Tại sao Mỹ thất bại ở Afghanistan? (Kỳ I: Thắng nhờ... ma túy)

Mười sáu năm tiêu tốn 1.000 tỷ USD, cuộc chiến không có hồi kết - song sự can thiệp của phương Tây đã biến Afghanistan thực sự trở thành quốc gia sản xuất và tiêu thụ ma túy hàng đầu thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tai sao my that bai o afghanistan ky i thang nho ma tuy Mỹ triển khai thêm 3.000 lính tới Afghanistan
tai sao my that bai o afghanistan ky i thang nho ma tuy Một nhà ngoại giao Pakistan bị sát hại ở Afghanistan

Sau cuộc chiến dài nhất trong lịch sử, Mỹ đứng bên bờ thất bại ở Afghanistan. Tại sao trong hơn 16 năm qua, một siêu cường thế giới đã triển khai hơn 100.000 quân vào thời điểm đỉnh cao của cuộc chiến, hy sinh mạng sống của gần 2.300 binh lính, tiêu tốn hơn 1.000 tỷ USD cho các hoạt động quân sự, hơn 100 tỷ USD cho “xây dựng quốc gia”, gây quỹ và đào tạo đội quân 350.000 người… mà vẫn không thể trấn an nổi một trong những quốc gia nghèo khó nhất thế giới? Thất vọng trước bất ổn ở Afghanistan, năm 2016, Mỹ đã hủy việc rút hầu hết quân theo kế hoạch và vẫn giữ hơn 8.000 quân ở lại nước này vô thời hạn.

Thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ lần đầu tiên can thiệp vào Afghanistan, ủng hộ các chiến binh Hồi giáo nhằm đẩy sự hiện diện của Liên Xô ra khỏi nước này. Liên Xô đã có mặt ở Kabul từ tháng 12/1979. 10 năm sau đó, CIA tiếp tục cung cấp cho các chiến binh Hồi giáo Mujahideen khoảng 3 tỷ USD vũ khí. Các quỹ này, cùng với việc mở rộng trồng và buôn bán ma túy, đã duy trì cuộc chiến ngầm ở Afghanistan trong suốt thập kỷ đó và buộc Liên Xô phải rút quân.

tai sao my that bai o afghanistan ky i thang nho ma tuy
Binh lính Mỹ tuần tra trên một cánh đồng hoa anh túc ở Afghanistan. (Ảnh: The Guardian)

Thuốc phiện thống trị nền kinh tế

Mục tiêu tiếp theo của Mỹ là Taliban sau cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001. Mặc dù cuộc chiến chống Taliban liên tục được đẩy mạnh từ tháng 10/2001, nhưng các nỗ lực của Mỹ vẫn không thể xóa sổ được Taliban, chủ yếu là vì Mỹ đơn giản không thể kiểm soát được lợi nhuận từ việc buôn bán ma túy của đất nước này. Trồng và sản xuất ma túy từ khoảng 180 tấn vào năm 2001 lên hơn 3.000 tấn một năm sau đó, và lên đến hơn 8.000 tấn vào năm 2007. Mỗi vụ thu hoạch thuốc phiện lại làm đầy kho bạc của Taliban, gây quỹ cho một mùa chiêu mộ chiến binh mới của tổ chức này.

Theo The Guardian, tại mỗi giai đoạn trong lịch sử Afghanistan gần 40 năm qua - cuộc chiến bí mật những năm 1980, nội chiến những năm 1990 và cuộc chiến chống khủng bố sau năm 2001 - thuốc phiện đóng vai trò trung tâm trong việc định hình số phận của đất nước này. Chính sự can thiệp của Mỹ đã biến quốc gia xa xôi và không có biển thực sự trở thành nơi sản xuất và tiêu thụ ma túy hàng đầu thế giới.

Trong những năm 1980, cuộc chiến bí mật của CIA chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô ở Afghanistan đã biến biên giới Afghanistan và Pakistan trở thành bệ phóng cho việc buôn bán ma túy toàn cầu. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1986 viết rằng, ở khu vực bộ tộc, không có lực lượng cảnh sát, không có tòa án, không có thuế quan..., thuốc phiện được trưng bày như triển lãm.

Sản xuất thuốc phiện của Afghanistan tăng từ 100 tấn mỗi năm trong những năm 1970 lên 2.000 tấn vào năm 1991. Năm 1979 và 1980, khi nỗ lực của CIA bắt đầu leo ​​thang, mạng lưới các cơ sở điều chế heroin đã được mở ra dọc biên giới Afghanistan - Pakistan. Từ năm 1984, khu vực này đã sớm trở thành nơi sản xuất heroin lớn nhất thế giới, cung cấp 60% ma túy cho thị trường Mỹ và 80% cho thị trường châu Âu. Trong khi đó tại Pakistan, số người nghiện ma tuý đã tăng từ mức gần như bằng 0 năm 1979 lên con số 5.000 người năm 1980 và 1,3 triệu người vào năm 1985 - một tỷ lệ nghiện cao đến mức Liên hợp quốc phải gọi là “đặc biệt gây sốc”.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1986, thuốc phiện “là một loại cây trồng lý tưởng ở một quốc gia bị chiến tranh tàn phá vì nó cần ít vốn đầu tư, phát triển nhanh và dễ dàng vận chuyển và buôn bán”. Hơn nữa, khí hậu của Afghanistan rất phù hợp trồng cây anh túc. Nông dân Afghanistan chuyển sang trồng thuốc phiện vì nó tạo ra “lợi nhuận cao”, có thể bù đắp tình trạng giá lương thực tăng cao. Các chuyên gia cho rằng, các yếu tố thúc đẩy quá trình sản xuất và buôn bán thuốc phiện tại Afghianistan là “để cung cấp lương thực cho dân chúng và để mua vũ khí”.

Việc “nhắm mắt làm ngơ” để cho những cánh đồng trồng thuốc phiện ở Afghanistan không ngừng được mở rộng, giúp nước này trở thành “vương quốc ma túy” số một thế giới khiến cộng đồng quốc tế phải trả giá đắt. Theo Báo cáo thường niên của LHQ về kiểm soát ma túy, hiện khoảng 246 triệu người, chiếm 5% dân số thế giới sử dụng ma túy. Chỉ tính riêng ở các nước Tây Âu mỗi năm có khoảng 10 nghìn người chết vì sử dụng ma túy. Nguồn cung chủ yếu là từ Afghanistan, quốc gia cung cấp 90% nguồn thuốc phiện để sản xuất ma túy.

Lỗ đen không thể bịt kín?

Theo The New York Times, khi Liên Xô rút khỏi Afghanistan, các chiến binh Mujahideen bắt đầu thu thuế từ nông dân, trồng cây anh túc và buôn bán ma túy. Các đoàn xe mang vũ khí của CIA đến khu vực này cho quân nổi dậy thường trở về Pakistan với đầy xe thuốc phiện, đôi khi được sự đồng ý của các sĩ quan tình báo Pakistan hay Mỹ ủng hộ. Ông Charles Cogan, cựu Giám đốc CIA ở Afghanistan, đã nói thẳng về những lựa chọn của cơ quan này. Trong cuộc trả lời phỏng vấn năm 1995, ông Cogan thừa nhận: “Nhiệm vụ chính của chúng tôi là gây thiệt hại cho Liên Xô càng nhiều càng tốt. Chúng tôi thực sự không có nguồn lực hay thời gian để điều tra việc buôn bán ma túy. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi cần phải xin lỗi vì điều này... Đúng là có vấn đề về ma túy. Nhưng mục tiêu chính đã được hoàn thành. Liên Xô đã rời Afghanistan”.

Về lâu dài, sự can thiệp của Mỹ đã tạo ra một lỗ đen của sự mất ổn định về địa chính trị mà sẽ không bao giờ có thể bịt kín hoặc chữa lành. Trong khi Washington lơ là Afghanistan để tập trung vào châu Phi và Vịnh Persian, một cuộc nội chiến ác liệt đã xảy ra ở Afghanistan từ năm 1979-1989, khiến 1,5 triệu người thiệt mạng, chiếm tới 10% dân số nước này vào thời điểm đó. Trong thời gian nội chiến, các lãnh chúa có vũ trang đã khuyến khích nông dân chỉ trồng thuốc phiện để đảm bảo lợi nhuận tức thời trong cuộc tranh giành quyền lực. Vì vậy, sản lượng thuốc phiện đã tăng gấp đôi trong thời kỳ này.

Đến năm 1996, sau khi chiếm Kabul và kiểm soát phần lớn đất nước, chế độ Taliban khuyến khích trồng thuốc phiện tại địa phương, đề nghị chính phủ bảo hộ buôn bán, thu thuế đối với việc thu hoạch thuốc phiện và sản xuất heroin. Các cuộc điều tra của LHQ cho thấy, trong suốt ba năm đầu tiên dưới chế độ Taliban, Afghanistan chiếm 75% sản lượng thuốc phiện thế giới.

Tuy nhiên, vào tháng 7/2000, khi hạn hán tàn phá và nạn đói lan rộng khắp Afghanistan, Taliban đã đột ngột ra lệnh cấm trồng cây thuốc phiện, kêu gọi sự công nhận của quốc tế. Cuộc khảo sát 10.030 làng ở Afghanistan do LHQ tiến hành cho thấy lệnh cấm này đã làm giảm 94% lượng thu hoạch thuốc phiện. Ba tháng sau đó, Taliban đã cử một phái đoàn đến trụ sở LHQ ở New York (Mỹ) để mặc cả việc cấm ma túy nhằm đạt được sự công nhận quốc tế đối với Taliban. Theo The Guardian, LHQ một mặt áp đặt những chế tài mới đối với Taliban vì đã bảo vệ trùm khủng bố Osama bin Laden, mặt khác lại viện trợ nhân đạo 43 triệu USD.

Yếu tố quyết định

Sau khi bỏ lửng Afghanistan một thập kỷ, Washington đã quay lại đất nước này sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Tháng 10/2001, Mỹ bắt đầu ném bom Afghanistan với sự hỗ trợ của quân đội Anh, khởi động một cuộc chiến do các lãnh chúa địa phương đứng đầu. Chính quyền Taliban sụp đổ với tốc độ nhanh đến mức khiến nhiều quan chức chính phủ ngạc nhiên. Nhìn lại, dường như việc cấm thuốc phiện là một yếu tố quyết định.

Có thể nói, Afghanistan đã phải mất hai thập kỷ để cống hiến nhiều nguồn tài nguyên - vốn, đất đai, nước và lao động - để sản xuất thuốc phiện và heroin. Cho đến lúc Taliban cấm trồng thuốc phiện, nông nghiệp của Afghanistan chẳng còn mấy. Buôn bán ma túy chiếm phần lớn doanh thu thuế, lợi nhuận từ xuất khẩu và cả số lượng việc làm.

Các chuyên gia nhận định, việc cấm ma túy đột ngột của Taliban là hành động tự sát kinh tế, đưa một xã hội suy yếu đến bờ vực sụp đổ. Cuộc điều tra của LHQ năm 2001 cho thấy lệnh cấm đã «làm mất thu nhập của khoảng 3,3 triệu người”, tương đương 15% dân số Afghanitstan. Trong bối cảnh này, theo LHQ, “các lực lượng phương Tây dễ dàng hơn trong việc thuyết phục dân chúng chống lại chế độ”.

Chính vì vậy, trong chưa đầy một tháng, chiến dịch ném bom của Mỹ, kết hợp với các cuộc tấn công của quân đồng minh trên mặt đất, đã phá vỡ các hệ thống phòng thủ yếu ớt của Taliban. Nhưng chiến lược dài hạn của Mỹ lại gieo những hạt giống, theo nghĩa đen, giúp Taliban phục hưng đáng kinh ngạc chỉ bốn năm sau đó.

(Xem tiếp Kỳ II, ngày...)

tai sao my that bai o afghanistan ky i thang nho ma tuy Khó rút chân khỏi vũng lầy Afghanistan

Ngày 22/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chiến lược mới nhằm giải quyết cuộc xung đột kéo dài gần 16 năm qua ở ...

tai sao my that bai o afghanistan ky i thang nho ma tuy Tổng thống Mỹ công bố chiến lược mới về Afghanistan

Sáng 22/8 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chiến lược mới tại Afghanistan nói riêng và khu vực Nam ...

tai sao my that bai o afghanistan ky i thang nho ma tuy Tổng thống Mỹ xem xét các phương án chiến lược mới ở Afghanistan

Ngày 18/8, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét các phương án về một chiến ...

Hoàng Minh (Theo The Guardian)

Đọc thêm

Lịch cúp điện Long An  hôm nay ngày 24/12/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động