viên tòa thị chính đã không quản ngày đêm hỗ trợ đoàn đàm phán trong sinh hoạt ăn ở, đảm bảo an ninh về người, trụ sở và nhất là bảo vệ trạm liên lạc trao đổi điện đàm giữa Choisy Le Roi và Hà Nội.

Việt Nam mong muốn chọn Paris là nơi tiến hành đàm phán trong khi phía Mỹ lại muốn chọn một thành phố trung lập hơn. Tướng De Gaulle đã ủng hộ chọn Paris, bỏi một một nước Pháp đoàn kết ủng hộ Việt Nam là điểm tựa cho quá trình đàm phán.

Trước đây, Tướng De Gaulle là người từng chịu trách nhiệm khi để nổ ra chiến tranh Đông Dương năm 1954. Nhưng sau đó ông đã rút ra bài học. Trong phát biểu tại Phnom Penh ngày 1/9/1966, ông đã cảnh báo Tổng thống Mỹ: “Các ông đừng phiêu lưu trong cuộc chiến này, sẽ chẳng bao giờ thắng được đâu!”. Thật đáng buồn là lời cảnh báo này đã không được lắng nghe.

Tướng De Gaulle cũng đã dành sự hỗ trợ quý báu dành cho Phái đoàn Việt Nam về chính trị với sự tham gia của Vụ trưởng Vụ Á-Úc, Bộ Ngoại giao Froment Maurice và Bộ trưởng Ngoại giao Maurice Schumann và sự ủng hộ về vật chất và an ninh cho phái đoàn. Gaston Plissionnier, cán bộ cao cấp Đảng Cộng sản Pháp đã ra đón đoàn đàm phán tại sân bay Orly ngày 10/5/1968.

Ngày này cũng đã diễn ra hai cuộc biểu tình lớn của công nhân và sinh viên ở quảng trường Champs de Mars dưới chân tháp Eiffel, hai đoàn biểu tình đã hòa làm một. Cùng ngày tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kleber, Bộ trưởng Xuân Thủy lần đầu bắt tay Quốc vụ khanh Mỹ Harimann, một hình ảnh mang tính biểu tượng cao.

Tôi xin nhắc lại những sự kiện năm 1968. Tại Pháp đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình lớn đòi hòa bình cho Việt Nam, đặc biệt là ngày chống chủ nghĩa thực dân 17-18/1 quy tụ 60.000 người tại khu Latinh (quận 5-6 Paris).

Trong tất cả các cuộc biểu tình diễn ra năm 1968, khẩu hiệu “Hồ Chí Minh sẽ thắng, hòa bình cho Việt Nam” đều được hô vang.

Bà Nguyễn Thị Bình trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài.
Bà Nguyễn Thị Bình trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài. (Ảnh tư liệu)

Nhà sử học-văn hóa Jean Francois Sirinelli đã nói “Chiến tranh Việt Nam là một sự kiện quốc tế có tiếng vang trên toàn thế giới xét về tính chất và độ dài của cuộc chiến”. Hiện điều này còn được nhắc đến trong nhiều sự kiện.

Tại thành phố Choisy, chúng tôi chứng kiến sự có mặt của đại diện tất cả các đảng phái chính trị tham gia tuần hành, Waldeck Rocher, Georges Marchais, Claude Estier, Charles Fourniau, Jean Kanapa, Michel Germa, Gaston Viens, đại diện các tôn giáo cũng như những nhân vật nổi tiếng như Aragon và Elsa Triolet, Raymonde Aubrac, Alfred Kesler, Jean Paul Sartres và Simone de Beauvoir, Thérèse KY và Nguyễn Bổn của Tổng Hội người Việt Nam tại Pháp và nhiều nhân vật khác nữa.

Ngoài ra, còn có nữ diễn viên Jane Fonda đại diện cho 80.000 người biểu tình Mỹ đến thăm đoàn đàm phán. Bà đã phải đối mặt với nhiều lời đe dọa kinh khủng nhất tại Mỹ. Chuyến thăm được đưa tin rộng rãi và tạo ra một bước ngoặt.

Bà Bình đến Choisy mỗi tuần 3 đến 4 lần để tham gia thảo luận, khi thì ở trụ sở phái đoàn, khi thì tại căn nhà nhỏ ở phố Darthe, nơi diễn ra các cuộc đàm phán bí mật với Henry Kissinger.

Ông Xuân Thủy thì luôn nhắc đi nhắc lại với chúng tôi rằng “Dù bom đạn dữ dội đến đâu, chúng tôi cũng không ngừng chi viện cho miền Nam”.

Những cái Tết của 5 năm xa gia đình, chúng tôi cùng gia đình, con cái về thăm họ với đầy hoa, quà, bánh kẹo nặng trĩu hai tay. Và thị trưởng Choisy đã mời phái đoàn lên chúc mừng năm mới, cả nghìn người có mặt lúc đó đã vỗ tay hoan hô ông Xuân Thủy, người được vinh danh là công dân danh dự của thành phố Choisy le Roi.

Ngày buồn nhất là khi Hà Nội đưa tin Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Chúng tôi cùng nhau đến viếng Người và tay trong tay với phái đoàn với tất cả niềm thương tiếc.

Vào ngày 27/1/1973, khi thông báo được chờ đợi từ lâu vang lên trên các phương tiện truyền thông, Hội đồng Thành phố Choisy le Roi đã nhóm họp. Thị trưởng Louis Luc báo tin vui và tuyên bố :"Xin vinh danh những người chiến sĩ Việt nam anh dũng cũng như tất cả những người đã ủng hộ họ. Tôi thấy rằng chúng tôi nợ dân tộc Việt Nam của các bạn, một dân tộc từ lâu bị áp bức dưới danh nghĩa nước Pháp, sắp tới chúng tôi sẽ giúp Việt Nam tái thiết".

Và những ngày sau đó, Choisy kết nghĩa với Đống Đa, quận bị tàn phá gần như hoàn toàn trong các trận oanh tạc, và chỉ vài tháng sau, một trại trẻ mồ côi và một trường học đã được xây lại.

Hiệp định Paris 1973: Thắng lợi của dân tộc Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Bình thay mặt Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ký kết Hiệp định Paris. (Ảnh tư liệu)

Và ngày 2/9/1978, ngày Hà Nội hân hoan đón mừng Bắc Nam sum họp một nhà, phái đoàn Thành phố Choisy le Roi do thị trưởng Louis Luc dẫn đầu đã có mặt tại Hà Nội, chúng tôi tay trong tay với Bộ trưởng Xuân Thủy và ông Lê Đức Thọ với biết bao cảm xúc. Tướng Giáp ôm lấy chúng tôi nói: Mỹ có 543.000 quân ta có 86.000 quân, nhưng chúng ta chiến thắng vì chúng ta có chính nghĩa.

Và hôm nay, các bạn Việt Nam thân mến, tại Đại hội Đảng Cộng sản, nhân dân cùng với chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, hiện đại với sự phát triển công nghệ cao và sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của người dân và các bạn trẻ. Bất chấp Covid-19, các bạn vẫn giữ được tỷ lệ tăng trưởng GDP 8%!

Hiện nay, vào đầu năm 2023, chúng ta biết rằng Việt Nam đứng thứ 30 trong số các quốc gia giàu nhất, trên cả Singapore và Thái Lan! Thật là một bước tiến lớn.

Sau khi chiến tranh kết thúc, chính phủ Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Các chuyến thăm của các Tổng thống Francois Mitterand, Jaques Chirac, Francois Hollande đã tạo nền tảng mang tính quyết định cho hợp tác chính trị, kinh tế và chiến lược giữa hai nước. Chúng tôi cũng đề xuất Tổng thống Macron thăm Việt nam sau chuyến thăm của Chủ tịch Thượng viện Gerard Larcher, người khởi động chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, để đưa quan hệ giữa hai nước tiến xa hơn nữa.

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã tích cực đóng góp vun đắp cho quan hệ song phương giống như những người tiền nhiệm của mình. Về phía Pháp, Đại sứ của chúng tôi tại Việt Nam, ông Nicolas Warnery cũng vậy.

Năm 2013 với Daniel Davisse, lúc đó là Thị trưởng Choisy, chúng tôi đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm hiệp định Paris với các nhân vật và nhà sử học lỗi lạc, bà Bình và ông Trịnh Ngọc Thái, Raymonde Dien, Elisabeth Aubrac, và Daniel Roussel đã làm một bộ phim về sự kiện này.

Raymond Aubrac mất trước đó không lâu. Ông đã đóng góp rất nhiều cho Việt Nam, thậm chí từng đến gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc, người sau đó đã cử ông gặp Giáo hoàng khuyên Mỹ không ném bom để cứu đê sông Hồng khỏi các cuộc oanh tạc, có thể làm Hà Nội chìm trong ngập lụt và ông đã thành công!

Các sự kiện lớn sẽ diễn ra tại Pháp trong năm nay 2023. Ngày hôm nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Paris cũng sẽ tổ chức một sự kiện với các nhân chứng lịch sử.

Tại cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Macron tại điện Elysée trong chuyến thăm Pháp gần đây, ông Macon đã nói: "Sáng nay, Ngài đã về thăm Choisy-le-Roi, biểu tượng của 'Hiệp định hòa bình Paris'. Tôi xin chúc mừng Việt Nam với vai trò quan trọng tại Đông Nam Á trong duy trì hòa bình và đã đạt được nhiều thành tựu trong nâng cao điều kiện sống của người dân".

Và ngày hôm nay, chính phủ Việt Nam, vốn từng trải qua một cuộc chiến đầy xương máu, mong muốn một giải pháp hòa bình để chấm dứt chiến tranh tại Ukraine, nơi không thể chỉ có những giải pháp quân sự.

Mặt khác, Việt Nam cũng đang kiên trì đấu tranh, với sự hỗ trợ của Pháp để thực thi đầy đủ Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc nhằm yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật biển.

Việt Nam cũng đã bắt đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, vốn gây nhiều thiệt hại lớn cho đất nước các bạn.

Thỏa thuận đạt được tại COP 25 về việc các nước giàu có nghĩa vụ giúp các nước đang phát triển và các nước nghèo cần nhanh chóng được cụ thể hóa thành các cam kết tài chính để giải cứu cho hành tinh của chúng ta.

Đây là điều mà những người bạn của Việt Nam đang nỗ lực thực hiện trong khuôn khổ Hội Hữu nghị Pháp-Việt (AAFV), do Charles Fourniau và những người bạn thuộc nhiều đảng phái khác nhau thành lập năm 1961, khi những chiếc B52 đang rải chất độc màu da cam lên những cánh rừng và mùa màng của các bạn, biến rất nhiều người Việt Nam trở thành nạn nhân trong quá khứ và cho đến tận bây giờ.

Đây là lý do tại sao chúng tôi tiếp tục cuộc chiến, giống như các bạn, với người bạn dũng cảm Trần Tố Nga, người mà chúng tôi đã hỗ trợ hết mình trong vụ kiện chống lại Monsanto.

Tôi biết rằng bạn sẽ tập trung sức lực để cứu hành tinh của chúng ta cũng như đã làm để giành lại nền độc lập cho mình, hay cũng giống như khi các bạn chiến đấu chống Covid-19, vì sự sống còn của hành tinh đang bị đe dọa.

Nhiệm vụ của chúng tôi ở Pháp là chung tay hỗ trợ các bạn trong điều kiện mới, luôn trên tinh thần hữu nghị và đoàn kết như chúng tôi đã làm từ trước tới nay.

Tình cảm tôi dành cho Việt Nam từ khi mới 15 tuổi thế nào, đến nay vẫn không thay đổi. Đây cũng là điều tôi đă truyền lại cho hai con của mình và tôi sẽ cố gắng tiếp tục đồng hành lâu nhất có thể với thế hệ trẻ của hai nước chúng ta.

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Khi Việt Nam đang chiến tranh, trên thế giới, bên cạnh tên gọi chính thức là FNL (Front National de Libération - Mặt trận Dân ...

Hiệp định Paris về Việt Nam: Dấu son về truyền thống độc lập, tự cường của dân tộc

Hiệp định Paris về Việt Nam: Dấu son về truyền thống độc lập, tự cường của dân tộc

Hiệp định Paris về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu trí, đấu lực toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ trong suốt 21 ...

Hội nghị Định ước quốc tế Hiệp định Paris về Việt Nam qua tài liệu lưu trữ

Hội nghị Định ước quốc tế Hiệp định Paris về Việt Nam qua tài liệu lưu trữ

Ngày 27/01/1973, sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, theo quy định ...

Một ‘binh chủng’ đặc biệt ở Hội nghị Paris

Một ‘binh chủng’ đặc biệt ở Hội nghị Paris

Hoạt động báo chí và thông tin đối ngoại đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc trên mặt trận đấu ...

Nhớ về người phiên dịch tại Hội nghị Paris: Một hành trình thầm lặng!

Nhớ về người phiên dịch tại Hội nghị Paris: Một hành trình thầm lặng!

Một chiều đầu đông Hà Nội, đi qua những con phố tấp nập người ngược xuôi, trong đầu miên man những nghĩ suy về một ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động