Hòa bình Afghanistan: Biết đáp số, vẫn khó giải

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Mỹ tuyên bố rút quân đội khỏi Afghanistan. Nhưng, sẽ là kịch bản "xôi hỏng bỏng không" đối với Washington nếu Taliban lại thắng thế và lấn át ở Afghanistan. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoa binh afghanistan biet dap so van kho giai Bình luận của TG&VN: Tia sáng hòa bình le lói tại Afghanistan
hoa binh afghanistan biet dap so van kho giai Tại sao Mỹ thất bại ở Afghanistan? (Kỳ I: Thắng nhờ... ma túy)
hoa binh afghanistan biet dap so van kho giai
Hòa bình cho Afghanistan. Biếm họa của báo South Asia Journal.
hoa binh afghanistan biet dap so van kho giai Quan hệ Mỹ - Ấn Độ: Cân bằng không dễ

TGVN. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Ấn Độ trước thềm G20, trong khi mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ hiện trong tình ...

Mong manh hòa bình, hòa giải

Ở Afghanistan, hiện không chỉ thấy có tình hình an ninh và ổn định tiếp tục không được đảm bảo và diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn mà triển vọng có được giải pháp chính trị hoà bình cũng thêm phần ảm đạm. Mới đây nhất là vụ đánh bom tự sát vào trụ sở của ứng cử viên phó tổng thống Amrullah Saleh và hoạt động quân sự được gia tăng đáng kể của Taliban.

Sau lần tiếp xúc đầu tiên với phía chính phủ Afghanistan, Taliban đã tuyên bố không đàm phán hoà bình và hoà giải trực tiếp với chính phủ Afghanistan chừng nào quân đội nước ngoài chưa rút hết ra khỏi Afghanistan. Gần như ngay sau đấy, phía Mỹ công bố kế hoạch từ năm 2020 rút quân đội ra khỏi Afghanistan.

Tuyên bố như thế của Taliban thực ra không có gì mới. Lâu nay, quan điểm chính thức của Taliban vẫn luôn là như vậy. Năm 2001, Mỹ và đồng minh đã nhanh chóng lật đổ được chính thể Taliban ở Afghanistan nhưng suốt từ đó đến nay, tốn kém rất nhiều tiền của và sinh mạng binh lính, vẫn không tiêu diệt được Taliban và thậm chí vẫn chưa làm Taliban bị suy yếu về quân sự đến mức không còn có thể là mối đe dọa về an ninh cho chính thể mới ở Afghanistan. Taliban trỗi dậy mạnh mẽ về quân sự và vẫn chưa bị lụi bại về ý thức hệ tôn giáo cực đoan nhưng không có cơ hội thắng thế trở lại chừng nào còn quân đội Mỹ và đồng minh được triển khai trên lãnh thổ Afghanistan.

Tại sao Mỹ quyết tâm rút?

Mỹ hiện có khoảng 14000 binh lính ở Afghanistan. Rút hết số binh lính này về nước và chấm dứt thật sự hoàn toàn cuộc chiến tranh ở nơi đây là một trong những cam kết tranh cử trọng tâm của tổng thống Donald Trump vào năm 2016. Việc thực hiện cam kết tranh cử này lại có thể đóng vai trò rất quyết định đối với cơ may tái đắc cử của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới ở Mỹ. Nhưng, sẽ là kịch bản "xôi hỏng bỏng không" và "mất cả chì lẫn chài" đối với Washington nếu Taliban lại thắng thế và lấn át ở Afghanistan sau khi Mỹ và đồng minh triệt thoái hết quân đội ra khỏi Afghanistan.

Mỹ cần giải pháp chính trị hoà bình cho Afghanistan, chính vì thế, để Mỹ có thể yên tâm rút quân và Taliban không quay lại trị vì đất nước này, các đối tác bên ngoài khác như Nga hay Trung Quốc, LHQ hay EU, Ấn Độ hay Pakistan cũng đều phải chủ động có những nỗ lực ngoại giao để tìm kiếm giải pháp chính trị hoà bình cho Afghanistan.

Đa phần, các nỗ lực này đều thông qua cách là gây dựng những khuôn khổ diễn đàn đối thoại đa phương để lôi kéo cả chính phủ Afghanistan và Taliban cùng tham dự, đều theo cách tiếp cận dùng viện trợ quốc tế nhằm tái thiết Afghanistan để khích lệ chính phủ Afghanistan và Taliban đàm phán trực tiếp để vãn hồi hoà bình, thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. Tuy nhiên, ba tác nhân quyết định nhất vẫn là Mỹ, Taliban và chính phủ Afghanistan - theo đúng thứ tự này.

Ba mục tiêu chiến lược

Cũng vì tình hình nói trên mà Mỹ theo đuổi 3 định hướng chiến lược sau đây ở Afghanistan hiện nay.

Thứ nhất là đàm phán trực tiếp với Taliban. Tiến trình này hiện đã đạt được kết quả quan trọng và rất có thể thoả thuận cuối cùng sẽ được Mỹ và Taliban ký kết trong tháng 9 tới. Cốt lõi ở đây là gắn việc Mỹ rút hết quân đội ra khỏi Afghanistan với việc Taliban cam kết đàm phán hoà bình trực tiếp với chính phủ Afghanistan. Những tuyên bố mới đây của Mỹ về lịch rút quân và của Taliban về điều kiện đàm phán trực tiếp với chính phủ Afghanistan có liên quan trực tiếp tới thực trạng và triển vọng của tiến trình này.

Thứ hai là thúc ép và khích lệ chính phủ Afghanistan và Taliban đàm phán trực tiếp với nhau. Hiện tại, chắc phía Mỹ cho rằng tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Taliban đã đi trước và đạt kết quả đến mức để tiến trình thứ hai này có thể được khởi động và sẽ có tiến triển.

Thứ ba là thuyết phục, vận động các nước xung quanh Afghanistan cùng hội chung thuyền là kiềm chế và kiểm soát Taliban về quân sự và thôi thúc Taliban tham gia giải pháp chính trị, hình thành những cấp độ liên kết khác nhau nhằm bảo hộ an ninh và ổn định cho Afghanistan trong giai đoạn thực hiện giải pháp chính trị hoà bình.

Taliban vừa tăng cường hoạt động quân sự vừa khước từ đàm phán trực tiếp với chính phủ Afghanistan là chiêu thức vừa làm cao giá với Mỹ vừa tăng thế với chính phủ Afghanistan. Phía Mỹ tung ra kế hoạch và lộ trình rút quân, cho dù mới chỉ là ý tưởng chứ chưa được cụ thể hóa, là để tranh thủ Taliban và ràng buộc Taliban vào khuôn khổ đàm phán hiện tại và cam kết đã đưa ra với Mỹ.

Tất cả các bên liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đều biết rằng cái đích cuối cùng sẽ là giải pháp chính trị hoà bình cho Afghanistan, sẽ là hoà giải và hoà hợp dân tộc ở Afghanistan, sẽ là chính trị hoá Taliban và chia sẻ quyền lực chính trị nhà nước cho Taliban. Nhưng không bên nào hiện dám chắc là con đường họ đang đi rồi sẽ dẫn đưa họ tới cái đích ấy.

Nói theo cách khác, chuyện tương lai của Afghanistan giống như bài toán mà các bên cùng giải biết trước đáp số nhưng cho tới nay vẫn chưa tìm ra cách giải và cũng không biết đến khi nào mới tìm ra nó.

Dịch Dung

hoa binh afghanistan biet dap so van kho giai

Lầu Năm Góc rút kinh phí an ninh Afghanistan bổ sung xây rào biên giới Mỹ - Mexico

(TGVN). Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã chấp thuận việc chuyển khoản tiền trị giá 1,5 tỷ USD để xây dựng thêm ...

hoa binh afghanistan biet dap so van kho giai

Taliban: Mỹ đã chịu thất bại ở Afghanistan

Ngày 28/4, người phát ngôn của phong trào Hồi giáo Taliban Zabihullah Mujahid cho rằng, Mỹ chủ yếu quan tâm tới việc hợp pháp hóa ...

hoa binh afghanistan biet dap so van kho giai

Mỹ, Nga, Trung Quốc nhất trí rút quân khỏi Afghanistan có trách nhiệm

Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, Mỹ, Nga và Trung Quốc kêu gọi tiến hành việc rút các lực lượng nước ...

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác, gia tăng kết nối Việt Nam-Mauritius

Thúc đẩy hợp tác, gia tăng kết nối Việt Nam-Mauritius

Tổng thống Mauritius đề nghị Việt Nam tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước gia tăng kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa ...
XSMB 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. dự đoán XSMB 20/4/2024

XSMB 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. dự đoán XSMB 20/4/2024

XSMB 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
VCK Futsal châu Á 2024: Đội tuyển Futsal Việt Nam có trận thắng đầu tiên trước Futsal Trung Quốc

VCK Futsal châu Á 2024: Đội tuyển Futsal Việt Nam có trận thắng đầu tiên trước Futsal Trung Quốc

Đội tuyển Futsal Việt Nam thắng Futsal Trung Quốc với tỷ số 1-0 ở lượt trận thứ 2 bảng A vòng chung kết Futsal châu Á 2024.
Telegram bùng nổ: Cán mốc 1 tỷ người dùng trong năm nay

Telegram bùng nổ: Cán mốc 1 tỷ người dùng trong năm nay

Telegram, một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất ở Ukraine và Nga, dự kiến vượt qua mốc 1 tỷ người dùng hàng tháng trong vòng ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động