Mạn đàm về “Ngoại giao chủ động”

Lâu nay từ “chủ động” thường được nhắc tới nhiều khi nói về đường lối, chính sách và hoạt động ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
man dam ve ngoai giao chu dong
 

Tại Đại hội XII của Đảng vừa họp, ý tưởng “chủ động” lại được nhấn mạnh nhiều lần. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là phương châm ấy ngày nay mới có mà nó thường xuyên hiện diện suốt chiều dài lịch sử nước ta ngay từ thời tiền khởi nghĩa đầu những năm 40 của thế kỷ trước. Vào ngày đầu Xuân bước vào năm mới ẩn chứa những cơ hội và cả thách thức mới, thiết nghĩ cũng nên ôn cố tri tân để tận dụng những điều thuận, hóa giải những điều nghịch.

Thiết nghĩ, ta nên thống nhất cách hiểu hai từ tưởng như quá quen thuộc này. Tra từ điển, hỏi bác Google có thể hiểu, chủ động nghĩa là “tự mình quyết định hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài”. Nói như vậy cũng đúng nhưng có lẽ chưa thật chuẩn vì nhiều khi chính tính toán và hành vi của thiên hạ và ngoại cảnh bên ngoài lại mách bảo ta phải chủ động ứng phó và tận dụng ra sao để tranh thủ mối lợi lớn nhất cho mình.

Nhớ lại thời tiền và hậu khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Bác Hồ và các nhà lãnh đạo tiền bối đã bắt mạch trúng thời cuộc Thế chiến II sắp kết thúc với thắng lợi của các lực lượng Đồng minh và sự giành giật, mâu thuẫn giữa các nước lớn thời hậu chiến để hạ quyết tâm giành chính quyền và xác định chính sách đối ngoại của nước Việt Nam mới.

man dam ve ngoai giao chu dong
 

Thế rồi, chín năm sau, năm 1954 ta đã “bị động” tham gia Hội nghị Geneva do các nước lớn dàn xếp nhưng đã chủ động giành toàn thắng trong chiến dịch Điện Biên, tạo thế mới cho ta không chỉ trên bàn Hội nghị mà cả những năm tháng xây dựng miền Bắc làm chỗ dựa cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sau này.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, rút kinh nghiệm không ngọt ngào chút nào thời họp Hội nghị Geneva, ta đã hoàn toàn chủ động trong cả cách đánh lẫn cách đàm và cách kết thúc chiến tranh với thắng lợi lịch sử năm 1975.

Trong những năm trước và sau khi phát động công cuộc đổi mới, nước ta lại rơi vào thế bị động đối phó với khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước, sự suy yếu dần của Liên Xô và các nước Đông Âu và việc Mỹ - Trung cùng một số nước khác bao vây cô lập Việt Nam, ta đã chủ động đổi mới trong nước, giải quyết vấn đề Campuchia, gỡ dần vòng vây xung quanh mình.

Trong các giai đoạn trước, thế hệ chúng tôi chỉ mới được nghe nhưng ở giai đoạn này chúng tôi được mục sở thị, thậm chí được tham gia ít nhiều vào quá trình xoay vần từ thế bị động sang thế chủ động ra sao. Chúng tôi còn nhớ như in những trăn trở, dằn vặt khi ta chủ động quyết định rút quân khỏi Campuchia sau gần chục năm ròng đổ biết bao xương máu để cứu dân tộc này khỏi nạn diệt chủng, đồng thời chủ động tạo ra cục diện đàm phán khu vực để tìm ra giải pháp chính trị. Và trong tâm trí chúng tôi không bao giờ phai mờ nhiều kỷ niệm vui buồn về cách hóa giải quan hệ với các nước lớn từng dàn xếp với nhau trên vấn đề Campuchia và về mối quan hệ với nước ta. Trong đầu óc chúng tôi còn in đậm những lo lắng trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô – Đông Âu và cách chúng ta tìm đường trụ vững, biến cái họa lớn đó thành cái phúc trong công cuộc đổi mới thể chế kinh tế ở trong nước và chuyển từ chính sách đối ngoại “đứng hẳn về một bên” sang “đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập với thế giới”, chẳng những đưa nước ta ra khỏi cơn hiểm nghèo mà còn giành được thế mới, lực mới.

man dam ve ngoai giao chu dong
 

Nhìn lại năm mốc lớn trải dài trong hơn bảy thập kỷ qua có thể thấy, điều lý tưởng là tự mình chủ động dẫn dắt cục diện nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được điều đó mà nhiều khi  phải biết cách xoay sở, chuyển từ thế bị động thành chủ động, biến cái họa thành cái phúc. Và muốn vậy không thể không dự cảm, tiên đoán một cách thật nhạy bén, thật chuẩn xác ngoại cảnh đồng thời hiểu đúng, đoán trúng ý định của thiên hạ để chủ động ứng phó, hóa giải. Trong chuyện này, câu châm ngôn “sai một li đi một dặm” thật hết sức chuẩn xác và trong thực tế không phải không có lúc sơ sẩy và phải trả giá.

Điều kiện tiên quyết để tránh được họa là nghĩ bằng cái đầu của mình chứ không phải bằng lời ru của người khác; lấy lợi ích quốc gia – dân tộc mình làm chuẩn chứ không phải những điều mộng tưởng; dựa vào thực lực của mình chứ không thể trông đợi ai rủ lòng thương. Kinh nghiệm lịch sử, không phải một lần, cho thấy, khi nào ta hành xử đúng như vậy thì thành công, làm khác đi thì y như rằng thua thiệt. Thiết nghĩ rằng, ngày nay, trong cục diện thế giới và ở quanh ta hết sức rắc rối, những bài học đắt giá của quá khứ luôn mách bảo chúng ta nên suy nghĩ thế nào, hành xử ra sao cho có lợi nhất cho nước mình. Có thể nói, đây cũng là dự cảm mùa Xuân khi bước vào Năm Mới.

Vũ Khoan (Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ)

Bài viết cùng chủ đề

Báo Xuân Bính Thân 2016

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 30/12/2024: Giá vàng 'dập dình', người dân tiếp tục tìm đến kim loại quý, bức tranh năm 2025 tươi sáng

Giá vàng hôm nay 30/12/2024: Giá vàng 'dập dình', người dân tiếp tục tìm đến kim loại quý, bức tranh năm 2025 tươi sáng

Giá vàng hôm nay 30/12/2024 dao động nhẹ trên thị trường thế giới và trong nước.
Giá tiêu hôm nay 30/12/2024: Thị trường phục hồi, chu kỳ tăng giá mới sẽ kéo dài 10-15 năm và giá có thể đạt đỉnh

Giá tiêu hôm nay 30/12/2024: Thị trường phục hồi, chu kỳ tăng giá mới sẽ kéo dài 10-15 năm và giá có thể đạt đỉnh

Giá tiêu hôm nay 30/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Từ chối Liverpool, Alexander-Arnold tìm thấy 'nhà mới' là Real Madrid

Từ chối Liverpool, Alexander-Arnold tìm thấy 'nhà mới' là Real Madrid

Theo truyền thông Tây Ban Nha, Real Madrid đã gần hoàn tất thương vụ ký hợp đồng với Trent Alexander-Arnold theo dạng chuyển nhượng tự do.
Trợ lực giúp Bắc Giang trở thành điểm đến chiến lược

Trợ lực giúp Bắc Giang trở thành điểm đến chiến lược

Công tác đối ngoại góp phần quảng bá hình ảnh của Bắc Giang năng động, sáng tạo, nhờ đó, nhà đầu tư nước ngoài biết đến tỉnh nhiều hơn...
Bức tranh đối ngoại Việt Nam (kỳ cuối):  Ngoại giao và sứ mệnh định vị Việt Nam trong dòng chảy của thời đại

Bức tranh đối ngoại Việt Nam (kỳ cuối): Ngoại giao và sứ mệnh định vị Việt Nam trong dòng chảy của thời đại

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về ấn tượng của đối ngoại Việt Nam trước thềm năm mới 2025.
Trend công nghệ 2025

Trend công nghệ 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ là thời điểm bùng nổ của nhiều xu hướng công nghệ đột phá, mang lại những thay đổi đáng kể trong đời sống kinh ...
Quỹ Hợp tác Mekong-Hàn Quốc hỗ trợ các nước tiểu vùng Mekong nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu

Quỹ Hợp tác Mekong-Hàn Quốc hỗ trợ các nước tiểu vùng Mekong nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu

Chiều ngày 28/12, khoá đào tạo Chương trình Lãnh đạo Mekong tại Việt Nam đã bế mạc sau 5 ngày triển khai tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang.
Việt Nam chủ trì phiên họp lần thứ 62 của Ủy ban ASEAN tại Bangladesh

Việt Nam chủ trì phiên họp lần thứ 62 của Ủy ban ASEAN tại Bangladesh

Đại sứ quán Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Đại sứ quán các nước thành viên ADC triển khai tổ chức các sự kiện có ý nghĩa thiết thực trong năm 2025.
Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Ngày 25/12, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam Constance ...
Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ tiếp Lãnh sự danh dự Việt Nam tại thành phố Nagoya, Nhật Bản

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ tiếp Lãnh sự danh dự Việt Nam tại thành phố Nagoya, Nhật Bản

Thứ trưởng Thường trực cảm ơn Giáo sư Natsume Nagato đã tiến hành nhiều hoạt động y tế nhân đạo, tiến hành phẫu thuật hở môi hàm ếch cho hàng nghìn trẻ em dị tật ...
Việt Nam tham dự phiên họp lần thứ 276 của Ủy ban ASEAN tại Cairo

Việt Nam tham dự phiên họp lần thứ 276 của Ủy ban ASEAN tại Cairo

Các Đại sứ đã thảo luận về biện pháp nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của ASEAN tại Ai Cập trong thời gian tới.
Việt Nam điều phối, thúc đẩy đồng thuận về quản lý Quỹ lương hưu Liên hợp quốc

Việt Nam điều phối, thúc đẩy đồng thuận về quản lý Quỹ lương hưu Liên hợp quốc

Nghị quyết ghi nhận kết quả tích cực trong vận hành Quỹ lương hưu LHQ trong năm qua với tổng trị giá gần 100 tỷ USD và 150,000 người hưởng lương hưu.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Việt Nam đã tạo nên một đường biên giới hòa bình, cùng phát triển.
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đường biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác, phát triển, góp phần kết nối hợp tác với các quốc gia.
Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Sáng ngày 26/12, Đại sứ Nga G.S. Bezdetko đã chủ trì cuộc họp báo về sự phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.
Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Đại sứ Lê Hồng Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam kể về 'duyên' đưa anh đến với Báo.
Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm nhớ lại những kỷ niệm một thời hoạt động sôi nổi khi tờ báo mới đổi tên.
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ về Báo TG&VN.
Phiên bản di động