‘Lời hứa’ phụ nữ vì hoà bình

Hà Phương
Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách vấn đề gìn giữ hoà bình Jean-Pierre Lacroix trong chuyến thăm Việt Nam từng đánh giá rằng: “Có càng nhiều nữ quân nhân gìn giữ hòa bình thì càng có nhiều hòa bình”. Theo ông, nỗ lực của nữ quân nhân Việt Nam đã góp phần vào hai từ hòa bình quý giá đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ tiễn Đội công binh số 2 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNISFA, khu vực Abyei, ngày 8/8/2023. Nữ công binh chào tạm biệt gia đình, người thân trước giờ lên máy bay tại Sân bay quốc tế Nội Bà
Nữ công binh chào tạm biệt gia đình, người thân trước giờ lên đường tại sân bay quốc tế Nội Bài. (Nguồn: TTXVN)

Thời gian qua, phong trào đấu tranh vì quyền của phụ nữ và bình đẳng giới đã đạt nhiều bước tiến quan trọng, trong đó phải kể đến thành tựu về Chương trình nghị sự LHQ về Phụ nữ, hoà bình và an ninh (PNHBAN).

Dọc dài lịch sử của dân tộc, Việt Nam có nhiều trải nghiệm về chủ đề PNHBAN với hình ảnh phụ nữ “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Điều đó thôi thúc Việt Nam có những sáng kiến, ưu tiên quan trọng cho việc thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Từng bước thể chế hóa và thực thi

Chương trình nghị sự về PNHBAN ra đời trên nền tảng Nghị quyết 1325 (2000) của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ với hai mục tiêu: Bảo đảm tốt hơn các quyền của phụ nữ, trẻ em gái và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong mọi mặt giai đoạn của tiến trình giải quyết xung đột, xây dựng hoà bình.

Đến nay, HĐBA đã thông qua chín nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng về sự tham gia của phụ nữ trong giải quyết khủng hoảng, tái thiết hậu khủng hoảng cũng như ngăn ngừa và bảo vệ phụ nữ chống lại bạo lực tình dục. Vấn đề PNHBAN cũng được thúc đẩy tại nhiều cơ chế khác của LHQ.

Sau hơn 20 năm thể chế hoá vấn đề PNHBAN tại các khuôn khổ quốc tế và khu vực, xu thế chung trên thế giới hiện nay là tập trung vào khía cạnh thực thi, thúc đẩy triển khai để biến cam kết thành kết quả trên thực tế. Trong đó, kể từ năm 2005, Chương trình hành động quốc gia về PNHBAN là cơ chế quan trọng, khuôn khổ chính sách trong nước, không có tính ràng buộc về mặt pháp lý song là văn bản phản ánh các cam kết chính sách và đề ra phương hướng hành động cho quốc gia nhằm triển khai các trụ cột của Chương trình nghị sự về PNHBAN, phù hợp với bối cảnh phát triển và nhu cầu của mỗi quốc gia.

Trong các nỗ lực chung về PNHBAN, Việt Nam ghi dấu ấn quan trọng khi chủ trì thúc đẩy HĐBA thông qua Nghị quyết 1889 (2009) về vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh hậu xung đột - được coi là một trong bốn Nghị quyết trụ cột của Chương trình nghị sự PNHBAN của HĐBA.

Hơn một thập niên sau, năm 2020, tại Hà Nội, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị quốc tế kỷ niệm 20 năm thực hiện Nghị quyết 1325 của HĐBA LHQ, sự kiện toàn cầu duy nhất trong năm kỷ niệm, đồng thời thông qua Cam kết hành động Hà Nội, với 75 nước đồng bảo trợ, kêu gọi các nước xây dựng Chương trình hành động quốc gia về PNHBAN.

Trả lời phỏng vấn TG&VN, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam Caroline T. Nyamayemombe cho rằng việc Việt Nam phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về PNHBAN là cột mốc chứng tỏ sự công nhận về vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc đạt được hòa bình bền vững, đồng thời là sự khẳng định về cam kết kiên định của Việt Nam trong việc thúc đẩy nguyên tắc bình đẳng giới trên toàn cầu.

Dấu mốc quan trọng

Đặc biệt, ngày 26/1, sau quá trình xây dựng Chương trình hành động quốc gia về PNHBAN, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 101/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về PNHBAN giai đoạn 2024-2030.

Mục tiêu chung của Chương trình là bảo đảm và thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới; nâng cao vai trò, vị thế, tiếng nói, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của phụ nữ trong tham gia các lĩnh vực hòa bình, an ninh, góp phần duy trì hoà bình, ổn định và sự phát triển bền vững của quốc gia và trên phạm vi quốc tế.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2030 là tăng cường sự tham gia đầy đủ, bình đẳng, có ý nghĩa của phụ nữ Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và xử lý, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống của quốc gia, cũng như trong gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế; phòng ngừa và ứng phó tốt hơn với bạo lực trên cơ sở giới trong bối cảnh sự cố, thảm họa và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống; tăng cường lồng ghép giới trong hoạt động cứu trợ và phục hồi, bao gồm khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, xử lý, ứng phó với sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PNHBAN.

Có thể khẳng định, Chương trình hành động quốc gia về PNHBAN của Việt Nam đã góp phần tiếp tục hoàn thiện các chủ trương, chính sách về bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước; tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với Chương trình nghị sự PNHBAN, tạo cộng hưởng cho nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế thúc đẩy Chương trình nghị sự này. Đánh giá về ý nghĩa của Chương trình, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam Caroline T. Nyamayemombe từng nhấn mạnh: “Hãy nhớ rằng chúng ta không chỉ định hình một tài liệu mà đang định hình tương lai của phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam cũng như hòa bình và an ninh của chính đất nước các bạn”.

Hội thảo tham vấn quốc gia về dự thảo Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh, ngày 6/11/2023, tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Việt)
Hội thảo tham vấn quốc gia về dự thảo Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh, ngày 6/11/2023, tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Việt)

Minh chứng sống động

Hẳn rằng những “bóng hồng phá bom” ở Quảng Trị hay những “đóa hồng xanh” Việt Nam của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ là những minh chứng thực tế sống động nhất cho nỗ lực PNHBAN của Việt Nam, cho thấy rõ sự tham gia của phụ nữ trong tham gia giải quyết các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế.

Tháng 1/2018, Việt Nam cử nữ sĩ quan quân đội đầu tiên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ theo hình thức cá nhân với vị trí sĩ quan tham mưu tác chiến tại Phái bộ Nam Sudan. Tính đến tháng 5/2023, có 81 trong tổng số 529 quân nhân được triển khai đến Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ là nữ, trong đó có 12 nữ sĩ quan được triển khai theo hình thức cá nhân, 21 nữ quân nhân thuộc Đội công binh số 1 và 48 nữ quân nhân thuộc các Bệnh viện Dã chiến cấp 2 của Việt Nam.

Tại Hội nghị quốc tế về Phụ nữ với hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ tại Hà Nội (26/11/2022), Phó Tổng thư ký LHQ Jean-Pierre Lacroix nhấn mạnh: “Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đi đầu về nỗ lực tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ”.

Những câu chuyện xúc động về các nữ quân nhân Việt Nam giúp người dân nước sở tại trồng rau xanh, chăm sóc con cái, dạy học cho trẻ nhỏ, khám, chữa bệnh từ thiện cho người dân, làm đường đến trường, chống ngập lụt, xây dựng trường học, may và tặng khẩu trang phòng Covid-19, nấu phở và những món ăn Việt Nam... lan tỏa hình ảnh “người lính cụ Hồ”, người phụ nữ Việt Nam trong mắt đồng nghiệp tại các Phái bộ Gìn giữ hòa bình và người dân địa phương.

Việt Nam là một trong các nước sớm ký kết và phê chuẩn Công ước Chống mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và tích cực tham gia vào các diễn đàn đa phương về bình đẳng giới với nhiều sáng kiến cụ thể. Việt Nam hiện cũng là nước có tỷ lệ nữ chiến sĩ tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ ở mức cao, đạt 16%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của LHQ là 4%.

Ở trong nước, những năm qua, tại mảnh đất miền Trung nắng gió Quảng Trị, nhiều người đã quen với hình ảnh những “bóng hồng phá bom” – thành viên của NPA, viết tắt của Tổ chức viện trợ nhân dân Na Uy và Dự án RENEW với sứ mệnh giải quyết hậu quả lâu dài của bom mìn, vật nổ còn sót lại từ chiến tranh. NPA hiện có khoảng 300 nhân sự đang làm việc tại Quảng Trị. Đặc biệt, trong số này có hai đội 100% thành viên là nữ, gồm Đội rà phá hiện trường (15 thành viên) và Đội xử lý bom mìn lưu động (sáu thành viên).

“Việc thành lập hai đội nữ rà phá và xử lý bom mìn đầu tiên của Việt Nam nằm trong nỗ lực nhằm khẳng định vai trò của phụ nữ trong Hành động bom mìn của NPA; từ đó truyền cảm hứng và chứng minh phụ nữ là lực lượng mạnh mẽ và có đủ năng lực trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn”, ông Jan Erik Stoa, Giám đốc quốc gia NPA tại Việt Nam từng chia sẻ.

Như vậy, vai trò của phụ nữ trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng. Không chỉ nhận thức sâu sắc vai trò đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình thúc đẩy vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh, từ đó góp phần vào đảm bảo bình đẳng giới toàn cầu.

Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10): 'Bóng hồng' mũ nồi xanh kể chuyện đi gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Trung Phi

Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10): 'Bóng hồng' mũ nồi xanh kể chuyện đi gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Trung Phi

Tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi nhiệm kỳ 2021 – 2022, cô gái ...

Khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam trong tạo lập hòa bình và phát triển bền vững

Khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam trong tạo lập hòa bình và phát triển bền vững

Sáng 6/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ ...

Định hình tương lai của phụ nữ Việt Nam, hòa bình và an ninh

Định hình tương lai của phụ nữ Việt Nam, hòa bình và an ninh

Việc Việt Nam triển khai xây dựng Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hoà bình và an ninh (2024-2030) có nhiều ý ...

Khuyến khích cơ hội bình đẳng đối với phụ nữ trong lĩnh vực quốc phòng và kiến tạo hòa bình

Khuyến khích cơ hội bình đẳng đối với phụ nữ trong lĩnh vực quốc phòng và kiến tạo hòa bình

Ngày 16/11, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 10 đã thông qua Tuyên bố chung về phụ nữ, hòa ...

Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3: Cần những chính sách để phụ nữ tận dụng các cơ hội trong thời đại số

Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3: Cần những chính sách để phụ nữ tận dụng các cơ hội trong thời đại số

Bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ cho rằng, thời hiện đại, ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động