Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Vy Anh
Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Italy là dịp để các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trên thế giới tìm sự đồng điệu trên hàng hoạt các vấn đề "nóng" toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dài dặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch G7 năm 2024, Italy đặt ưu tiên đối với xung đột Đông Âu và Trung Đông. (Nguồn: Agenzia Nova)

Cơ hội thể hiện tinh thần đoàn kết

Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) dự kiến sẽ khai mạc tại Apulia, Italy vào ngày 13/6 tới.

Một loạt chủ đề dự kiến sẽ được thảo luận, từ vấn đề kinh tế đến tình hình khu vực, và một tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo sẽ được công bố.

Có thể nói, đây sẽ là cơ hội để G7 thể hiện tinh thần đoàn kết trong việc ứng phó với những thách thức ngày càng gia tăng như tình hình xung đột Nga-Ukraine và tình hình căng thẳng ở Trung Đông.

Tin liên quan
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2024 sẽ diễn ra tại Puglia, Italy Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2024 sẽ diễn ra tại Puglia, Italy

Hội nghị thượng đỉnh G7 đầu tiên được tổ chức vào tháng 11/1975 tại Chateau de Rambouillet, ngoại ô thủ đô Paris, Pháp.

Mục tiêu là để các nước phát triển phương Tây hợp tác giải quyết tình trạng bất ổn kinh tế sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất.

Vì Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nên nước này đã tham gia đàm phán ngay từ đầu. Tại những hội nghị đầu tiên, trọng tâm là thảo luận vấn đề kinh tế, nhưng trong thời kỳ xảy ra Chiến tranh Lạnh, các vấn đề chính trị cũng bắt đầu được đề cập nhiều hơn.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga tham gia các cuộc thảo luận chính trị và vào năm 1998, sự xuất hiện thêm nhân tố Nga đã biến tổ chức này thành “Nhóm G8”.

Đến tháng 3/2014, Nga tuyên bố sáp nhập Bán đảo Crimea ở miền Nam Ukraine và 7 quốc gia đã đình chỉ cơ chế tham gia của Nga, đưa cơ chế này quay trở lại với hình thức nhóm họp ban đầu là G7.

Những lãnh đạo chủ chốt của Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay không có thay đổi so với cách đây một năm.

Điểm lại, người tham gia nhiều hội nghị nhất là Thủ tướng Canada Justin Trudeau (nhậm chức tháng 11/2015), trong khi Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (nhậm chức tháng 10/2021) tham dự lần thứ ba, sau hội nghị tại Đức năm 2022 và giữ vai trò chủ trì vào năm 2023.

Năm nay, trong số các nhà lãnh đạo G7 có Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh tuyên bố tái tranh cử. Ông Biden tái tranh cử với tư cách là ứng viên đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11 và sẽ phải cạnh tranh gay gắt với ứng viên đảng Cộng hòa là ông Donald Trump.

Ông Biden sẽ trở lại Mỹ sau Hội nghị thượng đỉnh G7 mà không tham gia Hội nghị thượng đỉnh hòa bình về Ukraine tại Thụy Sỹ ngay sau đó. Điều này là do ông Biden phải tham gia một sự kiện gây quỹ chiến dịch tranh cử ở trong nước.

Trong khi đó, tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố sẽ giải tán Hạ viện và tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 4/7 tới. Theo dự báo của YouGov công bố ngày 3/6, Công đảng đối lập dự kiến sẽ giành được 60% số ghế và khả năng lớn sẽ có sự thay đổi trong chính phủ.

Tại Nhật Bản, cuộc bầu cử Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cũng sẽ diễn ra vào tháng 9 nhưng hiện tại vẫn chưa có thông tin ông Kishida Fumio có tái tranh cử hay không.

Đi tìm tiếng nói chung

Tiếp nối các nội dung lớn theo chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima năm ngoái, vấn đề Ukraine, tình hình khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, an ninh kinh tế và trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với tình hình Trung Đông (mới phát sinh sau Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima) sẽ là những chủ đề thảo luận chính.

Tuy nhiên, nước chủ nhà Italy muốn bổ sung thêm nội dung thảo luận về các vấn đề châu Phi và nhập cư.

Về tình hình Ukraine, tâm điểm chú ý là các cuộc thảo luận của lãnh đạo các nước G7 về những ưu và nhược điểm của một chiến thuật còn "nóng hổi" là cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây cung cấp.

Mỹ và Đức đều đã công khai tuyên bố mở đường cho điều này nhưng nước chủ nhà Italy lại không đồng tình việc tấn công vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí mà nước này cung cấp.

Ngoài ra, lãnh đạo các nước G7 sẽ thảo luận về cách thức sử dụng tài sản của Nga bị phong tỏa để hỗ trợ Ukraine. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 4/6 vừa qua đã phát biểu tại Thượng viện Mỹ rằng sẽ “hỗ trợ đáng kể” cho việc sử dụng tiền lãi tạo ra từ các tài khoản bị phong tỏa.

Về phần mình, phía Nhật Bản đang xem xét về tính khả thi của giải pháp này, từ đó có thể có những áp dụng phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp Nhật Bản.

Còn về tình hình Trung Đông thì sao? Đây là vấn đề rất khó khi xung đột giữa Israel và Hamas đã tạo ra sự đối lập rõ rệt về lập trường của Mỹ và châu Âu. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, vốn nhận được sự hậu thuẫn lớn từ Mỹ, đã không thể đưa ra được bất kỳ phương án ngừng bắn hiệu quả nào do phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các nhóm chính trị cực hữu trong nước.

Về chủ đề AI, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023, nước chủ nhà Nhật Bản đã đưa ra Quy trình AI ở Hiroshima để hướng tới xây dựng các quy tắc quốc tế về AI.

Tiếp nối, Hội nghị thượng đỉnh năm nay cũng sẽ tập trung vào các cuộc thảo luận sâu hơn về tác động của AI tạo ra việc làm. Có thông tin rằng Giáo hoàng Francis cũng sẽ tham gia cuộc thảo luận về chủ đề AI xoay quanh vấn đề đạo đức.

Trong lĩnh vực an ninh kinh tế, các biện pháp chống lại “sự ép buộc kinh tế”, bao gồm việc gây áp lực lên Trung Quốc thông qua thương mại và đầu tư, đều nằm trong chương trình nghị sự.

Các lãnh đạo G7 cũng sẽ chia sẻ ý kiến về cách giải quyết vấn đề sản xuất thừa của Trung Quốc. Hiện tại các nước G7 chỉ chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu, giảm mạnh so với con số 60% của 40 năm trước.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và các nước mới nổi, các nước đang phát triển (còn gọi là các nước Nam Bán cầu) đang đe dọa trật tự quốc tế do phương Tây dẫn dắt.

Châu Âu đang tranh luận về các biện pháp hạn chế nhập cư từ châu Phi. Italy có vấn đề nghiêm trọng về nhập cư khi số lượng lớn người nhập cư châu Phi tìm đến nước này qua biển Địa Trung Hải. Hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ đề cập đến việc hỗ trợ phát triển cho châu Phi.

Nhật Bản, vốn đang dành sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, dự kiến sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan.

Đồng ý tổ chức hội nghị hòa giải theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine, một nước châu Âu mong mỏi sự tham gia của Trung Quốc

Đồng ý tổ chức hội nghị hòa giải theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine, một nước châu Âu mong mỏi sự tham gia của Trung Quốc

Ngày 15/1, Thụy Sỹ đã nhất trí đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh về hòa bình toàn cầu theo đề nghị của Tổng ...

Trung Quốc yêu cầu để Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh về Ukraine, Tổng thống Zelensky quyết phản đối

Trung Quốc yêu cầu để Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh về Ukraine, Tổng thống Zelensky quyết phản đối

Các nguồn tin cho biết, Thụy Sỹ và Trung Quốc yêu cầu để Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh về Ukraine, trong khi phía ...

Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục công du châu Âu, mỗi điểm đến đều có chương trình nghị sự 'nóng'

Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục công du châu Âu, mỗi điểm đến đều có chương trình nghị sự 'nóng'

Trong chuyến thăm trở lại châu Âu vào cuối tháng 5 này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ sự ủng hộ đối với tiến ...

Trung Quốc từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine, Nga lên tiếng ủng hộ

Trung Quốc từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine, Nga lên tiếng ủng hộ

Ngày 31/5, Điện Kremlin cho biết, Moscow ủng hộ việc Trung Quốc từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine vào ...

Ukraine sẽ mở đại sứ quán ở Philippines; lý do khiến Saudi Arabia-Trung Quốc quay lưng với hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sỹ

Ukraine sẽ mở đại sứ quán ở Philippines; lý do khiến Saudi Arabia-Trung Quốc quay lưng với hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sỹ

Ngày 3/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này sẽ mở đại sứ quán ở thủ đô Manila của Philippines trong năm nay.

(theo Nikkei)

Đọc thêm

09 nhóm đối tượng áp dụng mức lương cơ sở mới nhất

09 nhóm đối tượng áp dụng mức lương cơ sở mới nhất

Sau đây là bài viết có nội dung về 09 nhóm đối tượng áp dụng mức lương cơ sở mới nhất.
Tổng thống Putin bận rộn làm gì trong hai ngày ở Việt Nam?

Tổng thống Putin bận rộn làm gì trong hai ngày ở Việt Nam?

Cùng điểm lại lịch trình hoạt động dày đặc của Tổng thống Putin trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Brazil tiếp tục phát triển

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Brazil tiếp tục phát triển

Đại sứ Bùi Văn Nghị có buổi làm việc với Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển, công nghiệp, thương mại và dịch vụ Brazil.
Giá xăng dầu hôm nay 21/6: Triển vọng sáng từ thị trường việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu; trong nước giá xăng đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 21/6: Triển vọng sáng từ thị trường việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu; trong nước giá xăng đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 21/6, giá dầu tăng chưa đến 1 USD, được hỗ trợ bởi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm và dữ liệu cho thấy thị ...
Việt Nam đề nghị các bên liên quan kiềm chế tối đa, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế

Việt Nam đề nghị các bên liên quan kiềm chế tối đa, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế

Việt Nam theo dõi chặt chẽ và quan ngại sâu sắc trước những thông tin về vụ việc diễn ra tại khu vực Bãi Cỏ Mây giữa Philippines và Trung ...
Báo chí đối ngoại: Lực lượng chủ công tạo nên ‘điểm sáng’ Việt Nam

Báo chí đối ngoại: Lực lượng chủ công tạo nên ‘điểm sáng’ Việt Nam

Trong bối cảnh, tình hình mới, báo chí đối ngoại cần phải chuyển mình với quyết tâm đổi mới để lan tỏa hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới...
Israel: Mở đợt tấn công mạnh vào Gaza, Thủ tướng Netanyahu khiến Mỹ 'thất vọng sâu sắc', các chuyên gia LHQ yêu cầu cấm vận vũ khí

Israel: Mở đợt tấn công mạnh vào Gaza, Thủ tướng Netanyahu khiến Mỹ 'thất vọng sâu sắc', các chuyên gia LHQ yêu cầu cấm vận vũ khí

Quân đội Israel đã mở các cuộc không kích vào miền Trung và miền Nam Dải Gaza, đồng thời xe tăng của IDF tiến sâu hơn vào thành phố Rafah.
Tổng thống Nga: Xem xét sửa đổi học thuyết hạt nhân, sẵn sàng đàm phán 'ngay ngày mai', nói phóng viên hãy hỏi Chủ tịch Triều Tiên một điều

Tổng thống Nga: Xem xét sửa đổi học thuyết hạt nhân, sẵn sàng đàm phán 'ngay ngày mai', nói phóng viên hãy hỏi Chủ tịch Triều Tiên một điều

Tổng thống Nga cho hay, Moscow hiện đang xem xét 'những thay đổi có thể xảy ra trong chiến lược của mình' cũng như sửa đổi học thuyết hạt nhân.
Mỹ tuyên bố ưu tiên tên lửa phòng không cho Ukraine, Kiev nhận quà ‘xịn’ từ Romania

Mỹ tuyên bố ưu tiên tên lửa phòng không cho Ukraine, Kiev nhận quà ‘xịn’ từ Romania

Mỹ hiện là nước hỗ trợ quân sự quan trọng cho Ukraine, với cam kết cung cấp hơn 51 tỷ USD vũ khí.
Tin thế giới 20/6: Argentina phủ nhận gửi vũ khí cho Ukraine, Hezbollah cảnh báo cuộc chiến không giới hạn với Israel

Tin thế giới 20/6: Argentina phủ nhận gửi vũ khí cho Ukraine, Hezbollah cảnh báo cuộc chiến không giới hạn với Israel

Hàn Quốc cân nhắc gửi vũ khí cho Ukraine, EU tung gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga, Philippines tố hành động nguy hiểm Trung Quốc ở Biển Đông.
Lễ hành hương Hajj: Số người tử vong tăng báo động lên hơn 900, hàng nghìn người được thông báo mất tích

Lễ hành hương Hajj: Số người tử vong tăng báo động lên hơn 900, hàng nghìn người được thông báo mất tích

Lễ hành hương Hajj kéo dài nhiều ngày, với các hoạt động chủ yếu tổ chức ngoài trời, trong khi nhiều người hành hương tuổi cao và ốm yếu.
Mỹ-Hàn tập trận không quân chung

Mỹ-Hàn tập trận không quân chung

Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập trận không quân chung kéo dài từ 14-20/6, nhằm tập trung tăng cường thế trận phòng thủ tổng hợp của 2 nước.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ kết thúc thành công, Thủ tướng Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với kết quả không như kỳ vọng...
Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Chuyến thăm Đức của Tổng thống Pháp với những kết quả đạt được tạo nên dấu mốc mới, là biểu tượng quan trọng mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đến hẹn lại tới, hàng trăm đại biểu từ gần 50 quốc gia tụ hội ở Singapore, tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 21.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Phiên bản di động