Lựa chọn chiến lược của Mỹ và cách hành xử của Trung Quốc

Bài viết trên tờ Stratfor cho rằng Mỹ có bốn chiến lược cốt lõi, và mỗi lựa chọn đều có tác động lớn đến quan hệ Mỹ - Trung cũng như hành vi của Trung Quốc tại khu vực. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
lua chon chien luoc cua my va cach hanh xu cua trung quoc
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi. Khi Trung Quốc càng trỗi dậy mạnh mẽ thì mâu thuẫn và cạnh tranh trong quan hệ hai nước lớn này càng lớn. Để hiểu rõ hơn vấn đề, chúng ta cần tìm hiểu cách nhìn nhận môi trường quốc tế và hình thành chính sách của hai nước lớn, đặc biệt là Mỹ. Chúng ta nên tập trung vào chiến lược của Mỹ. Bởi vì, Mỹ là cường quốc có sức mạnh quân sự và kinh tế vượt trội cũng như ảnh hưởng chính trị lớn trên thế giới, chính sách của Washington sẽ có thể tác động mạnh mẽ tới những hành xử của Bắc Kinh trong thời gian tới.

Bốn chiến lược cốt lõi

Mỹ ở thế chủ động hơn bất cứ quốc gia nào khác để xác định và thực hiện chiến lược theo ý muốn và sự lựa chọn chính sách của nước này ảnh hưởng lớn tới tương lai châu Á. Hiện nay, Mỹ có thể lựa chọn một trong bốn chiến lược đối ngoại bao gồm: Chủ nghĩa biệt lập (isolationism), cân bằng bên ngoài (offshore balancing), can thiệp có chọn lọc (selective intervention) và thống trị thêm khu vực (extraregional dominance).

Nếu Mỹ lựa chọn chủ nghĩa biệt lập, nước này phải từ bỏ hoàn toàn sự can thiệp an ninh bên ngoài biên giới Mỹ. Tuy nhiên, lựa chọn này gần như không khả thi với hoàn cảnh của Mỹ thời điểm hiện tại vì Mỹ là cường quốc lớn nhất của thế giới và có trách nhiệm bảo vệ các đường giao thông trên biển, nhằm đảm bảo trật tự kinh tế quốc tế. Mặc dù vậy, chủ nghĩa biệt lập cũng đang khá phổ biến trong tư duy của công chúng Mỹ, do đó, nó có thể ảnh hưởng tới chính sách trong tương lai của nước này. Lý lẽ bảo vệ chủ nghĩa biệt lập đang dần trở nên thuyết phục đối với nhiều người Mỹ. Theo đó, Mỹ được bảo vệ bởi hai đại dương và sỡ hữu một năng lực quốc phòng vững chắc, bao gồm cả sức mạnh hạt nhân. Vậy nên không có lí gì Mỹ phải tốn sức chuyển những nguồn lực quý giá đó ra khỏi đất nước và hướng tới gìn giữ hòa bình ở những khu vực xa xôi.

Đối với lựa chọn chiến lược thứ hai – cân bằng bên ngoài, vốn được các học giả nghiên cứu quốc tế thường xuyên đề cập tới, nếu Mỹ áp dụng chiến lược này, Washington sẽ từ bỏ can thiệp bằng quân sự khỏi một số khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, Mỹ vẫn phải duy trì hoạt động quân sự tại một số khu vực hay xảy ra bất ổn như châu Âu, Đông Á hay Trung Đông. Những người ủng hộ chiến lược cân bằng bên ngoài tin tưởng rằng Mỹ nên can thiệp có chừng mực vào các vấn đề quốc tế và tập trung vào nỗ lực ngăn cản xu hướng bá quyền ở một số khu vực trên toàn cầu.

Lựa chọn thứ hai có nhiều điểm tương đồng với cách tiếp cận chiến lược thứ ba – can dự chọn lọc. Theo chiến lược can dự chọn lọc, Mỹ cần phải linh hoạt, chủ động để duy trì hòa bình và ngăn chặn xu hướng bá quyền tiềm năng ở châu Âu, Đông Á hay Trung Đông và gần như không can thiệp trực tiếp vào các khu vực khác. Song hai cách tiếp cận này cũng có điểm khác biệt, chính sách can dự chọn lọc đòi hỏi Mỹ phải duy trì một sự hiện diện an ninh, quân sự mạnh mẽ và tích cực ở nước ngoài mà cụ thể là các khu vực trên, thay vì chỉ đơn thuần dựa vào các đối tác hay đồng minh khu vực nhằm hiện thực hóa mục tiêu.

Chiến lược thứ tư và là lựa chọn cuối cùng của Mỹ - bá quyền thêm khu vực - được so sánh như là một chiến lược thống trị toàn cầu hoặc ngăn chặn tấn công. Cốt lõi của chiến lược này đó là Mỹ sở hữu cả quyền cũng như trách nhiệm để can thiệp vào các vấn đề, khẳng định lợi ích của mình trên toàn cầu. Quyền và trách nhiệm của Washington thể hiện ở mọi khu vực, trong các cuộc xung đột, kể cả khi các cuộc xung đột này không đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia của Mỹ. Trong những thập kỷ qua, Mỹ đã sử dụng chiến lược thứ tư tương đối rõ ràng thông qua việc thể hiện lập trường tại các tổ chức quốc tế cũng như cách sử dụng quân đội. Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, cách tiếp cận tương đối khả thi này đã hình thành xương sống cho chính sách đối ngoại của Mỹ.

Duy trì cách tiếp cận “xương sống”

Các lựa chọn chính sách của Washington đã khá rõ nhưng vẫn rất khó để dự đoán chính xác chiến lược đối ngoại mà Nhà Trắng sẽ triển khai trong thời gian tới. Khi chính sách của Mỹ tác động trực tiếp tới chính sách và hành xử của Trung Quốc, một số kịch bản có thể xảy ra.

lua chon chien luoc cua my va cach hanh xu cua trung quoc

Tổng thống Barack Obama (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tháng 11/2015. (Nguồn: AP)

Trong ngắn hạn, nếu Mỹ áp dụng chiến lược thứ nhất hoặc thứ hai, có thể tạo cho Trung Quốc một môi trường quốc tế khá “thoải mái” để nước này an tâm giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước, giảm nguy cơ Trung Quốc sẽ áp dụng một chính sách an ninh cứng rắn trong khu vực. Kịch bản này cũng sẽ làm dịu cảm giác bất an của Bắc Kinh trước nỗi lo Washington sẽ tăng cường sức mạnh hải quân và sẽ khiến Bắc Kinh hành xử “mềm” hơn trong tranh chấp chủ quyền với các nước khu vực như Nhật Bản hay Philippines. Nhưng xét dài hạn trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm tới, nếu Mỹ thực hiện hai chiến lược này, Trung Quốc sẽ có thời gian chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để phát triển lớn mạnh hơn và sẽ đe dọa tới lợi ích của Mỹ.

Tiếp theo, nếu Washington chọn áp dụng chiến lược thứ ba, thứ tư - đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tích cực và đẩy mạnh hơn sự hiện diện quân sự trong khu vực châu Á và trên thế giới. Điều này có thể khiến Bắc Kinh gặp khó khăn về cả kinh tế và chính trị, từ đó có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh với Washington. Đồng thời, kịch bản này cũng sẽ tăng nguy cơ leo thang căng thẳng giữa hai nước và có khả năng dẫn tới đối đầu mở giữa hai cường quốc với sự tham gia của các quốc gia ủy nhiệm như Triều Tiên, các quốc gia ở Đông Nam Á hoặc Trung Á.

Với vị thế của Mỹ trên trường quốc tế kể từ sau Chiến tranh Lạnh, có lẽ Mỹ sẽ tiếp tục lựa chọn cách tiếp cận thứ tư bởi lẽ một nước Mỹ không còn tích cực trên trường quốc tế có thể tạo đà cho một Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và thể hiện quyết đoán hơn. Rõ ràng, đây là điều Mỹ vô cùng lo lắng.

Hằng Phạm (theo Stratfor)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động