Lịch sử là quá khứ hướng tới tương lai*

Dương Trung Quốc
Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 là kết quả một quá trình vận động lâu dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng là thành quả trực tiếp của Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972) và trở thành tiền đề cho một bước ngoặc trọng đại trong quá trình vận động tiếp theo của lịch sử mà kết thúc bằng thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam (1975-1976).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lịch sử là quá khứ hướng tới tương lai**
Bác Hồ chụp ảnh kỷ niệm với ông Raymond Aubrac (người đầu tiên bên trái) tại nhà ông Aubrac ở Pháp năm 1946.

Nó là gạch nối giữa hai giai đoạn tất yếu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra như cẩm nang để kết thúc một cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, bảo vệ nền độc lập và sự thống nhất của một quốc gia, được diễn giải bằng những lời lẽ mộc mạc nhưng sâu sắc “Đánh cho Mỹ cút - Đánh cho Ngụy nhào" trong bài thơ chúc Tết cuối cùng của mình.

Ngày 13/5/1968, Hội nghị Paris được khởi động như hệ quả của cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1968 làm lung lay ý chí muốn đè bẹp đối phương bằng sức mạnh quân sự của Mỹ, đã mở ra một hình thái mới của chiến tranh nhìn từ cả hai phía: cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam và cuộc chiến tranh can thiệp của đế quốc Mỹ. Đó là hình thái "vừa đánh vừa đàm".

Tiếp cận từ góc độ sử học, câu chuyện ai là người chìa bàn tay đàm phán trước để đi đến chấm dứt chiến tranh có thể còn có những ý kiến khác nhau. Người ta có thể nhắc tới những gợi ý của Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson ngay từ bài diễn văn ngày 7/4/1965 đã đưa ra và kiên trì theo đuổi việc "hai bên cùng rút quân và cùng đi vào đàm phán không điều kiện" sau khi đã phát động cuộc Chiến tranh phá hoại sử dụng không quân và hải quân bắn phá miền Bắc (từ 5/8/1964).

Người ta cũng có thể nhắc tới sứ mệnh của hai nhà thương lượng có thiện chí người Pháp là ông Aubrac (bạn cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) và nhà toán học Markovic được Tổng thống Mỹ nhờ chuyển thông điệp tới các nhà lãnh đạo Việt Nam về khả năng đàm phán.

Người ta cũng có thể nhắc đến lời "trách" của cựu Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ McNamara tại cuộc hội thảo ở Florida, năm 1990 nhằm trả lời câu hỏi "Có cơ hội nào đã từng bị bỏ lỡ không?", rằng phía Việt Nam đã không đáp ứng những thiện chí của Mỹ muốn sớm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam nên cơ sự mới phải chờ đến năm 1973 mới ký kết.

Nhưng cũng chính thực tiễn lịch sử đã cho thấy phương thức "vừa đánh vừa đàm" không phải là điều mới mẻ và dường như đã trở thành một truyền thống của cuộc chiến tranh giữ nước, chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam trong trường kỳ lịch sử của mình.

Từ nửa thiên niên kỷ trước đó, Bình Định Vương Lê Lợi cùng người mưu sĩ kiệt xuất của mình là Ức Trai Nguyễn Trãi đã dựng chòi cao bên bến Bồ Đề để hàng ngày ngồi quan sát qua Sông Hồng đạo quân xâm lược của Nhà Minh đang bị vây hãm đến tuyệt vọng trong thành Đông Quan (tên đặt thời giặc Minh chiếm đóng kinh đô Đại Việt).

Nhưng vào thời điểm ấy, kế sách của chủ tướng các nghĩa sĩ Lam Sơn không phải chỉ biết dùng sức mạnh để công phá thành quách đối phương mà muốn dùng "tâm công" đánh vào lòng người để kết thúc lâu bền một cuộc chiến tranh theo nguyên lý "lấy nhân nghĩa thắng hung tàn". Những bức thư trao đổi với chủ tướng giặc Minh sau này được tập hợp lại trong sách "Quân Trung Từ Mệnh Tập" tạo sức mạnh kết thúc chiến tranh bằng một cuộc đình chiến, rồi một hội thề cam kết hoà hiếu để không bao giờ lập lại cảnh binh đao giữa hai nước và việc chủ nhà, người thắng trận "trải thảm" để quân ngoại xâm hồi hương về cố quốc. Đó là chuyện đã xưa.

Chỉ cần ngược thời gian hai thập kỷ trước sự kiện mà chúng ta đang kỷ niệm 40 năm - Hiệp định Paris 1973 - Mỹ đã từng tham gia Hội nghị Geneva để kết thúc hai cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam (1953-1954). Mỹ đã chứng kiến nhưng không ký vào những văn kiện cuối cùng về Hiệp định đình chiến ở Việt Nam (20/7/1954) vì ý đồ sẽ tiếp tục can thiệp sâu hơn vào khu vực Đông Dương để tạo điểm đối đầu Đông-Tây trong cục diện Chiến tranh lạnh đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Mặc dù, phải chịu nhiều áp lực ngay từ phía những đồng minh của mình, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký kết Hiệp định Geneva với mục tiêu sẽ thực hiện cuộc Tổng tuyển cử để hiệp thương thống nhất giữa hai miền Nam và Bắc vào 2 năm sau ngày ký kết như đã quy định (1956). Nhưng chính Mỹ đã thúc đẩy Chính quyền miền Nam khước từ tổ chức Tổng tuyển cử và công khai phát động "Bắc tiến"(*).

Ngược lịch sử gần một thập kỷ trước nữa, để đương đầu với các thế lực nước ngoài muốn tước đoạt lại quyền tự chủ mà nhân dân Việt Nam mới giành được, Nhà nước Việt Nam Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã luôn chủ động tìm kiếm sự thương lượng nhằm tránh nguy cơ bùng nổ chiến tranh. Việc ký bản Hiệp ước Sơ bộ ngày 6/3/1946, chấp nhận những nhượng bộ cần thiết thể hiện rõ nguyện vọng và năng lực chủ động tránh phải đối đầu quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Việt Nam Độc lập còn non trẻ.

Nổi bật hơn hết là một sự kiện có thể nói là hi hữu trong lịch sử ngoại giao thế giới, cũng là một điểm son trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam là việc Chủ tịch một quốc gia mới giành được độc lập chưa lâu, đang phải đối phó với vô vàn khó khăn đã sẵn sàng thực hiện một cuộc vận động ngoại giao ở nước ngoài kéo dài đến hơn 4 tháng (rời Hà Nội 31/5 đến 21/10 về tới Hải Phòng) khi qua Pháp để vận động mưu cầu cho hai nước tránh được một cuộc chiến tranh nhìn thấy trước là tổn hại đến lợi ích của cả hai quốc gia.

Chuyến thăm chính thức với tư cách là quốc khách của Chính phủ Cộng hoà Pháp chỉ có vài ngày ở Paris, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động lưu lại nước Pháp để theo dõi cuộc đàm phán Pháp-Việt đang diễn ra tại Fontainebleau. Và khi cuộc đàm phán đổ vỡ, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đã quyết định nán lại ngay trên nước Pháp cũng đang chia rẽ về chính sách đối với Đông Dương, để thực hiện hàng trăm cuộc tiếp xúc (theo thuật ngữ ngoại giao là "vận động hành lang") không chỉ với các quan chức, các chính khách đang có ảnh hưởng trên chính trường mà cả đông đảo các tầng lớp nhân sĩ, trí thức và nhân dân Pháp, một số khách nước ngoài trong đó có các chiến sĩ giải phóng ở Châu Phi để tranh thủ vận động hoà bình, ngăn chặn chiến tranh và chuẩn bị cho một mặt trận ngoại giao lâu dài.

Bản Tạm ước ký vào lúc nửa đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15/9/1946 với Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại Marius Moutet có điều khoản cuối cùng: "Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng tìm cách ký kết những bản thoả thuận riêng về bất cứ vấn đề nào có thể thắt chặt dây liên lạc thân thiện và dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát. Theo mục đích ấy, các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục càng sớm càng hay và chậm nhất là vào tháng 1/1947".

Nhưng chưa đến thời điểm chậm nhất như đã thoả thuận thì cuộc chiến tranh đã bùng nổ. Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cuộc chiến có thể còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng những gì mà người đứng đầu Nhà nước Việt Nam làm đã tỏ rõ nỗ lực và thiện chí hoà hiếu mong muốn chiến tranh không nổ ra là một bằng chứng sống động về tinh thần sẵn sàng thương lượng để tìm những giải pháp tốt nhất nếu không phải là ít xấu nhất.

Vì thế, khi buộc lòng phải kêu gọi "Toàn quốc Kháng chiến" thì Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể dõng dạc mở đầu văn kiện lịch sử này bằng câu: "Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa... Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ...".

Vì thế, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp lãnh đạo, thiện chí sẵn sàng đối thoại cho những cuộc đàm phán nhằm thay thế cho những xung đột vũ lực được thể hiện rất rõ ràng nhưng có điều kiện. Cuối năm 1965, giữa lúc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra toàn miền Bắc, Nghị quyết Trung ương đã dự kiến "đánh đến một lúc nào đó sẽ vừa đánh vừa đàm" (12/1965). Và cùng với việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công, Nghị quyết Trung ương 13 (tháng 1/1967) đã khởi động một chiến dịch ngoại giao rộng lớn để buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán sau một cuộc đối đầu không phải chỉ bằng vũ khí mà quan trọng hơn là bằng ý chí.

Có một chi tiết đáng ghi nhận là văn kiện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (cũng là văn kiện kết thúc trong bộ sách "Hồ Chí Minh tuyển tập") ký trước ngày từ trần chỉ một tuần (25/8/1969) lại là bức thư trả lời Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Bức thư đã thể hiện rất rõ thiện chí và những nguyên tắc chỉ đạo cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán kết hợp với cuộc chiến đấu không khoan nhượng vì mục tiêu cuối cùng của mình.

Bức thư có đoạn viết: "Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hoà bình, một nền hoà bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự. Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng không sợ hy sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình... Trong thư, Ngài bày tỏ mong muốn hành động cho một nền hoà bình công bằng. Muốn vậy, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài... Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự...".

Hiện thực sống động của hình thái "vừa đánh vừa đàm" đã diễn ra trong lịch sử, cũng như nội dung của bản Hiệp định Paris ký kết năm 1973 và hiện thực 40 năm qua đã khẳng định quan điểm đó là giải pháp tốt nhất. Bản Hiệp định này đã giúp Mỹ thoát ra khỏi vũng lầy của một cuộc chiến tranh hao người tốn của và gây sự chia rẽ sâu sắc ngay trong lòng nước Mỹ. Bản Hiệp định này đã giúp nhân dân Việt Nam hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp thống nhất đất nước của mình để bước vào những thử thách mới. Cho dù tầm vóc của sự kiện Việt Nam thu hút mối quan tâm của toàn thế giới trong thời kỳ bị phân liệt thành hai cực của Chiến tranh lạnh thì cuộc đấu tranh ngoại giao dẫn đến kết quả của Hội nghị và Hiệp định Paris cũng là cuộc tiếp xúc trực tiếp nhất, có quy mô nhất, ít bị các nước lớn khác chi phối của nền ngoại giao Việt Nam với một trong những nước lớn nhất là Mỹ.

Cho dù còn phải trải qua một chặng đường hơn hai thập kỷ thử thách gian khổ nữa thì cuối cùng Việt Nam và Mỹ đã bình thường hoá quan hệ (1995) để từng bước phát triển sự hợp tác và xây dựng mối tin cậy vì những lợi ích chung của hai quốc gia cũng như nền hoà bình, ổn định của thế giới. Nó chính là minh chứng cho thành quả mà Hội nghị Paris đã đạt được.

Vì thế mà những bài học rút ra từ sự kiện lịch sử liên quan đến một cuộc đàm phán ngoại giao trực tiếp giữa Việt Nam và Mỹ, đến nay nếu nhận thức cho đúng thì vẫn có những giá trị tích cực cho những chặng đường sắp tới. Cũng vì thế, lịch sử là quá khứ luôn hướng tới tương lai.

Xuân 2013

(*) Trong lưu trữ lịch sử về giai đoạn lịch sử này, ngoài nhiều thông điệp ngoại giao, xin đưa ra một dẫn chứng là đề nghị của Hà Nội là đến ngày 2/8/1958, Ban Thể dục Thể thao của Trung ương của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà còn gửi thư cho Nha Thanh niên Thể thao của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà nêu rõ "Phong trào thể dục thể thao Bắc Nam cùng chung một lịch sử, cũng như nhân dân giữa hai miền vốn chung một huyết thống từ ngàn xưa" để đưa ra đề nghị tổ chức các cuộc thi đấu thể thao giữa hai miền, cụ thể là mời ra Hà Nội dự lễ khánh thành Sân vận động Hàng Đẫy. Và ngày 22/12/1958, Hà Nội chính thức có công hàm cấp Chính phủ đề nghị chính quyền Sài Gòn chấp thuận "hai bên cho phép tổ chức thể dục, thể thao được tiếp xúc, gặp gỡ nhau, mở đầu cho việc nối lại quan hệ bình thường giữa hai miền".


Nhà sử học Dương Trung Quốc sinh năm 1947, quê gốc Bến Tre, sống tại Hà Nội. Ông là Ủy viên Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay, Đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa XI đến khóa XIV (20 năm).

(*Bài viết được đăng tải trong Đặc san 40 năm Hiệp định Paris của Báo Thế giới & Việt Nam)

'Kinh đô ánh sáng' Paris đón Giáng sinh trong thời kỳ tiết kiệm năng lượng

'Kinh đô ánh sáng' Paris đón Giáng sinh trong thời kỳ tiết kiệm năng lượng

Đèn Giáng sinh là tín hiệu cho thấy ngày lễ sắp đến, nhưng năm nay, sự thể hiện của chúng cũng cho thấy người Paris ...

Báo Đức viết về Chiến thắng ‘Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không’

Báo Đức viết về Chiến thắng ‘Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không’

Báo Junge Welt của Đức vừa đăng bài viết của tác giả Hellmut Kapfenberg về chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" đáng tự hào ...

Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử qua những tư liệu, hình ảnh và hiện vật quý

Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử qua những tư liệu, hình ảnh và hiện vật quý

Ngày 5/1, triển lãm tài liệu lưu trữ 'Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử' đã khai mạc tại Trung tâm Lưu trữ ...

50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Kỳ tích vang dội

50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Kỳ tích vang dội

Chiến thắng ‘Điện Biên Phủ trên không’ buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở ...

Kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và lan tỏa hào khí Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và lan tỏa hào khí Điện Biên Phủ

Tinh thần và hào khí Điện Biên Phủ cần tiếp tục được duy trì, lan tỏa đến thế hệ hôm nay và mai sau, biến ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent khẳng định về cam kết của Anh trong thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Phiên bản di động