TIN LIÊN QUAN | |
“Trách nhiệm của các Đại sứ quán đang nặng nề hơn” | |
Hội nghị Ngoại giao 29: Thay đổi tư duy để phục vụ phát triển |
Nhân dịp gần 100 Đại sứ và Tổng lãnh sự Việt Nam về nước dự Hội nghị Ngoại giao (tháng 8/ 2018), Bộ Ngoại giao sẽ lần đầu tiên tổ chức toạ đàm giữa những người đứng đầu các cơ quan đại diện ở nước ngoài với cộng đồng doanh nghiệp trong nước.
Bộ Ngoại giao đã công bố đường link khảo sát trực tuyến, tại địa chỉ http://ngkt.mofa.gov.vn/phieu-khao-sat-doanh-nghiep/, và mời các doanh nghiệp tham gia khảo sát từ nay cho đến hết tháng Bảy tới.
Tọa đàm giữa Đại sứ, Tổng Lãnh sự với các doanh nghiệp sẽ là cơ hội giúp hai bên trao đổi một cách thực chất để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó xác định phương thức và xây dựng mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong giai đoạn mới. (Nguồn: VOV) |
Trong thời gian qua, cùng với mạng lưới gần 100 cơ quan đại diện ở nước ngoài, ngành Ngoại giao đã đồng hành, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp Việt trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới, mức độ liên kết kinh tế và đan xen lợi ích ngày càng sâu rộng, trong khi phải triển khai nhiều cam kết FTA tiêu chuẩn cao, mở ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng nhiều thách thức. Xu hướng này đặt ra những yêu cầu mới về phương thức hỗ trợ doanh nghiệp từ phía ngành Ngoại giao nói chung và các cơ quan đại diện Việt Nam nói riêng.
Tọa đàm giữa Đại sứ, Tổng Lãnh sự với các doanh nghiệp sẽ là cơ hội giúp hai bên trao đổi một cách thực chất để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó xác định phương thức và xây dựng mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong giai đoạn mới.
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tếNguyễn Văn Thảo. |
Về các công tác chuẩn bị, sự phối hợp của các doanh nghiệp với Bộ Ngoại giao để tiến hành khảo sát, trong cuộc làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp (ngày 6/6, tại Hà Nội) để chuẩn bị cho Toạ đàm, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Nguyễn Văn Thảo cho rằng, để cuộc tọa đàm được tổ chức thiết thực, đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp thì các hiệp hội doanh nghiệp phải cùng phối hợp tổ chức và đề xuất các chủ đề, nội dung mà doanh nghiệp quan tâm để các đại biểu thảo luận.
Tuy nhiên, ông cũng nhận định rằng, “Chúng ta có 600.000 doanh nghiệp, hơn 100 hiệp hội ở 63 tỉnh, thành Việt Nam nên việc mời tất cả các doanh nghiệp tham dự toạ đàm là điều không thể”. Trên cơ sở đó, việc khảo sát nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, đối với một số doanh nghiệp, mặc dù không tham gia tọa đàm, nhưng vẫn có thể nêu các nhu cầu của mình trong các hoạt động kinh tế đối ngoại thông qua việc tham gia vào khảo sát này.
Kết quả khảo sát sẽ là một tài liệu quan trọng để các đại biểu tham khảo và nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Thảo cho biết, Bộ Ngoại giao sẽ tiến hành xây dựng hồ sơ các thị trường trọng điểm, với mục đích giới thiệu về các thế mạnh, tiềm năng hợp tác của từng thị trường, qua đó góp phần hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong làm ăn với nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. |
Về tọa đàm giữa Đại sứ, Tổng Lãnh sự với các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã hoan nghênh các tiếp cận của Bộ Ngoại giao. “Nếu nhìn từ góc độ của doanh nghiệp và coi công tác hỗ trợ doanh nghiệp là một sản phẩm, thì Bộ Ngoại giao đã hoàn toàn chính xác khi chủ động tiếp xúc và nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp để sản phẩm đánh trúng thị hiếu của khách hàng”, bà Phạm Chi Lan nhận định.
Công tác hỗ trợ doanh nghiệp của ngành Ngoại giao vốn đã hiệu quả nhưng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, đổi mới và cập nhật là cần thiết. Việc khảo sát nhu cầu sẽ giúp công tác chuẩn bị được chu đáo, thực chất hơn và có thể sẽ đưa ra được chương trình hành động cho các Đại sứ và Tổng Lãnh sự ngay sau Hội nghị Ngoại giao. Tuy nhiên, để tọa đàm được diễn ra tốt đẹp và thực chất, bà cho rằng, cùng với thiện chí của Bộ Ngoại giao, các doanh nghiệp nên chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan đại diện, có như vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các doanh nghiệp mới được thiết thực và hiệu quả.
Đại diện một số hiệp hiệp hội doanh nghiệp đều đánh giá cao sáng kiến tổ chức toạ đàm giữa các đại diện ngoại giao ở nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam. Các hiệp hội cho biết, các doanh nghiệp và hiệp hội rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan đại diện Việt Nam. Nhưng hỗ trợ như thế nào để hiệu quả thì cần các doanh nghiệp cho biết nhu cầu và thông tin cho ngành Ngoại giao. Trên cơ sở đó, các hiệp hội đều nhất trí cùng tiến hành khảo sát với Bộ Ngoại giao và sẽ giới thiệu danh nghiệp phù hợp để Bộ mời tham dự tọa đàm. Các đại biểu cũng đưa ra nhiều ý kiến đóng góp thiết thực để hoàn thiện chương trình và nội dung cuộc tọa đàm.
Ngoại giao Việt Nam: Từ không đến có Dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (tháng 8/2016) qua quy mô, thành phần tham dự và nội dung thảo luận, tôi ấn tượng ... |
Bước phát triển mới của mối quan hệ đặc thù Liên tục có kế hoạch làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, các đối tác trong và sau Hội nghị Ngoại giao 29... Đại ... |
Muôn màu chuyện... Đại sứ! Không phải là những chủ đề nóng của các phiên họp, bên lề Hội nghị Ngoại giao 29 là những câu chuyện thú vị khác ... |