Khu vực Thương mại tự do châu Phi hứa hẹn gì?

Châu Phi vẫn thường được biết đến là châu lục của sự chia rẽ, xung đột, nghèo đói, lạc hậu và dịch bệnh…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khu vuc thuong mai tu do chau phi hua hen gi Chính sách châu Phi “lạc hậu” của Mỹ
khu vuc thuong mai tu do chau phi hua hen gi Nam Phi - cửa ngõ để gạo Việt vào thị trường châu Phi tiềm năng
khu vuc thuong mai tu do chau phi hua hen gi

Khát vọng vươn lên để xây dựng một châu lục thống nhất của người Phi đã xuất hiện khá sớm, từ giữa thế kỷ XVIII. Cùng với sự xuất hiện của các cuộc nổi dậy của người nô lệ gốc Phi và hình thành các phong trào chính trị đấu tranh chống áp bức, Chủ nghĩa Liên châu Phi (Pan-Africanism) đã được hình thành và trở thành tư tưởng chủ đạo của quá trình hội nhập, liên kết khu vực tại châu Phi. Các nhà lập quốc của các quốc gia châu Phi mới giành độc lập như: Kwame NKrumah (Ghana), Leopold Sedar Senghor (Senegal), Julius Nyerere (Tanzania)… đã kế thừa và phát triển thành Tổ chức Liên minh châu Phi vào tháng 5/1963 (tiền thân của Liên minh châu Phi - AU ngày nay).

Tập hợp lực lượng lớn nhất

Sau 55 hình thành và phát triển, mặc dù vẫn đang còn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh và phát triển, AU đã đạt được nhiều thành quả tích cực trong quản trị, duy trì hòa bình, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội ở cấp độ châu lục và trển thế giới. Trên các diễn đàn quốc tế, với 54 nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ), tham gia đông đảo tại các diễn đàn quan trọng như: Phong trào Không liên kết, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, nhóm G77,… AU đang được coi là một tập hợp lực lượng lớn nhất, có tiếng nói quan trọng trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt khi Tổ chức này đang thực hiện Tiếng nói chung (Speaking as one, vote as one bloc) trên các vấn đề khu vực và toàn cầu như cải tổ LHQ và Hội đồng Bảo an, vấn đề di cư, tị nạn….

“Chúng ta ở đây để thực hiện khát vọng hội nhập và đoàn kết của nhân dân châu Phi. Chúng ta ở đây vì niềm tin rằng hội nhập không phải là một lựa chọn, mà là điều tất yếu”. Phát biểu của Chủ tịch AUC Moussa F. Mahamat về AFTA

Ngày 21/3/2018 đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập của châu Phi, Hội nghị Thượng đỉnh bất thường lần thứ 10 của AU tổ chức tại thủ đô Kigali của Rwanda đã đánh dấu sự ra đời của Khu vực Thương mại tự do châu Phi (AFTA), bước tiến quan trọng nhất mà tổ chức đạt được từ trước đến nay. AFTA ra đời, với 55 nước thành viên, dân số 1,2 tỷ người và tổng GDP gần 4 nghìn tỷ USD, đã trở thành hiệp định thương mại lớn nhất thế giới về số lượng thành viên từ sau sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tại Hội nghị Kigali, 44/55 nước thành viên AU đã ký Hiệp định thành lập AFTA, 30 nước đã ký Nghị định thư về tự do đi lại, lưu trú và kinh doanh tại châu lục. AFTA dự kiến sẽ có hiệu lực sau khi ít nhất 22 quốc gia phê chuẩn hiệp định.

Sáng kiến thành lập AFTA đã được AU đưa ra từ năm 2012 tại Hội nghị Thượng đỉnh thường niên của AU lần thứ 18. Quá trình đàm phán được khởi động từ năm 2015, trên cơ sở mở rộng Khu vực thương mại tự do ba bên sẵn có giữa Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) – Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA) – Cộng đồng Đông phi (EAC) gồm 26 nền kinh tế thành viên. Kết thúc 8 vòng đàm phán, việc ký kết AFTA là bước triển khai giai đoạn bốn của quá trình thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Phi theo Hiệp ước Abuja năm 1991 gồm 6 giai đoạn: Thành lập các khối liên kết kinh tế khu vực (REC); Tăng cường hội nhập giữa các REC; Thành lập FTA và Liên minh thuế quan giữa các Cộng đồng Kinh tế Khu vực (REC); Thành lập Liên minh thuế quan và FTA châu lục; Thành lập Thị trường chung châu Phi (ACM); Thành lập liên minh kinh tế, tiền tệ châu lục và Nghị viện châu Phi (dự kiến đến năm 2034).

Giai đoạn đàm phán thứ nhất của Hiệp định bao gồm 3 Nghị định thư về Thương mại hàng hóa, Thương mại dịch vụ và Cơ chế giải quyết tranh chấp hướng tới xây dựng một thị trường chung cho hàng hóa và dịch vụ của khu vực, tự do lưu chuyển về con người và vốn, thành lập Liên minh Thuế quan châu Phi. Sự ra đời của AFTA được kỳ vọng sẽ mở rộng trao đổi thương mại nội khối thông qua kết nối các thỏa thuận tự do thương mại của các tổ chức tiểu khu vực tại châu Phi; tăng tính cạnh tranh của khu vực công nghiệp, sản xuất và của các doanh nghiệp châu Phi qua việc tạo thuận lợi để tiếp cận thị trường chung của châu lục và cải thiện khả năng phân phối nguồn lực.

AFTA và lợi ích trị giá 16,1 tỷ USD

Đến tháng 12/2018, số nước châu Phi tham gia AFTA đã tăng lên 49, đồng thời đã có 13 nước tuyên bố phê chuẩn. AFTA dự kiến sẽ chính thức đi vào hiệu lực tại Hội nghị Thượng đỉnh AU vào tháng 2/2019.

Cụ thể, AFTA sau khi đi vào hiệu lực hoàn toàn sẽ giúp tăng thương mại giữa các nước châu Phi từ 15% hiện nay lên 53,2% thông qua việc loại bỏ thuế nhập khẩu của 90% các loại hàng hóa và dịch vụ. Với thị trường tiêu dùng được dự đoán có tổng trị giá 6,7 nghìn tỷ USD vào năm 2030, sự tăng trưởng trên sẽ đóng góp không nhỏ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo công an việc làm cho người dân châu Phi. Các nước châu Phi đang tiếp tục đàm phán về danh sách 10% hàng hóa “nhạy cảm” sẽ được miễn thuế trong các giai đoạn sau của Hiệp định.

Hiện mức thuế nhập khẩu trung bình tại châu Phi là 6,1%, cao hơn so với mức thuế mà hàng hòa châu Phi phải chịu khi xuất sang thị trường các nước phát triển. Các thỏa thuận bãi bỏ thuế hàng hóa và dịch vụ của AFTA sẽ giúp các doanh nghiệp châu Phi dễ dàng tiếp cận thị trường nội khối, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu sang thị trường các nước đang phát triển, đồng thời đánh dấu kết thúc giai đoạn 1 của quá trình đàm phán và mở ra giai đoạn 2 về đàm phán chính sách đầu tư, cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ (dự kiến bắt đầu cuối năm 2018).

Theo một nghiên cứu của Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), AFTA sau khi có hiệu lực toàn phần (100% thuế được dỡ bỏ) sẽ đem lại lợi ích trị giá 16,1 tỷ USD cho châu Phi, giúp tăng GDP 1% và việc làm 1,17%. Các nước như Nam Phi, Ai Cập, Morocco, Kenya… được đánh giá là sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ AFTA nhờ cơ sở hạ tầng và ngành sản xuất phát triển hơn. Trong khi đó, các nước kém phát triển sẽ gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai ban đầu do hạn chế về cơ sở hạ tầng thương mại, đồng thời cũng sẽ đứng trước thách thức phải bảo hộ nền công nghiệp sản xuất, dịch vụ trong nước trước cạnh tranh từ các nền kinh tế lớn của khu vực.

Trong dài hạn, thông qua bãi bỏ thuế các hàng hóa trung gian và đã qua chế biến, AFTA sẽ tạo cơ hội cho các nước kém phát triển định hình, phát triển các hệ thống phân phối, sản xuất và tham gia vào chuỗi giá trị toàn khu vực, làm tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu “Made in Africa”, đặc biệt với các hàng hóa nguyên liệu thô có giá cả không ổn định, phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của các nền kinh tế lớn. Ngoài ra, các quy định của AFTA sẽ giúp các nước nông nghiệp được hưởng lợi từ nhu cầu lương thực đang ngày càng tăng tại châu Phi và các quốc gia không có biển được tạo thuận lợi hơn về thủ tục quá cảnh và hải quan cho hàng hóa xuất khẩu.

Một cực của thương mại toàn cầu

Tổng thống Rwanda P. Kagame, Chủ tịch AU năm 2018, là nhân vật có tư tưởng tiến bộ, cải cách và có uy tín ở châu Phi. Năm 2016, Ông P. Kagame được AU giao trọng trách xây dựng kế hoạch cải tổ tổ chức. Trong các năm 2017 - 2018, ông đã đẩy mạnh, thực hiện quyết liệt các kế hoạch cải cách AU, trong đó có các kế hoạch tham vọng như AFTA, áp dụng mức thuế 0,2% cho hàng hóa ngoại khối để tăng ngân sách hoạt động cho AU, thỏa thuận bầu trời mở,...

Ở một khía cạnh khác, việc thành lập AFTA sẽ trở thành sợi dây liên kết các nước châu Phi thành một khối thống nhất với hệ thống quy tắc, luật chơi chung về thương mại đầu tư, đồng thời sẽ biến châu Phi thành một “cực” trong thương mại toàn cầu. AFTA sẽ giúp các lãnh đạo châu Phi có thêm tiếng nói trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại với phần còn lại của thế giới, đặc biệt với các đối tác kinh tế lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại toàn cầu.

Với các nước ngoài khu vực, AFTA sau khi đi vào hiệu lực sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến các nước có nhiều trao đổi thương mại và nhập khẩu nguyên liệu thô từ châu Phi như EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ… Tuy nhiên, tác động trên cũng là không đồng đều do xu hướng phát triển thương mại và chuyển dịch trọng tâm quan hệ của các nước với khu vực.

Thời gian qua, trao đổi thương mại của các nước châu Phi có xu hướng giảm với các nước phát triển (Mỹ, EU), trong khi với các nền kinh tế mới nổi (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil) và các nước đang phát triển lại đang được đẩy mạnh. Trong dài hạn, AFTA có thể gây ra các tác động với các hoạt động nhập khẩu nguyên, nhiên liệu thô của các nước trên từ châu Phi.

Mặt khác, việc Trung Quốc, Ấn Độ và EU trong thời gian dài đã đẩy mạnh đầu tư tại châu Phi sẽ giảm thiểu tác động về sụt giảm xuất khẩu của các nước này sang châu Phi, do hàng hóa đã được sản xuất tại chỗ và sẽ sớm được hưởng lợi trong xuất khẩu sang các nước cùng khu vực châu Phi sau khi các hàng rào về thuế được dỡ bỏ.

Với Việt Nam, dù trao đổi thương mại Việt Nam - châu Phi mới đạt 6,7 tỷ USD năm 2017, song châu Phi là một thị trường đang nổi, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp nguyên nhiên liệu đầu vào cho Việt Nam (bông vải sợi, hạt điều, các loại gỗ, khoáng sản…) phục vụ cho ngành chế biến và xuất khẩu. Việc các nước châu Phi ký AFTA trước mắt sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam do đàm phán vẫn chưa kết thúc và các nước châu Phi chưa thể chuyển đổi nền kinh tế, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, về trung và dài hạn, việc có những chính sách phù hợp để đón đầu xu thế phát triển thương mại tại châu Phi sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của ta đa dạng hóa thị trường, đặc biệt với các bạn hàng châu Phi được đánh giá là nhiều tiềm năng, tương đối dễ tính phù hợp với năng lực sản xuất của Việt Nam.

khu vuc thuong mai tu do chau phi hua hen gi Hàng chục nghìn người châu Phi chết vì thuốc giả mỗi năm

Tình trạng dược phẩm giả mỗi năm khiến hàng chục nghìn người tại châu Phi thiệt mạng, trong đó đa số các loại thuốc này ...

khu vuc thuong mai tu do chau phi hua hen gi ​Mỹ cắt giảm lực lượng tại châu Phi để tập trung đối phó với Trung Quốc, Nga

Ngày 15/11, người phát ngôn Lầu Năm Góc Candice Tresch cho biết, quân đội Mỹ trong vài năm tới sẽ rút hàng trăm binh sĩ ...

khu vuc thuong mai tu do chau phi hua hen gi ​Nguy cơ cực đoan hóa trực tuyến lan rộng tại châu Phi

Trong bối cảnh mức độ phổ biến của mạng xã hội ngày càng tăng do sự phát triển của Internet và sự phổ cập của ...

Văn Tân

Đọc thêm

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Được tặng danh hiệu Gương sáng Pháp luật, với Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, là sự ghi nhận đối với cán bộ ngoại giao làm công tác pháp luật.
Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine cho biết, Nga đã dự trữ tên lửa hành trình Zircon ở Crimea và Moscow có thể sử dụng tên lửa này để tấn công Kiev trong vòng vài ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động