Khí đá phiến thay đổi địa - chính trị thế giới?

Nếu Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn khác có thể khai thác đá lấy khí để tạo ra điện năng, thì bản đồ địa - chính trị thế giới sẽ sớm được vẽ lại. Đó là nhận định của nhà báo Régis Genté, cây viết bình luận chính trị kỳ cựu của tờ Le Monde diplomatique.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khai thác khí đá phiến tại Anh.

Nếu như chưa đầy một thập kỷ trước, Mỹ còn là nhà nhập khẩu khí đốt lớn, thì nay Mỹ đã sắp trở thành một quốc gia xuất khẩu khí đốt. Sự thay đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến địa - chính trị toàn cầu. Về mặt lý thuyết, việc khai thác khí đá phiến (shale gas) có vẻ khả thi ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Âu và Trung Quốc, vì vậy sẽ có nhiều “người chơi” lớn trên thị trường mới xuất hiện. Các nước và khu vực khác, đặc biệt là Nga và Trung Đông, có thể thấy vị thế của mình suy yếu bất chấp những nghi ngờ về tài chính, kỹ thuật và môi trường xung quanh tương lai của khí đá phiến như một nguồn năng lượng phi truyền thống.

Khởi đầu từ Mỹ

Từ 1945-2010, thị trường khí đốt tự nhiên thường được cấu trúc xung quanh dòng chảy xuất-nhập khẩu giữa các khu vực sản xuất (Liên Xô cũ và Trung Đông) và các nhà tiêu thụ chính (Mỹ, châu Âu và Trung Quốc). Cấu trúc này biểu hiện bằng mạng lưới đường ống dẫn khí và các thỏa thuận ngoại giao, tài chính, đòi hỏi đầu tư rất lớn và kế hoạch dài hạn. Xây dựng và bảo vệ các tuyến đường cung ứng toàn cầu đã tạo ra mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.

Nhưng ngày nay, việc cung cấp năng lượng đang được định hướng lại. Năm 2007, tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã lựa chọn Total và Statoil của Mỹ làm đối tác khai thác mỏ Shtokman ở biển Barents, nơi chiếm tới 2% nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên toàn cầu và đòi hỏi phải có 30 tỷ USD vốn đầu tư. Nhưng ba năm sau, Nga buộc phải đóng băng dự án trên khi Mỹ không còn thiết tha với nguồn khí ở đó mà xoay sang khai thác loại nhiên liệu hóa thạch phi truyền thống.

Công nghệ khai thác khí đá phiến cùng với những lợi ích to lớn mà nó đem lại hiện là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Thậm chí, nó còn được coi là nhân tố giúp vẽ lại bản đồ địa - chính trị thế giới trong tương lai.

Khai thác khí đá phiến thực sự bắt nguồn từ Mỹ, nơi mà kỹ sư người Texas George Mitchell đã áp dụng thành công kỹ thuật bẻ mạch của đá bằng thủy lực (hydraulic fracturing to marl rock) trong những năm 1990 và công ty Devon Energy của Mỹ đã hoàn thiện mũi khoan có thể khai thác khí đá phiến đầu tiên năm 2005. Với thành công trên, các chuyên gia năng lượng dự báo Mỹ có thể tự túc 99% về năng lượng vào năm 2030, so với 70% năm 2005. Theo báo cáo triển vọng năng lượng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) năm 2012, “từng là nhà nhập khẩu lớn, Mỹ có thể trở thành một nước xuất khẩu dầu khí trong vòng 15 năm”.

Thực tế, với nguồn trữ lượng khí đốt khổng lồ từ đá phiến tại nhiều bang và trình độ khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới, Mỹ là nước đầu tiên tận dụng và làm chủ công nghệ này. Năm 2007-2012, sản lượng khí đá phiến của Mỹ tăng trung bình 50% mỗi năm, tương đương mức tăng từ 5% lên 36% trong tổng thị phần khí gas. Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), con số này sẽ là 50% vào năm 2040. Sự phát triển của ngành công nghiệp mới đã đem lại 2,1 triệu việc làm và đóng góp 74 tỷ USD tiền thuế cho ngân sách của Mỹ năm 2012.

Một tác động hiển nhiên khác là giá năng lượng: giá khí thiên nhiên tại Mỹ từ 13USD/BTU (đơn vị đo nhiệt Anh) năm 2008, xuống còn 4USD/BTU năm 2012. Tập đoàn HIS tính toán, theo nhiều cách, khí đá phiến đã cộng thêm vào thu nhập thực tế của hộ gia đình Mỹ lên 1.200 USD. Viện Nghiên cứu McKinsey dự báo, công nghiệp khí đá phiến sẽ giúp GDP của Mỹ tăng bình quân 4%/năm (khoảng 690 tỷ USD).

Các thành viên tiềm năng

Từ đột phá trên, các thành viên tiềm năng sẽ xuất hiện. Theo một nghiên cứu về trữ lượng tiềm năng khí đá phiến thế giới được EIA công bố tháng 7/2013, châu Âu khá dồi dào về tài nguyên khí đá phiến, đặc biệt là Pháp - nước có nguồn dự trữ khí thiên nhiên và khí gas khổng lồ từ đá phiến: 3.870 m3 khí và 4,7 tỷ thùng dầu. Tuy nhiên, ít có khả năng xảy ra cuộc cách mạng khí đá phiến ở lục địa này. Không ai nghi ngờ trình độ khoa học kỹ thuật của châu Âu, song họ lại quan ngại về môi trường. Việc sử dụng khí đá phiến sẽ giảm lượng khí nhà kính thải ra, song quá trình khai thác lại gây ô nhiễm môi trường đất, nước và cảnh quan. Vì vậy, Pháp đã cấm sử dụng kỹ thuật thủy lực hiện tại để khai thác khí đá phiến, trong khi nhiều nước như Đức hay Hà Lan, người dân yêu cầu chính phủ nghiên cứu kỹ hơn về tác động của công nghệ này tới môi trường. Ở Anh, Lithuania và Romania, việc khai thác khí đá phiến được tiến hành dè dặt để tránh vấp phải phản ứng mạnh từ cử tri. Nói chung, Ủy ban châu Âu tuy vẫn giữ quan điểm trung lập, nhưng đã áp lệnh buộc thực hiện đánh giá tác động môi trường trước khi khai thác.

Cũng theo nghiên cứu trên, Mỹ Latinh được đánh giá là khu vực dồi dào tài nguyên khí đá phiến, với tổng trữ lượng lên tới hàng trăm nghìn tỷ m3. Trong ba quốc gia đăng ký sản xuất khí đá phiến thương mại, đứng thứ hai sau Mỹ về sản lượng là Canada. Vì vậy, Bắc Mỹ là khu vực sản xuất nhiều khí đá phiến nhất thế giới. Còn ở Nam Mỹ, khu vực dồi dào tài nguyên khí đá phiến nhất tập trung ở Argentina, Mexico, Brazil, Chile và Paraguay. Nhưng vấn đề của khu vực này là vốn.

Trong khi Mexico và Brazil đều có hạn chế pháp lý đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí nhạy cảm, thì Argentina luôn mở rộng cửa nhưng môi trường đầu tư nước này được đánh giá là thiếu an toàn với vô số bê bối xung quanh việc giải quyết các khoản nợ của chính phủ. Chile hay Paraguay lại chưa mấy mặn mà với việc phát triển công nghệ khí đá phiến. Với những lý do khác nhau, Nam Mỹ cũng không có được cú hích mạnh từ khí đá phiến như ở Bắc Mỹ.

Còn ở châu Á, về tiềm năng phát triển khí đá phiến chỉ có hai cái tên là Trung Quốc và Nga. Những mỏ khí đá phiến của Nga chủ yếu nằm ở Siberia, không tiện việc khai thác. Bên cạnh đó, trữ lượng khí đốt và dầu mỏ của Nga vẫn đủ để Moscow chưa vội chuyển hướng khai thác. Trung Quốc nằm trong ba nước chính thức sản xuất khí đá phiến thương mại. EIA đánh giá Trung Quốc có trữ lượng khí đá phiến cao nhất thế giới. Mặc dù đến nay mới chỉ có tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này, song Trung Quốc chắc chắn sẽ không bỏ lỡ món quà lớn như vậy. Chính sách, vốn hay công nghệ không phải là thách thức của đất nước hơn 1,3 tỷ dân này, song mật độ dân số cao ở các khu công nghiệp và ô nhiễm môi trường sẽ cản trở bước tiến mạnh mẽ của Trung Quốc.

Tác động không ngờ

Nói chung, cuộc cách mạng khí đá phiến đã tạo ra những tác động không ngờ. Theo Thierry Bros, tác giả cuốn sách về cuộc cách mạng khí đá phiến của Mỹ, một hiệu ứng domino mạnh mẽ đã được bắt đầu từ sự phục hồi năng lượng của Mỹ. Tại Mỹ, khí đá phiến được sản xuất với giá thành thấp - chỉ 4 USD mỗi BTU năm 2012. Bros cho biết Mỹ sản xuất điện từ khí có lợi hơn từ than đá, nên Mỹ đang xuất khẩu than sang châu Âu. Minh chứng rõ nhất là việc GDF Suez đã bỏ xó ba trong số bốn nhà máy điện chạy bằng than đá tại Pháp. Tờ Les Echos đưa tin: “Tập đoàn của Pháp này đang chịu sự cạnh tranh do than đá Mỹ giá rẻ và nhu cầu về điện giảm ở châu Âu”.

Tuy nhiên, tác động lớn nhất của cuộc cách mạng khí đá phiến là củng cố vị thế hàng đầu của Mỹ về kinh tế. Khác với dầu mỏ, việc vận chuyển khí gas không được thuận tiện, vì thế giá khí gas chênh lệch lớn giữa các khu vực: ở Mỹ là 4USD/BTU, ở châu Âu là 10USD/BTU và ở châu Á là 15USD/BTU. Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hóa lỏng, việc Mỹ trở thành nhà cung cấp khí gas cho châu Âu và châu Á sẽ sớm hiện thực hóa.

Về lâu dài, khi có nhiều lựa chọn về nhiên liệu, Trung Đông sẽ không còn là vùng đất bị tranh giành. Thái độ chần chừ của Mỹ trong việc giải quyết những cuộc xung đột ở Trung Đông, ví dụ như Syria một phần xuất phát từ nguyên nhân này. Theo IEA, Mỹ sẽ vượt Saudi Arabia để trở thành nước sản xuất dầu khí hàng đầu thế giới vào năm 2015. Tại sao còn cần đến những giếng dầu ở xa, tình hình an ninh bất ổn và vấp phải sự chỉ trích của quốc tế, khi Mỹ đã có dồi dào tài nguyên tại quê nhà? Trong khi đó, tại châu Âu, nguồn cung từ Mỹ và có thể cả sự phát triển của công nghiệp khí đá phiến sẽ giành thị phần của nguồn cung từ Nga. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng sẽ không còn chi phối thị trường năng lượng. Vị thế của các nước có ngành khai thác khí đá phiến phát triển và có hệ thống cảng biển sẽ tăng lên…

Như vậy, trong tương lai, bản đồ địa - chính trị có thể sẽ được vẽ lại theo nhân tố mới, đó là khí đá phiến. Tuy nhiên, cũng có thách thức mới. Ngay tại nước sản xuất nhiều khí đá phiến thương mại nhất thế giới, theo AP, tiểu bang Ohio tuần qua đã ra lệnh ngừng vô thời hạn việc khai thác khu mỏ Youngstown vì người ta nghi ngờ những tác động mạnh dưới lòng đất bằng kỹ thuật thủy lực có thể gây ra động đất, dù chưa có đủ luận cứ khoa học để xác định hay phủ định điều này.

Việt Chung

Đọc thêm

Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng trong năm 2025

Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng trong năm 2025

Việc Liên hợp quốc lựa chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương ...
Sao Việt đón Giáng sinh thế nào?

Sao Việt đón Giáng sinh thế nào?

Thanh Hằng, Lương Thùy Linh, Đỗ Thị Hà, Lý Nhã Kỳ... và nhiều sao Việt đăng những khoảnh khắc hạnh phúc, ấm áp dịp lễ Giáng sinh.
Tiền vệ Quang Hải lần đầu nhận xét về tiền đạo Xuân Son

Tiền vệ Quang Hải lần đầu nhận xét về tiền đạo Xuân Son

Quang Hải đánh giá cao vai trò của Xuân Son dù tiền đạo này mới chỉ chơi trận đầu tiên cho đội tuyển Việt Nam.
Động thái bất ngờ của MU đối với Rashford

Động thái bất ngờ của MU đối với Rashford

Dù Rashford có thể rời sân Old Trafford vào tháng 1/2025 nhưng MU không loại hình ảnh tiền đạo người Anh khỏi bộ lịch năm 2025 của đội.
Quy định về màu sắc, seri biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước từ 1/1/2025

Quy định về màu sắc, seri biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước từ 1/1/2025

Bài viết sau có có nội dung quy định về màu sắc, seri biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước từ ngày 1/1/2025 theo Thông ...
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Tiến hành 816 cuộc tấn công vào Lebanon trong chưa đầy một tháng ngừng bắn, Israel bị kiện lên Hội đồng Bảo an

Tiến hành 816 cuộc tấn công vào Lebanon trong chưa đầy một tháng ngừng bắn, Israel bị kiện lên Hội đồng Bảo an

Từ khi thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah có hiệu lực hôm 27/11, Israel đã tiến hành hơn 816 cuộc tấn công trên bộ và trên không vào Lebanon.
Tình hình Syria: Chính quyền lâm thời đạt thành tựu lớn, hiệu triệu mọi phe phái 'buông giáp'

Tình hình Syria: Chính quyền lâm thời đạt thành tựu lớn, hiệu triệu mọi phe phái 'buông giáp'

Các nhóm vũ trang từng chiến đấu chống lại chính quyền của cựu Tổng thống Syria al-Assad tự nguyện giải tán và gia nhập Bộ Quốc phòng thống nhất.
Điểm tin thế giới sáng 25/12: Thái Lan tinh giản quân đội, Trung Quốc phản đối cứng rắn Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ hồi hương người Syria

Điểm tin thế giới sáng 25/12: Thái Lan tinh giản quân đội, Trung Quốc phản đối cứng rắn Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ hồi hương người Syria

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/12.
Tin thế giới 24/12: Pháp công bố danh sách Nội các mới, Thỏa thuận về con tin ở Gaza đạt tiến triển, Tỷ phú Elon Musk được ví như 'Thủ tướng Mỹ'

Tin thế giới 24/12: Pháp công bố danh sách Nội các mới, Thỏa thuận về con tin ở Gaza đạt tiến triển, Tỷ phú Elon Musk được ví như 'Thủ tướng Mỹ'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Triều Tiên đi bước quyết liệt cắt đứt với Hàn Quốc, có khả năng đưa quân đến Moscow để làm điều này

Triều Tiên đi bước quyết liệt cắt đứt với Hàn Quốc, có khả năng đưa quân đến Moscow để làm điều này

Quân đội một số nước, trong đó có Triều Tiên, sẽ tới Nga, để tham gia duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Nga xác nhận một tàu hàng chìm ở Địa Trung Hải

Nga xác nhận một tàu hàng chìm ở Địa Trung Hải

Tàu hàng Nga Ursa Major chìm ở Địa Trung Hải sau một vụ nổ ở buồng động cơ. 14 thủy thủ trên tàu được cứu, trong khi 2 người còn lại mất tích.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Phiên bản di động