Hội nghị cấp cao Trung - Nhật - Hàn: Lợi ích kinh tế là số 1

Vượt lên trên khuôn khổ cuộc gặp thượng đỉnh thường niên, ba nhà lãnh đạo Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản, ngày 13/5, đã đạt được những thỏa thuận quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác ba bên hướng tới tương lai, như tuyên bố chung của hội nghị đã đề cập.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cuộc họp thượng đỉnh giữa ba nền kinh tế lớn châu Á, trong đó có 2 nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, cũng như các vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa 3 nước này vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Tuy nhiên, ngoài các tuyên bố "không chấp nhận các vụ thử hạt nhân hay hành động khiêu khích nào nữa từ phía Triều Tiên" của Tổng thống Lee Myung-bak, và lời kêu gọi "ngăn chặn mọi khiêu khích của Triều Tiên trong tương lai và tăng cường hợp tác giữa ba nước về vấn đề này" của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hối thúc tất cả các bên liên quan giải tỏa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trên tinh thần sáng suốt, kiên trì và thiện chí, vấn đề Triều Tiên không được nhắc đến trong Tuyên bố chung 3 bên.

Có ý kiến cho rằng, cả Trung, Nhật, Hàn đều "tắc" khi nói đến vấn đề Triều Tiên và đã không thể tìm được những từ ngữ phù hợp để nói đến vấn đề này trong bản tuyên bố 50 điểm về hợp tác sau cuộc họp thượng đỉnh. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả của cuộc gặp, có thể thấy ba nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều thành công hơn một cuộc gặp thông thường.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa chấm dứt và viễn cảnh về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu vẫn chưa rõ ràng, quả là rất thiết thực khi ba nhà lãnh đạo Nhật -Trung - Hàn đã nhắm tới việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Với thỏa thuận thúc đẩy và bảo vệ đầu tư giữa ba nước, đồng thời nhất trí khởi động tiến trình đàm phán về khu vực mậu dịch tự do (FTA) trong năm nay, thỏa thuận được xem là công cụ pháp lý đầu tiên nhằm thúc đẩy và bảo vệ đầu tư giữa ba bên, được coi là hòn đá tảng, đặt nền móng vững chắc cho việc thiết lập FTA giữa ba nước.

Theo báo Manchini (Nhật), với vị trí địa lý gần nhau cũng như quy mô thương mại và giá trị mậu dịch, việc 3 nước ký kết FTA sẽ tạo ra một tác động lớn trong nỗ lực đẩy mạnh hợp tác kinh tế của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo số liệu của IMF, 3 nước Đông Bắc Á này chiếm 22% dân số, 19,6% GDP và 17,5% kim ngạch thương mại toàn cầu trong năm 2010. Nếu ký FTA 3 bên, GDP của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ lần lượt tăng lên 0,3%, 0,4% và 2,8%.

Việc ba nước đàm phán FTA từ năm 1999 cũng cho thấy họ có lợi ích chung. Từ cách đây 10 năm, Trung Quốc đã có tầm nhìn về thương mại nội khối Đông Á trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc, dù có e ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, vẫn rất cần một đối tác kinh tế lớn như Trung Quốc. Những lợi ích này đã khiến ba nước có thể "tạm gác" lại những tranh chấp vẫn tồn tại dai dẳng để ngồi lại với nhau. Giữa Trung Quốc và Nhật Bản hiện vẫn đang tranh chấp đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), giữa Hàn Quốc và Nhật Bản tranh chấp đảo Dokdo tại Hàn Quốc (Nhật Bản gọi là Takeshima) và tranh chấp giữa Trung Quốc với Hàn Quốc tại đảo Leodo (phía Trung Quốc gọi Tô Nham Tiều). Ngoài ra, cả 3 nước cũng đã nhiều lần bắt giữ tàu cá của nước này xâm phạm vào nước kia. Chưa kể, trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản lo ngại về những biện pháp tăng cường tiềm lực quân sự của Trung Quốc thì Bắc Kinh cũng không yên tâm khi thấy hình bóng của Mỹ ở phía sau hai nước láng giềng.

"Hợp tác giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phù hợp với các lợi ích cơ bản của ba nước, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh để vượt qua những khó khăn và tìm kiếm sự phát triển chung", Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khẳng định trong cuộc họp. Không thể phủ nhận một điều: ít nhất cơ chế đối thoại thường niên giữa ba nước cũng là cơ hội để họ có thể trực tiếp nói lên quan điểm của mình, để không những tăng cường hợp tác ở những lĩnh vực có chung lợi ích mà còn có thể khiến họ không quá lo ngại nếu có căng thẳng vượt quá tầm kiểm soát. Còn với điểm "tắc" mang tên "Triều Tiên", có lẽ họ nên hy vọng vào những cuộc đàm phán 6 bên, nếu như tình hình sắp tới có tiến triển nào đó mang tính đột phá.

Đặng Phương

Đọc thêm

Nhận định, soi kèo Dortmund vs PSG, 02h00 ngày 2/5 - Bán kết lượt đi Champions League

Nhận định, soi kèo Dortmund vs PSG, 02h00 ngày 2/5 - Bán kết lượt đi Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Dortmund vs PSG tại vòng bán kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 2/5.
Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Giảm thêm gần 1%

Giá xăng dầu hôm nay 1/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/4, giá dầu giảm thêm gần 1% do sản lượng dầu thô của Mỹ tăng, cùng kỳ vọng ...
Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc và Australia đánh giá cao mối quan hệ sâu sắc trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Cận cảnh xe máy điện Pega eSmart AI vừa ra mắt, giá từ 42 triệu đồng

Cận cảnh xe máy điện Pega eSmart AI vừa ra mắt, giá từ 42 triệu đồng

Xe máy điện Pega eSmart AI đã chính thức ra mắt với nhiều tính năng thông minh, giá bán ưu đãi dành cho phiên bản tiêu chuẩn là 42 triệu ...
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 mùa giải 2023/24: Arsenal vs Bournemouth, Man City vs Wolves, Crystal Palace vs MU

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 mùa giải 2023/24: Arsenal vs Bournemouth, Man City vs Wolves, Crystal Palace vs MU

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 36 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 2/5/2024, Lịch vạn niên ngày 2 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 2/5/2024, Lịch vạn niên ngày 2 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 2/5. Lịch âm hôm nay 2/5/2024? Âm lịch hôm nay 2/5. Lịch vạn niên 2/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc và Australia đánh giá cao mối quan hệ sâu sắc trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Ukraine được hứa hẹn gói hỗ trợ 'đính kèm' chất lượng với F-16, Mỹ hối thúc phương Tây gửi thứ vũ khí này

Ukraine được hứa hẹn gói hỗ trợ 'đính kèm' chất lượng với F-16, Mỹ hối thúc phương Tây gửi thứ vũ khí này

Các quốc gia phương Tây sẽ cung cấp cho Ukraine không chỉ những chiếc tiêm kích F-16, mà còn cả các loại vũ khí dành cho mẫu chiến đấu cơ này.
Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Dự luật Cơ bản, với 232 chương, sẽ tiếp tục được thảo luận ở Hạ viện Argentina để thông qua từng chương, trước khi gửi tới Thượng viện.
Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi sẽ tới Iran để gặp giới chức cấp cao nước chủ nhà trong 2 ngày 6-7/5.
Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

LHQ cảnh báo, chiến dịch của Israel tấn công quân sự vào Rafah ở Dải Gaza sẽ là bước leo thang không thể chấp nhận được.
Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp (CPT) tổ chức cuộc họp bầu chọn lãnh đạo tại Văn phòng Thủ tướng Haiti ở thủ đô Port-au-Prince ngày 30/4.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động