Hội nghị Geneva 1954: Ý nghĩa và những bài học lịch sử

Phạm Bình Minh
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
TGVN. Cách đây 65 năm, Hội nghị Geneva đã được ký kết, đánh dấu một mốc son quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc ta. Nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài viết về sự kiện lịch sử này. Báo Thế giới & Việt Nam xin trân trọng giới thiệu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoi nghi geneva 1954 y nghia va nhung bai hoc lich su 65 năm Hiệp định Geneva và dấu ấn Ngoại giao Việt Nam
hoi nghi geneva 1954 y nghia va nhung bai hoc lich su Chuyện của người thức trắng đêm đánh máy phục vụ Hội nghị Geneva
hoi nghi geneva 1954 y nghia va nhung bai hoc lich su
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (Ảnh: Tuấn Anh)

Cách đây đúng 65 năm, vào ngày 21/7/1954, Hội nghị Geneva về Đông Dương kết thúc, cùng với đó, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam đã được ký kết, đánh dấu một mốc son quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Đây cũng là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là thành quả của “trận đánh” lớn đầu tiên trên vũ đài quốc tế của nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Thời gian trôi qua, tiếp bước những thành công từ Hội nghị Geneva 1954 và cuộc kháng chiến chống Pháp, sự nghiệp Cách mạng của dân tộc ta đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử, song ý nghĩa lịch sử và bài học từ Hội nghị Geneva đối với công tác đối ngoại phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Vững vàng trong gian khó

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta lại bước vào cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc và Chính quyền Cách mạng non trẻ. Với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và ý chí cách mạng mạnh mẽ, quân và dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Thắng lợi quan trọng trên chiến trường, và sự phát triển của phong trào công nhân thế giới đã mở ra cục diện thuận lợi cho Cách mạng nước ta. Ngày 08/05/1954, chỉ một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Geneva về Đông Dương đã khai mạc. Trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp cùng nhiều cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết.

hoi nghi geneva 1954 y nghia va nhung bai hoc lich su
Hội nghị Geneva 1954 là một “trận đánh” lớn đầu tiên trên vũ đài quốc tế của nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam

Bản lĩnh trên bàn đàm phán

Hội nghị Geneva là một cột mốc lịch sử đối với sự nghiệp Cách mạng của dân tộc ta. Chúng ta đã kiên trì, kiên quyết đấu tranh cho một giải pháp toàn diện về chính trị và quân sự; đạt được mục tiêu cơ bản, cốt lõi, giành được thắng lợi từng bước, tạo tiền đề đưa sự nghiệp cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đi đến thắng lợi trọn vẹn, vẻ vang sau này. Đánh giá về Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “…Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng to”[1]; Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong Lễ kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam nhận xét: “Việc ký kết Hiệp định Geneva là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” .

Hội nghị Geneva và các văn kiện liên quan tạo tiền đề quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta. Lần đầu tiên, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được các nước lớn công nhận tại một hội nghị đa phương. Pháp và các nước tham gia Hội nghị “cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”, “tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội trị” của Việt Nam, Lào và Campuchia. Pháp buộc phải đình chỉ chiến sự và rút hoàn toàn quân đội khỏi lãnh thổ ba nước Đông Dương.

Gần 20 năm sau, Hiệp định Paris 1973 đã khẳng định lại những cơ sở pháp lý quan trọng này: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneva năm 1954 về Việt Nam đã công nhận.” Bên cạnh ý nghĩa pháp lý, Hội nghị Geneva cũng tạo điều kiện để ta chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến của nhân dân ta. Với kết quả Hội nghị, chúng ta đã có thời gian quý báu để khôi phục lại sau chiến tranh và bắt tay vào xây dựng CNXH ở miền Bắc - trở thành hậu phương lớn cho phong trào cách mạng miền Nam tiếp tục công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đi đến thắng lợi cuối cùng năm 1975.

Những thành quả của Hội nghị Geneva thể hiện bản lĩnh của nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn dắt ngay từ những ngày đầu lập nước. Đây là lần đầu tiên nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam tham gia vào một hội nghị đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các nước lớn tham gia Hội nghị đều có mục tiêu và lợi ích riêng. Đoàn đàm phán của chúng ta đã phát huy chiến thắng trên chiến trường, sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, kiên định về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược để giành được những kết quả quan trọng. Sau Hội nghị, vị thế của Việt Nam được củng cố và nâng cao đáng kể. Trong giai đoạn từ sau Hội nghị Geneva đến 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lập quan hệ ngoại giao với 36 quốc gia, trong khi trước đó mới có quan hệ ngoại giao với 9 nước Xã hội chủ nghĩa.

Thành quả của Hội nghị Geneva có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc. Dân tộc Việt Nam nhỏ bé đã kiên cường đấu tranh, giành được những thắng lợi vang dội cả trên chiến trường và trên bàn đàm phán, buộc các nước lớn công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Việt Nam trở thành tấm gương, nguồn động lực cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập. Thắng lợi của Việt Nam mở màn cho sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, với hàng loạt các nước thuộc địa Á – Phi giành được độc lập trong những năm cuối 1950 - đầu 1960.

Những bài học kinh nghiệm quý báu

65 năm trôi qua, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, nhưng Hội nghị Geneva vẫn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau. Trong đó, năm bài học tiêu biểu gồm:

Một là, đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, coi đây là mục tiêu và nguyên tắc cao nhất trong đối ngoại. Tình hình quốc tế càng phức tạp, các nước lớn càng chi phối quan hệ quốc tế, ta lại càng cần nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, đồng thời “dĩ bất biến, ứng vạn biến” kiên định trong nguyên tắc, linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.

Hai là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. Trong đó, tăng cường tiềm lực, nâng cao sức mạnh nội sinh của đất nước đi đôi với linh hoạt, chủ động tạo thế trong đối ngoại để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Ba là, hiệp đồng trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, qua đó tạo sức mạnh tổng hợp để đi đến thắng lợi cuối cùng. Các mặt trận này được xác định là những mặt trận quan trọng, có tác động qua lại, không tách rời nhau.

Bốn là, nghệ thuật biết thắng từng bước để đi đến chiến thắng hoàn toàn trong bối cảnh chênh lệch tương quan lực lượng. Từ những lợi thế nhỏ, từng phần tạo nên thực lực mới, vị thế mới vì mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc.

Năm là, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh dư luận, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, các lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vững bước tiến về phía trước

Tiếp nối thành quả của Hội nghị Geneva và các sự kiện lịch sử sau đó, từ năm 1986, chúng ta đã tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tính chung hơn 30 năm qua, GDP Việt Nam tăng gấp 30 lần, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7%. Đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được từng bước cải thiện. Ổn định chính trị – xã hội được giữ vững. Về đối ngoại, chúng ta triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng, xây dựng mạng lưới 30 Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện, quan hệ với các nước ngày càng đi vào chiều sâu.

Uy tín và vị thế của đất nước được nâng cao, thể hiện qua việc các nước tin tưởng, ủng hộ ta đảm nhận những trọng trách quốc tế. Vừa qua, ta đã trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 với số phiếu kỷ lục (192/193). Chúng ta cũng tổ chức tốt Hội nghị Thượng định Mỹ-Triều lần thứ 2 tại Hà Nội và hiện đang tích cực chuẩn bị đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN năm 2020. Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 89 năm thành lập Đảng ngày 03/02/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

Bên cạnh đó, đất nước ta cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế phát triển chưa thật sự vững chắc; mô hình tăng trưởng vẫn chậm đổi mới; sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp. Các vấn đề an ninh phi truyền thống nổi lên gay gắt. Tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp với những thay đổi bước ngoặt. Cạnh tranh, cọ xát chiến lược giữa các nước lớn trong khu vực và trên thế giới ngày càng phức tạp. Vấn đề Biển Đông có những diễn biến mới phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và lợi ích an ninh và phát triển của ta.

Tình hình đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, đoàn kết, năng động, hiệu quả và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm lịch sử quý báu để thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng và Nhà nước nói chung và chủ trương, chính sách trên lĩnh vực đối ngoại nói riêng. Với thế và lực ngày càng được nâng cao và sự tin tưởng, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, cùng những kinh nghiệm quý báu từ Hội nghị Geneva năm 1954, chúng ta tin tưởng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa sẽ đi đến thắng lợi hoàn toàn./.

------------------------

Phạm Bình Minh

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.7, tr.321-323.

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Đọc thêm

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 20/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 20 ...
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động