Hội nghị Paris: Một đấu bốn và ‘bốn trong một'

TS. Nguyễn Đình Luân
Tại Hội nghị Paris, Bộ trưởng Xuân Thủy không chỉ lần lượt đấu với 4 Trưởng đoàn của Mỹ mà còn phải thực hiện đồng thời 4 nhiệm vụ quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hội nghị Paris có 248 phiên họp công khai kéo dài gần 5 năm, phía Mỹ phải thay Trưởng đoàn tới 4 lần (William Averell Hariman, Henry Cabot Lodge, David Bruce, William Parter) nhưng phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ có một Trưởng đoàn Xuân Thủy.

Mặc dù bị bệnh hen suyễn hành hạ, nhưng với ý chí sắt đá đã được tôi rèn trong những năm tháng tù đày khắc nghiệt, ông luôn điềm tĩnh và thường cười tươi tắn mà giới truyền thông phương Tây ca ngợi là “nụ cười chiến thắng”.

Hội nghị Paris: Một đấu bốn và ‘bốn trong một'
Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy (người đang phát biểu) - Trưởng đoàn Việt Nam đàm phán tại Paris năm 1968. (Nguồn: btlsqsvn.org.vn)

Bộ trưởng Xuân Thủy không chỉ lần lượt đấu với 4 Trưởng đoàn của Mỹ mà còn phải thực hiện đồng thời 4 nhiệm vụ quan trọng: Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tham gia các cuộc gặp riêng với đại diện của Mỹ, chủ trì họp báo và trả lời phỏng vấn, công tác đối ngoại nhân dân.

Đồng chí Xuân Thủy đã từng là Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, phụ trách công tác dân vận và mặt trận, Chủ tịch đầu tiên của Hội nhà báo Việt Nam nên nhiệm vụ nào cũng hoàn thành xuất sắc.

Với trọng trách là Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại hội nghị “bốn bên, hai phía”, Bộ trưởng Xuân Thủy đã không chỉ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và nghệ thuật đàm phán xứng tầm, mà còn khôn khéo và sáng tạo thực hiện phương châm “tuy hai nhưng là một, một nhưng lại là hai”.

Những sáng kiến về giải pháp quan trọng nhất đưa ra trước diễn đàn công khai ở Paris đều được dành cho đoàn miền Nam: Giải pháp toàn bộ 10 điểm ngày 08/05/1969 của Đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Tám điểm nói rõ thêm ngày 17/09/1970 của Đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời, lập trường Bảy điểm ngày 01/07/1971 và sau đó là Hai điểm nói rõ thêm ngày 01/02/1072 của Đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời,...

Mục tiêu đấu tranh ngoại giao đầu tiên của ta ở Hội nghị Paris là buộc Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc - hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam. Trong một phiên họp với Trưởng đoàn đầu tiên Mỹ William Hariman, khi biết đối phương bị điếc, Trưởng đoàn Xuân Thủy đã hỏi: “Ông điếc tai từ bao giờ, tại sao?”

William Hariman trả lời: “Từ Chiến tranh thế giới thứ hai, vì chấn động bom và điếc tai bên trái”. Trưởng đoàn Xuân Thủy cười nói khôi hài: “Ông Hariman bị điếc tai vì bom, mà sao không chịu chấm dứt ném bom miền Bắc? Ông ta điếc tai trái, thảo nào mình đòi chấm dứt ném bom vô điều kiện, ông ta cứ nói sang chuyện khác!”.

Nhưng trong cuộc gặp riêng với William Hariman ngày 21/08/1968, sau khi nghe đối phương nói có ý đe dọa: “Nếu không nói chuyện nghiêm chỉnh thì chiến tranh còn tiếp tục, bom lại rơi trên đầu các ông”, Bộ trưởng Xuân Thủy đã đập tay xuống bàn và sẵng giọng: “Ông dọa à, dọa ném bom trở lại à? Chúng tôi sẵn sàng chống lại!”.

Hội nghị Paris: Một đấu bốn và ‘bốn trong một'
Một lần trước khi vào bàn đàm phán: Trưởng đoàn Xuân Thủy bắt tay Henry Kissinger, đứng giữa là cố vấn Lê Đức Thọ. (Ảnh tư liệu)

Trong các cuộc gặp riêng với Kissinger, Bộ trưởng Xuân Thủy cũng vạch trần sự phi lôgic của đối phương: “Các ông không nhìn vào thực tế mà chỉ nói lý về mình. Khi nào có lợi cho các ông thì các ông làm. Việc các ông mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương thì các ông xem là việc các ông được làm. Còn bây giờ nhân dân Việt Nam chống lại xâm lược của các ông thì các công lại đòi ngừng lại”.

Cuộc gặp đầu tiên giữa Bộ trưởng Xuân Thủy và Tổng lãnh sự Mai Văn Bộ với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ - Tiến sỹ Henry Kissinger, phụ tá Anthony Lake và tướng Vernon Walters (tùy viên quân sự của Mỹ) vào chiều ngày 04/08/1969 tại nhà riêng của ông J. Sainteny, số 204 phố Rivoli (Paris) có ý nghĩa rất quan trọng.

Tiến sỹ Henry Kissinger đã bí mật tới Paris và yêu cầu giữ bí mật cuộc họp này. Hai bên đã trình bày quan điểm của nhau và hứa hẹn mở ra một diễn đàn mới cấp cao song song với diễn đàn Kléber để có thể đi tới giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Khi Tiến sỹ Henry Kissinger xin rút lui trước để ra sân bay đi Bỉ, Bộ trưởng Xuân Thủy đã đứng dậy bắt tay Tiến sỹ và bước ra trước.

Sau này Tiến sỹ Henry Kissinger đã thán phục: “Khi họ đối diện với người đại diện của cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, họ tỏ ra tinh tế, kỷ luật và kiên nhẫn biết bao”.

Trong quá trình đàm phán ở Paris, cả hai đoàn ta có gần 500 cuộc họp báo lớn nhỏ và hàng trăm cuộc trả lời phỏng vấn. Bộ trưởng Xuân Thủy thường chủ trì các cuộc họp báo lớn và thông báo báo chí thứ năm hàng tuần sau phiên họp công khai tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Pari.

Ông trực tiếp trả lời phỏng vấn của các báo, các hãng thông tấn phương Tây, của các nước xã hội chủ nghĩa và báo chí Mỹ. Là một nhà báo lão luyện với bề dày kiến thức đông tây kim cổ, nên những câu trả lời của ông rất sâu sắc nhưng rất dễ hiểu, thẳng thắn, lịch lãm, khôi hài và dí dỏm, giải đáp thỏa đáng mọi điều và gây được thiện cảm ngày càng cao trong dư luận quốc tế.

Bộ trưởng Xuân Thủy cũng dành thời gian tối đa để tiếp đại diện tổ chức hay cá nhân, từ chính khách, nhà báo, trí thức, nhà tu hành, triệu phú, văn nghệ sĩ đến công nhân, không phân biệt già trẻ, gái trai đến gặp ông để hỏi những điều họ chưa rõ, kể cả người chưa có thiện ý hay có dụng ý xin gặp để truy vặn, dò xét và tìm chỗ sơ hở của ta.

Ngày 12/10/1968, Bộ trưởng Xuân Thủy tiếp nhà bình luận và phóng viên Thời báo New York. Câu chuyện kéo dài hơn 2 giờ với những màn trao đổi và đối đáp đầy kịch tính. Khi Bộ trưởng Xuân Thủy nói: “Phía Chính phủ Mỹ ngoan cố”, đối phương đáp trả: “Chúng tôi xem ra các ngài cũng không kém”.

Nghe vậy, ông tươi cười thong thả trả lời: “Tùy cách hiểu của mỗi người. Cách hiểu đúng của chúng tôi là: Nếu quân đội nhân dân Việt Nam đến đánh chiếm nước Mỹ, nhân dân Mỹ đòi chúng tôi rút đi mà chúng tôi không rút; như vậy, các ông bảo chúng tôi ngoan cố là đúng. Mà chúng tôi cũng nhận, nếu quả như thế thì thực là ngoan cố. Khốn nỗi, đằng này Chính phủ Mỹ đến xâm lược nước chúng tôi. Chúng tôi đòi Mỹ, trước hết phải chấm dứt vô điều kiện ném bom miền Bắc... mà Mỹ không chịu thì Mỹ là ngoan cố chứ còn gì nữa. Nếu không gọi là ngoan cố thì gọi là gì? Tôi chưa muốn dùng những từ nặng hơn đấy!”

Thế là họ đành phải im lặng. Những hoạt động báo chí và vận động dư luận của ông và cộng sự hai đoàn đã góp phần quan trọng tạo ra “mặt trận đoàn kết nhân dân thế giới” rộng lớn chưa từng có, một phong trào phản chiến rầm rộ ngay trong lòng nước Mỹ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy là “những nhà thương thuyết đầy tài năng, một cặp bài trùng không thể thiếu được trong ván bài lật ngửa giữa các nhà đàm phán Việt Nam và Mỹ tại Hội nghị Paris thời bấy giờ. Đàm phán thắng lợi là nhờ có sự lãnh đạo trực tiếp sáng suốt, uyển chuyển của các đồng chí Lê Đức Thọ và Xuân Thủy”.

Xuân Thủy, tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, sinh ngày 2/9/1912. Ông là một nhà báo, nhà thơ, Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, phụ trách công tác dân vận và mặt trận, Chủ tịch đầu tiên của Hội nhà báo Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris.

Ông liên tục là Đại biểu Quốc hội từ khóa I (1946-1960) đến khóa VII (1981-1985) và từng giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội. Ông còn là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Tổng Thư ký năm 1981-1982...

Với những đóng góp của mình ông được trao tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập Hạng nhất, Huân chương Kháng chiến Hạng nhất... Ông mất ngày 18/6/1985.

Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris

Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris

Cuộc biểu tình ngày 1/5/1975 diễu qua các đường phố từ quảng trường La Nation ở gần trung tâm Paris đến cửa ô Saint Martin ...

Từ Paris đến Sài Gòn

Từ Paris đến Sài Gòn

Đánh giá về địa điểm diễn ra cuộc đàm phán trong giai đoạn 1968 -1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định, Paris là lựa ...

Bàn đàm phán Paris và chuyện thắng - thua

Bàn đàm phán Paris và chuyện thắng - thua

Tôi nhớ, hồi tháng 3/2009, với tư cách một "nhân chứng" của Hội nghị Paris, khi tiếp chuyện bà giáo sư sử học Mỹ Caroline ...

Hiệp định Paris về Việt Nam: Những điều khoản ký kết và thực hiện

Hiệp định Paris về Việt Nam: Những điều khoản ký kết và thực hiện

Hiệp định Paris là kết quả của một cuộc hội đàm lịch sử trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm ...

Tản mạn chuyện đàm phán ở Paris…

Tản mạn chuyện đàm phán ở Paris…

Trong gần năm năm diễn ra đàm phán Paris về Việt Nam, không chỉ đồng bào và chiến sĩ trong nước mà nhân dân thế ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động