TIN LIÊN QUAN | |
GS. Trần Văn Nhung: “Nên tham khảo mô hình giáo dục quốc tế tốt” | |
Trăn trở với “sản phẩm” đào tạo sư phạm |
Theo những phân tích của bà Alexander thì chương trình giảng dạy cơ bản hiện nay chưa thực sự hữu hiệu và không mang tính thực tế. Do đó, nó sẽ không có tác dụng trong việc cải thiện cuộc sống và xóa đói giảm nghèo ở những nước đang phát triển. Bà nhấn mạnh, mô hình này đã bộc lộ rõ những bất cập và chắc chắn đó không phải là một mô hình hoàn chỉnh.
Nhà nghiên cứu giáo dục Laide R. Alexander. (Nguồn: The Eagle Online) |
Nên mạnh dạn thay đổi
Mô hình giáo dục mà bà Alexander nhắc đến là một mô hình kết hợp giữa chương trình truyền thống với các kỹ năng sinh tồn quan trọng. Bên cạnh đó, các kỹ năng cơ bản về tài chính, y tế và quản lý cũng được giảng dạy cho học sinh, sinh viên thông qua đội ngũ giáo viên hiện có.
Mô hình đó được bà Alexander gọi là Living Education (tạm dịch là Giáo dục kỹ năng sống). Mô hình này chuyển mục tiêu học tập từ đánh giá kết quả học bằng điểm số sang tạo ra động lực tích cực đến các học sinh và cộng đồng của các em. Để thực hiện mô hình này đòi hỏi những thay đổi quan trọng cả về nội dung lẫn phương pháp sư phạm.
Thứ nhất, các học phần như tinh thần doanh nhân, khả năng lãnh đạo, sức khỏe và tài chính là các nội dung bắt buộc trong chương trình giảng dạy đối với tất cả các học sinh trung cấp, Cao đẳng và Đại học.
Thứ hai, các phương pháp học tập lấy người học làm trọng tâm và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề phức tạp. Phương thức này được truyền cảm hứng từ các mô hình giáo dục cho người lớn ở hầu hết các nước phát triển, tập trung vào tính hiệu quả tự thân, cùng với các phương pháp học chủ động được áp dụng trong các trường học tiên tiến trên khắp thế giới.
Ý tưởng về chương trình giáo dục sức khỏe được phỏng theo vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong đó tập trung phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc trẻ em ốm đau cũng như chăm sóc y tế nói chung.
Ảnh minh họa. (Nguồn: ACW) |
Chương trình giảng dạy về tinh thần doanh nhân được bà Alexander đúc rút qua kinh nghiệm làm Hiệu trưởng của mình, cũng như kinh nghiệm của các doanh nhân thành đạt trên thế giới. Chương trình cũng lấy ý tưởng từ hàng loạt chương trình tài chính và doanh nhân được phát động bởi các tổ chức quốc tế lớn.
Các nội dung giảng dạy được triển khai theo phương thức lý thuyết đi đôi với thực hành. Chẳng hạn, học sinh phải rửa tay và đi giày dép trong nhà vệ sinh, đun nước uống và sử dụng màn để chống muỗi...
Học sinh cũng được thực hành các giao dịch mang tính thị trường thông thường bằng cách phấn đấu đạt điểm cao và dự kiến điểm số cần đạt để có được giải thưởng giá trị, hoặc là được tuyên dương trước lớp.
Các em được phát triển các kỹ năng bậc cao hơn khi được chia thành các nhóm nhỏ để tự mình phát triển và thực hiện các dự án phức tạp. Các dự án liên quan đến sức khỏe có thể bao gồm việc lên kế hoạch và thực hiện một hoạt động thể dục thể thao trong giờ giải lao, thực hành các kỹ năng chẩn đoán khi có bạn trong lớp bị ốm...
Các dự án về tinh thần doanh nhân bao gồm nhận diện và khai thác các cơ hội thị trường thông qua các ý tưởng kinh doanh như làm vườn (vườn trường) hoặc tái chế rác thải thành những sản phẩm có giá trị. Học sinh học và thực hành các kỹ năng và thái độ nơi công sở như ủy quyền, đàm phán, hợp tác và lên kế hoạch - các cơ hội hiếm khi được trao cho các em bên ngoài gia đình.
Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ để tự mình phát triển và thực hiện các dự án phức tạp. (Nguồn: CNN) |
Theo bà Alexander, cần bắt đầu đưa các chủ đề về tinh thần doanh nhân và sức khỏe vào yêu cầu giáo trình cho học sinh ở cấp trung học.
Đối với hệ thống giáo dục thế kỷ 21, việc đưa thông tin vào các bài giảng cơ bản chưa đủ, các trường học phải đồng thời áp dụng các phương pháp sư phạm hướng tới hành động trau dồi các kỹ năng tư duy tích cực và cho phép trẻ nhận diện vấn đề, tìm kiếm và đánh giá các thông tin và nguồn lực liên quan, đồng thời thiết kế và thực hiện các kế hoạch giải quyết những vấn đề này.
Việc này bao gồm giải quyết các vấn đề có thật, cho phép học sinh chủ động và có trách nhiệm đối với việc học của chính các em. Ý định của bà Alexander là thử áp dụng mô hình Living Education ở nước bà - Nigeria.
Sự kết hợp độc đáo
Thông qua sự kết hợp độc đáo giữa nội dung tương ứng, áp dụng thực tế và trao quyền cho học sinh, các em có thể phát triển một khối lượng kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều này cho phép các em thành công và phát triển sau khi rời ghế nhà trường, dù các em có tiếp tục theo học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp... hoặc đơn giản là chỉ sống trong cộng đồng của mình.
Tóm lại, bà Alexander muốn nhấn mạnh rằng, định nghĩa truyền thống về chất lượng nhà trường trong thế giới phát triển và đang phát triển nhanh chóng này dựa vào năng lực và kiến thức. Khi áp dụng các phương thức học tập truyền thống trong những năm học trước, hầu hết học sinh sẽ làm lãng phí các nguồn lực và bỏ qua các cơ hội đối với cá nhân, cộng đồng và đất nước.
Các cơ quan chính phủ, tổ chức hỗ trợ và xúc tiến giáo dục cho trẻ em phải vượt ra ngoài các mô hình truyền thống để giúp các em phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với cuộc sống của các em, phù hợp với sự tham gia toàn cầu hiện nay và có thể giúp các em thoát khỏi nghèo đói hay có được một “nền giáo dục thực sự cho cuộc đời thực sự”.
Theo bà Alexander, đã đến lúc tìm kiếm các sáng kiến tạo ra tác động kinh tế xã hội lớn nhất cho các công dân và cho đất nước bởi dù trong thời đại nào thì giáo dục vẫn là giải pháp để giảm thiểu đói nghèo.
Trăn trở với “sản phẩm” đào tạo sư phạm 34 tuổi, là một trong ba Phó Giáo sư (PGS) trẻ nhất nước năm 2016, với Nguyễn Danh Nam, “đây chỉ là điểm khởi đầu ... |
“Đất nước trông đợi ở các Giáo sư, Phó Giáo sư" Sáng nay (5/11), tại Hà Nội đã diễn ra lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo ... |
Để không bị tụt hậu thì phải giỏi tiếng Anh? Nhìn lại, khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt Nam đang là rào cản không nhỏ trong tốc độ hội nhập quốc tế. |