Hợp tác Việt Nam-Ấn Độ ở Biển Đông: Mũi nhọn chiến lược

PGS. TS. Hà Anh Tuấn
Học viện Ngoại giao
Hợp tác Việt Nam-Ấn Độ ở Biển Đông là một mũi nhọn chiến lược trong quan hệ song phương, ngày càng được củng cố, xuất phát từ những lợi ích địa chiến lược, an ninh và kinh tế tương đồng giữa hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Việt Nam và Ấn Độ có kết nối từ hàng ngàn năm, thông qua các hoạt động giao thương và truyền giáo từ Ấn Độ tới bán đảo Đông Dương và ngược lại. Từ năm 2016, hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, đưa Ấn Độ là một trong ba nước có mức độ quan hệ song phương sâu sắc và toàn diện nhất với Việt Nam.

Cùng có đường bờ biển dài, Việt Nam và Ấn Độ có nhu cầu hợp tác quốc tế trên biển, đưa biển thành không gian hợp tác, phát triển và bảo vệ an ninh quốc gia. Từ khi theo đuổi chính sách hướng Đông (1991) và Hành động hướng Đông (2014), Ấn Độ luôn coi Việt Nam là trụ cột trong quan hệ với Đông Nam Á, trong đó hợp tác trên không gian biển ở Biển Đông là một mũi nhọn mang tính chiến lược.

Lễ đón đội tàu Hải quân Ấn Độ dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc  Sanjay Bhalla, Thống soái chỉ huy Hạm đội phía Đông của Hải quân Ấn Độ  thăm hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24-26/6/2022. (Nguồn: TTXVN)
Lễ đón đội tàu Hải quân Ấn Độ dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Sanjay Bhalla, Thống soái chỉ huy Hạm đội phía Đông của Hải quân Ấn Độ thăm hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24-26/6/2022. (Nguồn: TTXVN)

Tương đồng lợi ích

Là một trong những nước đầu tiên tư duy về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn, Ấn Độ nhận thức tầm quan trọng của Biển Đông như một tuyến đường kết nối quan trọng và vai trò của Biển Đông đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Ấn Độ gần đây từng bước điều chỉnh lập trường ở Biển Đông theo hướng quan tâm và thể hiện nhu cầu đóng vai trò lớn hơn. Tuy vẫn giữ trung lập trong tranh chấp lãnh thổ và vùng biển giữa các nước trong khu vực, Ấn Độ tích cực nêu rõ lập trường đứng về luật pháp quốc tế.

Năm 2018, phát biểu tại Đối thoại Shangri La, diễn đàn an ninh quốc tế hàng đầu của khu vực, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ theo đuổi nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các nước có quyền tiếp cận công bằng đối với vùng biển và vùng trời chung, tự do hàng hải không bị ngăn trở và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tháng 5/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava khẳng định Biển Đông là một phần của vùng biển chung toàn cầu và Ấn Độ có lợi ích trong việc duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực, ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và các tuyến đường thương mại không bị cản trở qua Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.

Can dự lớn hơn của Ấn Độ không chỉ xuất phát từ mục tiêu chiến lược bảo vệ trật tự và luật pháp quốc tế, thể hiện vai trò lớn hơn trong bối cảnh chính trị nước lớn đang có xu hướng gia tăng ở Biển Đông mà còn vì những lợi ích kinh tế cụ thể như bảo vệ tự do hàng hải phục vụ thương mại và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trong năm tài chính 2020-2021, thương mại hai chiều của Ấn Độ với các nước ASEAN ở mức gần 80 tỷ USD và với các nước Đông Bắc Á là 150 tỷ USD, chiếm khoảng một phần ba tổng giá trị thương mại hàng hóa của Ấn Độ. Thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho thấy, gần 31% tổng giá trị thương mại hàng hóa của Ấn Độ năm 2016 đi qua Biển Đông.

Nghiên cứu khác của Quỹ nghiên cứu Người quan sát (ORF) của Ấn Độ thì ước tính khoảng 200 tỷ USD, tương đương 55% tổng giá trị thương mại của Ấn Độ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đi qua vùng biển này. Những thỏa thuận thương mại với các nước và tổ chức trong khu vực như Singapore (2005), Malaysia (2011), Nhật Bản (2011), Hàn Quốc (2009), ASEAN (2009, 2015) cùng chính sách Hành động hướng Đông dưới thời Thủ tướng Modi là nền tảng để quan hệ thương mại giữa Ấn Độ với Đông Á tiếp tục phát triển, đồng nghĩa với lợi ích quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Ngoài ra, Biển Đông là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, được các cơ quan nghiên cứu ước tính có nguồn dầu khí dồi dào, đa phần nằm trong vùng đặc quyền kinh tế các nước ven Biển Đông và chưa được khai thác. Với dân số khổng lồ, Ấn Độ phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng bên ngoài. Nhập khẩu chiếm tới 85% tổng nhu cầu dầu khí của nước này trong năm 2020.

Việc tiếp cận được nguồn dầu khí ở Biển Đông góp phần giúp Ấn Độ đảm bảo an ninh năng lượng, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào một số đối tác lớn. Do vậy, Ấn Độ khuyến khích các nước trong khu vực xây dựng bộ quy tắc ứng xử để quản lý tranh chấp, đảm bảo tự do thương mại và cho phép các nước ngoài khu vực có quyền tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đến lúc Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn ở Biển Đông
Can dự của Ấn Độ thể hiện vai trò lớn hơn trong bối cảnh chính trị nước lớn đang có xu hướng gia tăng ở Biển Đông. (Nguồn: PTI)

Trong khi đó, Biển Đông vừa có ý nghĩa thiêng liêng về chủ quyền, vừa là tiền đồn đảm bảo an ninh và có giá trị đặc biệt quan trọng đối với con đường phát triển của Việt Nam. Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 xác định kinh tế biển là động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian tới; đồng thời xác định nhiệm vụ then chốt là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đặc biệt trong bối cảnh tình hình ở Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế.

Hợp tác toàn diện

Ấn Độ coi Việt Nam là một trụ cột trong chính sách Hành động hướng Đông. Thủ tướng Modi nhiều lần khẳng định Việt Nam là ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ trong phát triển quan hệ với Đông Nam Á. Ở chiều ngược lại, trong nhu cầu đa dạng hóa quan hệ với các nước nhằm bảo vệ chủ quyền, tăng cường an ninh và thúc đẩy phát triển ở Biển Đông, Việt Nam xác định Ấn Độ hội tụ các điều kiện để trở thành một đối tác chủ chốt và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đó là nền tảng thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt-Ấn ở Biển Đông.

Các Tuyên bố chung của hai nước trong những năm gần đây luôn thể hiện tầm nhìn chung của hai nước trong vấn đề bảo vệ an ninh và hợp tác phát triển trên biển, có nội hàm về biển cơ bản được định hình trong Tuyên bố chung hai nước nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Ấn Độ năm 2013.

Tại Tuyên bố này, hai bên tái khẳng định yêu cầu đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông; kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS); hoan nghênh cam kết chung của các bên liên quan về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận; kêu gọi hợp tác đảm bảo an ninh các tuyến đường biển, chống cướp biển và hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển; hoan nghênh việc thường xuyên tiến hành đối thoại quốc phòng, huấn luyện, tập trận, tàu hải quân và cảnh sát biển thăm viếng lẫn nhau.

Việt Nam và Ấn Độ hoan nghênh Biên bản ghi nhớ về Đào tạo sĩ quan hải quân và không quân Việt Nam và việc ký kết Hiệp định Vận tải biển. Phía Việt Nam ưu tiên giới thiệu cho Ấn Độ diện tích thăm dò và khai thác dầu khí mới, hoan nghênh các dự án đầu tư mới của các công ty Ấn Độ trong các dự án dầu khí ở Việt Nam.

Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam-Ấn Độ về Hòa bình, Thịnh vượng và Người dân tháng 12/2020 ngoài các thành tố đã nêu trong các văn kiện trước đó khẳng định việc đàm phán COC phải thực chất và hiệu quả, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tất cả các nước ở Biển Đông, kể cả các nước không tham gia đàm phán.

Hai bên cũng nêu tầm quan trọng của việc tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác mới và thực chất nhằm tăng cường năng lực về kinh tế biển, an ninh và an toàn hàng hải, môi trường biển và sử dụng bền vững tài nguyên biển, kết nối hàng hải, nhằm bảo đảm an ninh và tăng trưởng cho cả khu vực.

Triển khai trên thực tế, an ninh quốc phòng là lĩnh vực chủ chốt trong hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ở Biển Đông. Năm 2014, Ấn Độ cung cấp gói tín dụng quốc phòng trị giá 100 triệu USD để giúp Việt Nam đóng 12 tàu tuần tra cao tốc, trong đó 5 chiếc được đóng tại Ấn Độ và 7 được đóng tại Việt Nam. Toàn bộ 12 tàu này hiện đã được hạ thuỷ và biên chế cho lực lượng biên phòng biển của Việt Nam.

Ấn Độ còn hỗ trợ đào tạo nhân lực vận hành tàu cho binh chủng tàu ngầm của hải quân Việt Nam. Từ năm 2018, hai nước đã xây dựng cơ chế Đối thoại an ninh biển định kỳ ở cấp Vụ trưởng; tàu chiến hiện đại của Ấn Độ thăm thường kỳ và tập huấn hải quân song phương với hải quân Việt Nam ở Biển Đông. Ngoài ra, hợp tác Việt - Ấn về không quân và hệ thống phòng thủ từ đất liền cũng góp phần quan trọng tăng cường bảo vệ vùng Biển Đông của Việt Nam.

Lễ khởi công dự án đóng 12 tàu tuần tra cao tốc (HSGB) cho lực lượng Biên phòng Việt Nam tại xưởng đóng tàu Kattupalli của tập đoàn Larsen & Toubro ở gần Chennai, bang Tamil Nadu, Ấn Độ ngày 14/8/2019. Chuẩn Đô đốc KJ Kumar, Tư lệnh Vùng hải quân Tamil Na
Lễ khởi công dự án đóng 12 tàu tuần tra cao tốc (HSGB) cho lực lượng Biên phòng Việt Nam tại xưởng đóng tàu Kattupalli của tập đoàn Larsen & Toubro ở gần Chennai, bang Tamil Nadu, Ấn Độ ngày 14/8/2019. (Nguồn: TTXVN)

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển, Việt Nam và Ấn Độ tập trung hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Từ cuối những năm 1980, Tập đoàn Dầu khí quốc gia ONGC Videsh của Ấn Độ trở thành đối tác khai thác dầu khí quan trọng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (VPN) ở Biển Đông và đã thăm dò, phát hiện thành công các mỏ khí Lan Đỏ và Lan Tây.

Hợp tác song phương Việt - Ấn trong lĩnh vực này được duy trì và mở rộng thông qua nhiều thoả thuận giữa hai chính phủ và trực tiếp hai tập đoàn dầu khí quốc gia trong hơn 10 năm qua.

Hợp tác Việt - Ấn trên biển còn được thúc đẩy trong các khuôn khổ đa phương. Hai bên phối hợp thúc đẩy Đối thoại Chiến lược ASEAN - Ấn Độ về hợp tác hàng hải và nhất trí tích cực ủng hộ lẫn nhau và phối hợp trong các khuôn khổ hợp tác đa phương, đặc biệt là ARF và ADMM+. Năm 2022, tàu chiến Việt Nam đã tham gia hoạt động huấn luyện quân sự đa phương Milan 2022 do Ấn Độ chủ trì. Trong lĩnh vực kinh tế, từ năm 2018, Việt Nam và Ấn Độ bắt đầu xác định các mô hình hợp tác với một bên thứ ba trong các dự án khai thác dầu khí ở Biển Đông.

***

Hợp tác Việt Nam-Ấn Độ ở Biển Đông là một mũi nhọn chiến lược trong quan hệ song phương, ngày càng được củng cố, xuất phát từ những lợi ích địa chiến lược, an ninh và kinh tế tương đồng giữa hai nước.

Đó là mối quan hệ thực chất dựa trên lòng tin và tình hữu nghị truyền thống, phát huy thế mạnh của mỗi bên và khẳng định vai trò của Ấn Độ và Việt Nam trong việc tích cực tham gia vào một trật tự khu vực đang định hình.

Ngoài những lĩnh vực hiện nay, hai nước còn nhiều tiềm năng hợp tác ở các nội dung khác có điều kiện phù hợp và cùng quan tâm như công nghệ nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất/nhập khẩu hải sản; kết nối cảng biển và vận tải biển giữa hai nước và với các nước trong khu vực.


Xem thêm các bài viết nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ (1972-2022) tại đây.

Đã đến lúc Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn ở Biển Đông

Đã đến lúc Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn ở Biển Đông

Trong bài viết trên Asia Times, TS. Lakhvinder Singh* cho rằng Ấn Độ cần đi đầu trong việc xây dựng một cơ chế an ninh ...

Việt Nam là đối tác thiện chí trong chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ

Việt Nam là đối tác thiện chí trong chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ

Tiến sĩ Rajaram Panda, nghiên cứu viên cao cấp tại Bảo tàng và thư viện tưởng niệm Nehru, cơ quan tư vấn trực thuộc Bộ ...

Ấn Độ, Singapore tập trận hải quân chung gần Biển Đông

Ấn Độ, Singapore tập trận hải quân chung gần Biển Đông

Thành công của tập trận SIMBEX-2021 ở rìa phía nam của Biển Đông từ ngày 2-4/9 phản ánh lợi ích ngày càng tăng của Ấn ...

Vấn đề Biển Đông: Ấn Độ phát thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc

Vấn đề Biển Đông: Ấn Độ phát thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc

Ấn Độ đã phát đi một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc rằng, Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) không được ...

Lý do Ấn Độ cử nhóm tàu tác chiến hải quân đến Biển Đông

Lý do Ấn Độ cử nhóm tàu tác chiến hải quân đến Biển Đông

Động thái điều tàu đến Biển Đông của Ấn Độ nhằm thể hiện chính sách Hành động hướng Đông, đồng thời gửi một thông điệp ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Không phải Hungary, đây mới là quốc gia EU mua khí đốt Nga nhiều nhất; Gazprom vẫn bán hàng cho châu Âu qua Ukraine

Không phải Hungary, đây mới là quốc gia EU mua khí đốt Nga nhiều nhất; Gazprom vẫn bán hàng cho châu Âu qua Ukraine

Tháng 2, Pháp đã trở thành khách hàng mua khí đốt số một của Nga trong số các nước thành viên EU, thay thế Hungary ở vị trí này.
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược của Việt ...
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động