Hiệp định Paris và dấu ấn Nguyễn Duy Trinh

Thành Châu - Nguyễn Kim
Ít ai biết rằng, Nguyễn Duy Trinh có lẽ là chính trị gia ký các văn bản nhanh nhất. Với 32 lần đặt bút ký vào các văn bản Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973, ông chỉ đề mỗi chữ “Trinh” - rõ ràng, dứt khoát nhưng cũng giản dị, mộc mạc như chính con người ông vậy.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trả lời báo chí bên lề Hội nghị Paris, năm 1973.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trả lời báo chí bên lề Hội nghị Paris, năm 1973.

Từ thiếu niên gan dạ đến nhà cách mạng lỗi lạc

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân ở một vùng quê nghèo khó nhưng giàu truyền thống cách mạng của xứ Nghệ, chứng kiến nỗi thống khổ, đau đớn của người dân mất nước, Nguyễn Duy Trinh đã sớm mang trong mình tinh thần yêu nước và ý thức giác ngộ cách mạng. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 17 tuổi, khi vẫn còn là học sinh, ông trở thành một trong những cán bộ cốt cán của Đảng.

Từ năm 1927-1945, trải qua hai lần bị địch bắt giam và lần lượt bị đày đi nhiều nhà tù khét tiếng của thực dân Pháp, sau được trả tự do vào năm 1945, Nguyễn Duy Trinh tiếp tục hoạt động cách mạng và luôn nắm giữ những vị trí quan trọng trong các phong trào ở Liên khu V. Sự lãnh đạo sáng suốt của ông đối với phong trào cách mạng của Liên khu được thể hiện sắc sảo qua những bài viết, bài nói, báo cáo… của ông thời gian này.

Từ năm 1951-1965, Nguyễn Duy Trinh được giao nhiều trọng trách lãnh đạo quan trọng. Ở cương vị nào, ông cũng cho thấy có những quyết sách đúng đắn, kịp thời của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị mà ông là thành viên. Đặc biệt là ở cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Nguyễn Duy Trinh đã có nhiều bài viết, báo cáo thể hiện rõ sự chỉ đạo toàn diện và sâu sát trong công cuộc đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Những tác phẩm của ông thể hiện rõ tư duy lý luận và thực tiễn sâu sắc về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về các mối quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế quốc dân, về các nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài…

Từ năm 1965, trước yêu cầu mới của cách mạng, Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị yêu cầu thôi kiêm chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước để kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao. Đây là thời kỳ thử thách gay go khi đế quốc Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, là giai đoạn cuộc đấu tranh diễn ra trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao trong sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng để đưa đến việc ký kết Hiệp định Paris, kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Đây cũng là thời kỳ diễn ra sự bất đồng sâu sắc, sự phân liệt trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, sự chia rẽ trong phe xã hội chủ nghĩa. Với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách toàn bộ mặt trận ngoại giao, gồm ngoại giao Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, ông Nguyễn Duy Trinh đã hóa giải được nhiều bài toán khó trong tình hình căng thẳng kéo dài này.

Theo đó, cùng với việc chỉ đạo cuộc đàm phán ở Paris, ông đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan, nhất là các tổ chức quần chúng của cả hai miền, vận động nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ và các tổ chức quốc tế ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta; hình thành một mặt trận rộng rãi nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược mà trong lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước chưa hề có một phong trào đoàn kết quốc tế nào rộng lớn và tích cực như vậy.

Nắm vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ gắn với đoàn kết quốc tế của Đảng và Nhà nước, ông Nguyễn Duy Trinh đã trực tiếp góp phần quan trọng duy trì và củng cố tình đoàn kết với Liên Xô cũng như với Trung Quốc trong bối cảnh hai nước có bất đồng, tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn của cả hai nước đối với cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Ông tỏ ra là người thấm nhuần và thực hiện xuất sắc chủ trương đoàn kết của Bác Hồ: đoàn kết nội bộ, đoàn kết Bắc – Nam và đoàn kết quốc tế.

Hiệp định Paris được ký kết, hòa bình được lập lại. Dưới sự chỉ đạo của ông, ngoại giao của hai miền đất nước lại tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống các hành động của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định, đặc biệt là chống lại các hoạt động lấn chiếm vùng giải phóng, đồng thời tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho cuộc tổng tiến công mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris.

Dấu ấn quan trọng

Cuộc đàm phán Hiệp định Paris, kéo dài từ tháng 05/1968-01/1973, là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX, là tâm điểm về sự đối chọi giữa nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường với nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. Sau gần năm năm đấu trí đầy bản lĩnh với hơn 200 phiên họp công khai, 45 cuộc họp kín cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, cuộc đàm phán Hiệp định Paris đã kết thúc.

Ngày 27/01/1973, ông Nguyễn Duy Trinh, với tư cách Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa chính là người Việt Nam đã cùng đại diện các bên đặt bút ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định Paris là thắng lợi to lớn của ngoại giao Việt Nam, tạo bước ngoặt lớn trên chiến trường buộc Mỹ phải rút quân, ghi đậm dấu ấn của các nhà ngoại giao kỳ cựu của nước nhà, trong đó có đóng góp to lớn của ông.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất và tiến hành công cuộc tái thiết sau hơn 30 năm bị tàn phá bởi chiến tranh, ngoại giao Việt Nam vừa tranh thủ sự hỗ trợ của thế giới và cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, vừa đấu tranh chống bao vây cấm vận. Trước yêu cầu mới, với tư cách là tư lệnh ngành, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đã sớm nêu ra nhiệm vụ ngoại giao phục vụ khôi phục và phát triển kinh tế. Chính trong thời kỳ khó khăn ấy, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc, đánh dấu việc cộng đồng thế giới công nhận tính pháp lý và tư cách đại diện của Nhà nước ta tại tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh.

Có thể thấy rằng, ông Nguyễn Duy Trinh đã đóng vai trò rất quan trọng và có dấu ấn rõ nét trong suốt quá trình diễn ra đàm phán tại Paris và cả về sau, khi Hiệp định Paris được thực thi.

Trước hết, ông đã đóng vai trò cầu nối rất thành công. Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, hoạt động ngoại giao lúc đó, bao gồm cuộc đàm phán giữa ta và Mỹ, là một hoạt động rộng lớn, cuốn hút nhiều người, nhiều ngành dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc còn sống và Bộ Chính trị. Bộ Ngoại giao có thể ví như “Bộ Tổng tham mưu”, trong đó có bộ phận tác chiến do đồng chí Nguyễn Cơ Thạch chỉ đạo, “Bộ Chỉ huy chiến trường” do đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Xuân Thủy chỉ huy ở bên Paris, còn với “Bộ Tổng tư lệnh” là Bộ Chính trị thì cầu nối trực tiếp là đồng chí Nguyễn Duy Trinh.

Nguyễn Duy Trinh chính là người trực tiếp đề xuất nhiều chủ trương, bước đi lớn trong đấu tranh ngoại giao. Tất cả các đề án đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn 1967-1973 đều có dấu ấn của ông. Ở những thời điểm có tính bước ngoặt như khi Mỹ leo thang ném bom, bắn phá miền Bắc, hay sau sự kiện Tết Mậu Thân, hay khi Mỹ phải chấp nhận đi vào đàm phán thực chất từ năm 1972, ông đều chỉ đạo Bộ Ngoại giao xây dựng các đề án, chủ trương đấu tranh ngoại giao, kịp thời trình Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo và triển khai hiệu quả.

Theo ông Hà Đăng, nguyên Trưởng Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản, ông Nguyễn Duy Trinh còn đặc biệt xuất sắc trong việc sử dụng mặt trận báo chí, tuyên truyền đối ngoại để phục vụ các mục tiêu cách mạng. Trong suốt thời gian diễn ra đấu tranh ngoại giao tại Paris, ông Nguyễn Duy Trinh đã có hàng trăm bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn báo chí trong nước và quốc tế để triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta, để chuyển thông điệp tới các bên…

Suốt hành trình, ông luôn kiên định về mục tiêu chiến lược, nhưng linh hoạt, mềm dẻo về biện pháp thực thi; kiên quyết đấu tranh với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đến cùng để triển khai có hiệu quả Hiệp định Paris năm 1973. Ông luôn gắn bó với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chỉ đạo triển khai và theo dõi thực hiện sách lược “vừa đánh vừa đàm” và Nghị quyết của Bộ Chính trị đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch; làm đậm nét mối quan hệ hữu cơ, sự phối hợp chặt chẽ giữa ba mặt trận đấu tranh ngoại giao, đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự để hình thành sức mạnh tổng hợp quốc gia Việt Nam.

Ngày 20/09/1977, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (thứ hai từ phải) dự Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc.
Ngày 20/09/1977, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (thứ hai từ phải) dự Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc.

Nhân cách lớn lao, cuộc đời giản dị

Ít ai biết rằng, ông Nguyễn Duy Trinh có lẽ là chính trị gia ký các văn bản nhanh nhất. Với 32 lần đặt bút ký vào các văn bản Hiệp định tại Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973, ông chỉ đề mỗi chữ “Trinh” - rõ ràng, dứt khoát nhưng cũng giản dị, mộc mạc như chính con người ông vậy.

Ông Lý Văn Sáu, nguyên Cố vấn và Người phát ngôn Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris năm 1973, người từng chứng kiến lễ ký kết Hiệp định Paris, không khỏi ngậm ngùi khi kể về cố Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh tại Hội thảo “Đồng chí Nguyễn Duy Trinh và sự nghiệp Ngoại giao” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông vào ngày 15/07/2010. Trong mắt ông Sáu, nhà lãnh đạo mặc bộ quần áo màu nâu, nghiện món cà pháo xứ Nghệ quê hương luôn là một hình ảnh rất gần gũi với những người xung quanh. Đặc biệt, ông là người rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

Tinh thần lắng nghe, kể cả với những người cấp dưới của Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh được nhiều người chia sẻ. Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm kể: “Bộ trưởng có trí nhớ tuyệt vời, thuộc lòng các đoạn lý luận kinh điển trong tuyển tập Marx-Lenin. Ông luôn suy nghĩ, phân tích và lắng nghe người khác không kể là ai”. Ông Hà Đăng thì cho biết, đồng chí Nguyễn Duy Trinh luôn nhấn mạnh với những người cấp dưới là không được sa vào kể tình hình mà phải phân tích, đánh giá tình hình; không phải liệt kê, thống kê thương vong mà phải phân tích được âm mưu phá hoại của địch và nhận định được xu thế… Nhờ đó mà những ý kiến của ông luôn mang tính thuyết phục và tạo được sự tin tưởng cao.

Bất cứ ai tiếp xúc với Nguyễn Duy Trinh đều ấn tượng ở ông vì tính cẩn thận, điềm tĩnh, không nổi nóng cũng như không bao giờ “cười to, cười ha hả”. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan kể rằng, lần đi dịch cho Bộ trưởng tại Hội nghị Paris, tất cả đã sẵn sàng nhưng chờ mãi mà máy bay không cất cánh, trong khi thời điểm ký kết Hiệp định đang đến gần, vì không có visa. Hỏi mãi mới biết nguyên nhân là do nhân viên lãnh sự tưởng máy bay cất cánh từ sân bay khác cách đó cả trăm kilomet, nên đã mang visa đến đó. Bộ trưởng giận và lần đầu tiên ông Khoan hiểu được “giận tím mặt” là như thế nào. Thế nhưng, khi Tham tán Công sứ vào chào trước khi đoàn đi, ông chỉ nói: “Làm với ăn!”.

Với ông Nguyễn Duy Tộ, con trai thứ hai của Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh thì dù thời gian ở bên người cha đáng kính không nhiều, nhưng rất ấn tượng về tính cẩn thận của ông. Thấy tờ báo có ảnh Bác Hồ bị để hơi nhàu hoặc làm giấy gói, ông nhắc nhở các con rằng ảnh của lãnh tụ phải được để ở vị trí trang trọng. Đi từ nhà ra cửa nếu thấy một cọng rác ông cũng cúi xuống nhặt bỏ vào thùng. Một cuốn sách đặt sai vị trí ông cũng tự tay xếp lại. Thương con, ông nhường suất ăn riêng của mình và ăn rất ít. Thấy đồ tráng miệng quá đắt ông cũng không ăn nữa. Dù sống xa quê nhưng ông vẫn giữ được những thói quen của người xứ Nghệ như ăn khoai, cà muối hay những món mặn mặn như các loại mắm…

Cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuy đã khuất xa, nhưng ông đã để lại những dấu ấn sâu đậm cả về phẩm chất, nhân cách cũng như thành tựu lớn trong nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Những cán bộ làm việc cùng ông, được ông rèn luyện và đào tạo về sau đều trở thành trụ cột của ngành Ngoại giao và của đất nước. Đây thực sự là những di sản to lớn và vô cùng quý báu. Qua đó, càng cảm phục hơn nữa bản lĩnh, trí tuệ, tầm nhìn và cách dùng người của Bác Hồ và các thế hệ lãnh đạo, ngoại giao lão thành.

Đồng chí Nguyễn Duy Trinh - 'Kiến trúc sư trưởng' của ngoại giao thời kỳ chống Mỹ

Đồng chí Nguyễn Duy Trinh - 'Kiến trúc sư trưởng' của ngoại giao thời kỳ chống Mỹ

TGVN. Một vấn đề làm tôi tò mò là dựa vào cơ sở nào để Bác Hồ và Bộ Chính trị trực tiếp phân công đồng ...

Hội nghị và Hiệp định Paris qua những con số

Hội nghị và Hiệp định Paris qua những con số

Hội nghị Paris gồm 2 giai đoạn, kéo dài tổng cộng 4 năm, 8 tháng, 14 ngày.

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một mốc son sáng chói trong lịch sử ngoại ...

Kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris tại Pháp

Kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris tại Pháp

Hiệp định Paris đánh dấu thời khắc trọng đại trong lịch sử Việt Nam, đồng thời là sự kiện quan trọng với thành phố Verrières-le-Buisson, ...

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Khi Việt Nam đang chiến tranh, trên thế giới, bên cạnh tên gọi chính thức là FNL (Front National de Libération - Mặt trận Dân ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 19/4. Lịch âm hôm nay 19/4/2024? Âm lịch hôm nay 19/4. Lịch vạn niên 19/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 19/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 19/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Xem tử vi 19/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đó là khẳng định của Chủ tịch Phái đoàn Ban công tác châu Á và châu Đại Dương của Hội đồng Liên minh châu Âu (COASI).
Ông Tony Blair: Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế số

Ông Tony Blair: Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế số

Ngày 17/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp và trao đổi với ông Tony Blair, cựu Thủ tướng Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Đẩy mạnh phát triển phong trào thanh niên ở ngoài nước

Đẩy mạnh phát triển phong trào thanh niên ở ngoài nước

Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Ngoại giao và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2026 diễn ra tại Hà Nội.
Việt Nam-Australia tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt trong thời gian tới

Việt Nam-Australia tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt trong thời gian tới

Ông Kevin Hogan cho rằng Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt trong xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và làm việc tại Ghana

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và làm việc tại Ghana

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng bày tỏ mong muốn tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam-Ghana đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là về kinh tế.
Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Czech đánh giá cao tiềm năng kinh tế và vị thế của Việt Nam tại khu vực

Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Czech đánh giá cao tiềm năng kinh tế và vị thế của Việt Nam tại khu vực

Đại sứ Dương Hoài Nam khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Czech.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động