Người biểu tình Iraq ở phía bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad. (Nguồn: EPA - EFE) |
Iran - người "quản trò" tại Iraq
Ngày 27/12/2019, lực lượng Kataib Hezbollah (KH) thân Iran tiến hành tấn công nhằm vào căn cứ quân sự K-1 gần Kirkuk (Iraq) khiến 1 nhà thầu Mỹ thiệt mạng,
Ngày 29/12/2019, để "trả đũa" vụ tấn công trên, các máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ đã tấn công 3 căn cứ của KH tại Iraq và thêm 2 căn cứ tại Syria. Đợt tấn công làm khoảng 25 phiến quân thiệt mạng và hơn 50 người bị thương. Mục tiêu là các cơ sở nhà kho và các trạm chỉ huy của KH.
Washington khẳng định, các trạm chỉ huy này đã lên kế hoạch cho 11 vụ tấn công bằng tên lửa, bao gồm vụ tấn công ngày 27/12/2019. Ngay lập tức sau đó, Tehran đã đáp trả vụ tấn công của Mỹ.
Một ngày sau, Faleh al Fayyad, Cố vấn An ninh Quốc gia Iraq và Hadi al Ameri, lãnh đạo tổ chức Shia Badr đã tổ chức cho người biểu tình Iraq tấn công khu Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, sử dụng dụng cụ phá tường rào, thép gai để phá cổng chính và đốt phá sảnh vào Đại sứ quán Mỹ.
Tiếp đó, Tổng thống Trump đáp trả bằng việc đưa ra "không phải là một cảnh báo mà là một lời đe dọa" rằng, Tehran sẽ phải chịu trách nhiệm và có thể là mục tiêu trả đũa quân sự từ Mỹ nếu tài sản và công dân Mỹ bị phá hủy hay thiệt hại.
Phản ứng của Tehran là kích động ngày bạo động thứ hai. Khi Washington triển khai đơn vị không đoàn phản ứng nhanh số 82, thậm chí khi lính thủy đánh bộ đang sử dụng khí gas để giải tán đám đông bên trong Đại sứ quán, cuộc bạo động đã được kiểm soát, ít nhất là đến lúc này.
Các đơn vị quân đội Iraq không can thiệp trong 2 ngày xảy ra bạo động, mặc dù một số sỹ quan tỏ ra quan ngại cho sự an toàn của các nhà ngoại giao Mỹ. Điều này cho thấy chính phủ Iraq đơn giản là không sẵn lòng, hoặc sợ hãi về việc phải đối đầu với những "cái đầu nóng" tại Tehran.
Đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự thừa nhận lâu nay tại khu vực, nếu không nói là tại cả Washington: Đó là Iran - chứ không phải Mỹ - điều khiển mọi thứ tại Baghdad. Người đứng sau chiến lược của Tehran tại Iraq, cũng như tại Syria, gần như chắc chắn là Thiếu tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds, lực lượng hoạt động ở nước ngoài của Tehran.
Tướng Soleimani thỉnh thoảng có toàn quyền tại Iraq. Nhiều khả năng các lãnh đạo của nhóm vũ trang bán quân sự Hashd al Shabi, hay còn gọi là Các đơn vị huy động sức dân - PMU, mà KH là một bộ phận đã thực hiện chỉ đạo của ông ta.
Mỹ chao đảo hay tác động ngược?
Thiếu tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds của Iran. (Nguồn: AFP) |
Bề ngoài, dường như ông Soleimani và các giáo sỹ Iran đang theo đuổi một chính sách có thể gây tác động ngược. Nếu các mục tiêu của họ là để đẩy Mỹ ra khỏi Iraq, hay nói rộng ra là ra khỏi Trung Đông, chắc chắn rằng việc Iran đứng sau vụ tấn công các cơ sở của Mỹ và tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, giống như việc lặp lại vụ khủng hoảng con tin năm 1979, sẽ có tác động ngược.
Tổng thống Trump đã nêu rõ ông quyết tâm không cho phép để xảy ra "một Libya khác" trong nhiệm kỳ của ông. Ông Trump có lẽ thực hiện "các đe dọa" để đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm tấn công Đại sứ quán Mỹ hay bắt giữ hoặc làm bị thương các nhà ngoại giao và nhân viên Mỹ.
Ở một chừng mực nào đó, Tổng thống Trump có thể ra lệnh cho quân Mỹ bắn vào người Iraq tham gia bạo động, trong số đó có thể có các tay súng người Iran, tương tự như "những người lính màu xanh đáng yêu" của Nga. Ông Trump phải làm gì đó để tránh bị xem là "kẻ thất bại", điều mà ông không muốn, thậm chí luôn sợ bị coi là như vậy.
Tuy nhiên, nếu quân Mỹ bắn vào công dân Iran, các giáo sỹ Iran có thể coi bất kỳ sự kiện nào như vậy là một cơ hội để tập hợp chủ nghĩa quốc gia - dân tộc Iran và ra lệnh cho các nhóm ủy nhiệm của Tehran, thậm chí là lực lượng Quds, công khai tấn công các cơ sở của Mỹ trên toàn Iraq. Bất kỳ nỗ lực nào như vậy cũng có thể một lần nữa nhấn chìm các lực lượng Mỹ tại một cuộc xung đột kéo dài tại Trung Đông, trở thành vấn đề tồi tệ hơn bất kỳ vấn đề nào khác, có thể phá hủy hi vọng tái cử của Trump.
Tướng Soleimani có thể đánh cược rằng vì sự căm ghét của công chúng Mỹ đối với các cuộc xung đột "không hồi kết" của Washington tại Trung Đông, ông Trump, cho dù đã đe dọa, sẽ lưỡng lự trong việc trả đũa thông qua sử dụng toàn bộ sức mạnh của quân Mỹ để chấm dứt hiện diện của Iran tại Iraq.
Vậy nhưng, hôm nay, 3/1, Tướng Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei đã cam kết "trả thù khốc liệt" vì hành động này của Mỹ.
Theo Washington Examiner, từ bây giờ, "trả thù" có lẽ sẽ được đưa lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Iran.
Tổng thống Trump đang ngày càng tin tưởng vào việc sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ.