Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực bảo đảm quyền con người mạnh mẽ và minh bạch của Việt Nam

Phương Trang
Theo bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III đã cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền con người mạnh mẽ hơn, minh bạch hơn của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực bảo đảm quyền con người mạnh mẽ và minh bạch của Việt Nam
Bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên Liên hợp quốc thay mặt các đối tác quốc tế đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. (Ảnh: Tuấn Anh)

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã chủ trì công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận, và thông tin về việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Trả lời phỏng vấn Thế giới & Việt Nam, bà Rana Flowers, Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam chỉ ra ý nghĩa của Báo cáo, đồng thời khẳng định cam kết của hệ thống các cơ quan Liên hợp quốc sát cánh cùng Việt Nam thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III mà Việt Nam đã chấp thuận vừa được công bố?

Đầu tiên, tôi xin chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã gửi Báo cáo giữa kỳ tự nguyện tới Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC).

Đây là Báo cáo giữa kỳ thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III và hướng tới chu kỳ IV. Báo cáo đã ghi lại chi tiết tiến độ thực hiện các khuyến nghị. Báo cáo này càng đặc biệt quan trọng khi nhìn vào thời điểm nó được hoàn thành.

"Chúng tôi coi đây là bản đánh giá giữa kỳ, là cơ sở để chúng tôi nhìn lại mình, rút ​​ra bài học thành công, xác định những khó khăn, thách thức, rút ​​kinh nghiệm, nhằm củng cố các nỗ lực của chúng tôi trong thời gian còn lại trước chu kỳ UPR IV trong tương lai". (Ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao)

Điều quan trọng nhất là thông qua báo cáo này, Việt Nam có thể nhìn lại các biện pháp đang được tiến hành nhằm bảo đảm quyền con người một cách mạnh mẽ hơn, đồng thời xác định một cách minh bạch những thách thức vẫn còn tồn tại, để có thể làm việc cùng nhau và giải quyết những thách thức đó.

Có lẽ thời gian tới, chúng tôi có thể hỗ trợ Chính phủ Việt Nam để bảo đảm cả tính phân tích của báo cáo - tức là không chỉ mô tả những gì đã xảy ra, mà còn đánh giá việc thực hiện các khuyến nghị UPR đã thành công như thế nào, cũng như xác định những thách thức trong tiến trình thực hiện.

Rất nhiều vấn đề được đưa ra trong sự kiện ngày hôm nay, chẳng hạn như một số ý kiến nhấn mạnh vào việc cần bảo đảm sự tham vấn rộng rãi và sự tham gia toàn xã hội vào việc xây dựng các báo cáo thực tiễn về thúc đẩy và tôn trọng quyền con người.

Nhìn chung, các đại biểu đều ủng hộ Chính phủ Việt Nam tiếp tục xác định một cách minh bạch, công khai, và khách quan đối với các chuẩn mực nhân quyền liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục nỗ lực đó, không ngừng tiến bộ, thực hiện và nâng cao các biện pháp thúc đẩy quyền con người.

Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực bảo đảm quyền con người mạnh mẽ và minh bạch của Việt Nam
Nhìn chung, các đại biểu đều đánh giá cao Báo cáo giữa kỳ UPR chu kỳ III của Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)

Chỉ còn 2 năm nữa là Cơ chế UPR chu kỳ III sẽ kết thúc. Thời gian qua, Liên hợp quốc đã hỗ trợ Việt Nam không nhỏ trong quá trình thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III. Vậy Liên hợp quốc sẽ đồng hành với Việt Nam như thế nào trong chặng đường 2 năm còn lại?

Liên hợp quốc có nhiệm vụ tập trung vào việc tôn trọng và thúc đẩy quyền con người. Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định tất cả các thành viên, trong đó có Chính phủ Việt Nam, có nghĩa vụ như vậy. Vì vậy, chúng ta đang cùng nhau làm việc để hướng tới một mục tiêu chung là bảo đảm và nâng cao quyền con người.

Tôi nghĩ rằng, trong vòng 2 năm tới sẽ không có sự thay đổi về các điều ước quốc tế về quyền con người cũng như cơ chế báo cáo với các cơ quan của điều ước, chẳng hạn như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Những sự kiện như buổi công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận hôm nay là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, giúp Việt Nam hoàn thành tốt hơn những cam kết quốc tế về quyền con người.

Một ví dụ điển hình mà tôi thấy được công bố trong báo cáo ngày hôm nay là, trong một thời gian tương đối ngắn, Việt Nam đã ra mắt nhiều Tòa Gia đình và người chưa thành niên trong hệ thống Tòa án Nhân dân với các thẩm phán được đào tạo chuyên biệt. Nếu như chỉ cách đây vài năm, Việt Nam hoàn toàn chưa có các mô hình tòa án kiểu này, thì hiện nay đã có 41 Tòa Gia đình và người chưa thành niên trên toàn quốc, và trong tương lai sẽ có ở mỗi tỉnh.

Đây cũng là một trong những cam kết về quyền con người của Việt Nam. Đó là đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách pháp luật để củng cố nền tảng thể chế, pháp lý và chính sách liên quan đến quyền con người, tăng cường nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền con người vào pháp luật Việt Nam.

Với vai trò của mình, hệ thống các cơ quan Liên hợp quốc sẽ luôn sát cánh cùng Việt Nam thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, thúc đẩy các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Xin cảm ơn bà!

Cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc được ra đời từ năm 2008 và là một trong những thành công nổi bật, được xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công bằng, không phân biệt, thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia.

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết theo cơ chế UPR, trong đó có việc triển khai các khuyến nghị UPR đã chấp thuận.

Trong chu kỳ III, Việt Nam đã nhận được 291 khuyến nghị từ 122 nước và đã chấp thuận 241 khuyến nghị trong số đó. Ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1975/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận, trong đó giao nhiệm vụ trực tiếp, cụ thể cho 18 bộ, ngành triển khai các khuyến nghị này.

Kế hoạch tổng thể cũng đề ra nhiệm vụ xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện và giao cho Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để sơ kết việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể, cũng như hướng tới việc tham gia UPR chu kỳ IV (dự kiến trong 2024).

Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR. Cho đến nay, với chỉ 79 quốc gia từng ít nhất một lần nộp Báo cáo giữa kỳ tự nguyện, và với chu kỳ III, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia đã xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện.

Việt Nam thể hiện tinh thần trách nhiệm, đối thoại và hợp tác tích cực tại Khóa họp lần thứ 49 Hội đồng Nhân quyền LHQ

Việt Nam thể hiện tinh thần trách nhiệm, đối thoại và hợp tác tích cực tại Khóa họp lần thứ 49 Hội đồng Nhân quyền LHQ

Ngày 1/4 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã kết thúc Khóa họp thường kỳ ...

Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới: Từ quyết tâm đến hành động

Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới: Từ quyết tâm đến hành động

Sau 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, Việt Nam đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ ...
Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Ngày 26/4, tại sân vận động Panathenaic ở thủ đô Athens, Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đã được chuyển giao cho ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Amazon đưa AWS đến Đông Nam Á: Nâng tầm lưu trữ dữ liệu cho khu vực

Amazon đưa AWS đến Đông Nam Á: Nâng tầm lưu trữ dữ liệu cho khu vực

Amazon Web Services (AWS) mở rộng sang Đông Nam Á, đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu an toàn và hiệu suất cao cho khách hàng trong khu vực.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động