Một chuyến đi, ba lợi ích

Từ ngày 9-15/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Thống nhất Tanzania, Cộng hòa Mozambique và Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Một chuyến đi, ba điểm đến đã mang lại ba lợi ích cơ bản rất quan trọng cho Việt Nam và các nước bạn bè.

Củng cố quan hệ truyền thống

Việt Nam có quan hệ ngoại giao truyền thống với ba quốc gia mà Chủ tịch nước đến thăm. Chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao với Tanzania từ năm 1965, với Mozambique từ năm 1975 và với Iran từ năm 1973. Các nước bạn đều có sự ủng hộ hết lòng cả về vật chất và tinh thần cho cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc ta. Ngày nay, các bạn vẫn coi trọng và ủng hộ Việt Nam tại các diễn đàn khu vực và trên trường quốc tế.

tin nhap 20160318104636
Tổng thống Tanzania John Magufuli đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sáng ngày 9/3/2016. 

Vì vậy, chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam tới Tanzania, Mozambique và tới Iran sau khi thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa nước này với các nước P5+1 có ý nghĩa chính trị to lớn, thể hiện truyền thống thủy chung nghĩa tình của dân tộc, củng cố mối quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau của Việt Nam và các nước bạn bè.

Tại các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo các bên đều cho rằng chuyến thăm là một sự kiện lịch sử, là một dấu mốc mới trong quan hệ hai nước. Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhấn mạnh, “đây là sự kiện trọng đại, mở đầu cho giai đoạn hợp tác mới...

trong quan hệ hai nước”. Tổng thống Tanzania John Magufuli bày tỏ tin tưởng “chuyến thăm là dấu mốc mới quan trọng, tạo động lực đưa quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác cùng phát triển giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới sâu rộng và hiệu quả hơn”.

Trong các cuộc gặp gỡ và làm việc, lãnh đạo các nước đều khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống là tài sản quý báu cần được gìn giữ và phát huy. Lãnh đạo các bên yêu cầu khẩn trương họp để xác định phương hướng, ngành nghề và lĩnh vực hợp tác cụ thể. Dự kiến trong năm 2016, sẽ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Mozambique (lần bốn) tại Maputo, Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Iran (lần chín) tại Tehran và Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Tanzania (lần hai) tại Dar Es Salaam.

Qua các cuộc hội kiến, tọa đàm, lãnh đạo của ta và các bạn khẳng định tiếp tục ủng hộ lẫn nhau, tăng cường giao lưu chính trị, ủng hộ nhau ở các diễn đàn quốc tế. Bạn bè khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam tham gia Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (2020 - 2021) và Ủy ban Luật pháp quốc tế (2017 - 2021).

Trả lời phỏng vấn báo chí sau chuyến thăm, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam khẳng định, lãnh đạo Việt Nam và các nước đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có các vấn đề đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế ở khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Đông; về quyết tâm hợp tác giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu, liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển (vấn đề chống khủng bố, an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu…).

“Đặc biệt, bạn bè hiểu hơn về các vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, chia sẻ quan điểm rằng các tranh chấp về chủ quyền ở khu vực có nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới”, Thứ trưởng Vũ Hồng Nam nói.

Thứ trưởng nhấn mạnh, cả ba nước đều ủng hộ mạnh mẽ quan điểm, lập trường nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, lấy luật pháp quốc tế, các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó có Công ước Luật biển 1982 làm nền tảng căn bản cho mọi ứng xử liên quan tới các tranh chấp và xung đột.

Khai thác tiềm năng sẵn có

Tại các cuộc tiếp xúc, Lãnh đạo các bên cũng kiểm điểm lại mối quan hệ kinh tế, thương mại, chỉ ra những tiềm năng lớn chưa được tận dụng. Các nhà lãnh đạo cấp cao khẳng định, nếu biết khai thác tiềm năng sẵn có này, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước bạn thực sự sẽ cất cánh bay cao.

tin nhap 20160318104636
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giới thiệu đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam với Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi tại Lễ đón đoàn ngày 12/3/2016.

Với Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, Việt Nam đã ký kết và đàm phán 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các đối tác, là thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Việt Nam cũng giữ vị trí chiến lược trong khu vực ASEAN và Đông Á, là cửa ngõ tiếp cận với cả khu vực và nhiều đối tác kinh tế lớn trên thế giới, thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương mới được ký kết và có hiệu lực.

Năm 2018, khi các FTA đi vào thực hiện, Việt Nam sẽ là cửa ngõ của một thị trường hơn 4 tỷ dân, tổng GDP trên 70 nghìn tỷ USD, thương mại khoảng 31 nghìn tỷ USD. Trong chính sách phát triển kinh tế của mình, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng hợp tác với các nước, trong đó có các nước bạn bè truyền thống như Tanzania, Mozambique và Iran.

Tổng thống John Magufuli chia sẻ, Tanzania là quốc gia có chế độ chính trị, xã hội ổn định và nền kinh tế phát triển năng động tại khu vực Đông Phi với tỷ lệ tăng trưởng đạt 6-7% giai đoạn 2009-2015. Nước này đang phấn đấu trở thành điểm trung chuyển hàng hóa các nước đi vào châu Phi, đặc biệt là khu vực Đông Phi. Với diện tích trên 900 nghìn km2, Tanzania có nguồn đất đai và khoáng sản dồi dào như kim cương, đá quý, thiếc, phốt phát, quặng sắt, niken… Lãnh đạo Tanzania mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khai thác khoáng sản và năng lượng.

Tổng thống Filipe Jacinto Nyusi nhấn mạnh, nông nghiệp chiếm khoảng 80% lực lượng lao động của Mozambique. Ngành khai thác thủy sản, trong đó tôm là mặt hàng chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu quốc gia. Ngoài ra, hai mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác là hạt điều và đường. Nguồn tài nguyên khoáng sản như mica, sắt, đá quý và năng lượng như thủy điện, than đá, khí đốt tương đối dồi dào nhưng chưa được chú trọng khai thác. Tổng thống Nyusi cho rằng, doanh nghiệp hai nước phải đa dạng và mở rộng các mặt hàng trao đổi; hợp tác sản xuất để có thể xuất khẩu sang nước thứ ba, trên cơ sở tận dụng được thế mạnh của mỗi nước. Chính phủ cam kết tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, hợp tác tại Mozambique.

Với Iran, là nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC nhưng chính quyền đang thực hiện mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế ít dựa vào dầu mỏ bằng cách phát triển các lĩnh vực như: sản xuất ô tô, công nghiệp hàng không vũ trụ, hàng điện tử tiêu dùng, hoá dầu... Iran cũng mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài khi cải thiện mạnh môi trường đầu tư. Ngoài ra, Iran còn có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản, đặc biệt là gạo với hơn một triệu tấn/năm. Vì vậy, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhấn mạnh, hai nước có rất nhiều tiềm năng để hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, năng lượng, viễn thông, dầu khí, cơ khí.

Tiềm năng thì như vậy, nhưng lãnh đạo các nước đều chia sẻ, kim ngạch thương mại song phương lại chưa tương xứng.

Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam với Tanzania mới đạt 204 triệu USD, với Mozambique đạt 66 triệu USD và với Iran đạt 107 triệu USD, chưa xứng với tiềm năng to lớn mà mỗi bên có.

Cơ hội cho doanh nghiệp phát triển

Vì vậy, trong tất cả các cuộc tiếp xúc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cùng lãnh đạo các nước nhất trí về những lĩnh vực ưu tiên, những biện pháp căn bản để đẩy mạnh quan hệ kinh tế - thương mại song phương, đặc biệt là tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên hợp tác kinh doanh cùng phát triển.

tin nhap 20160318104636
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Iran Hassan Rouhani chủ trì buổi hội đàm ngày 14/3/2016.

Theo đó, lãnh đạo Việt Nam cam kết cùng Tanzania đưa quan hệ kinh tế - thương mại lên một tỷ USD, với Mozambique lên 500 triệu USD và với Iran lên 2 tỷ USD vào năm 2020. Các mặt hàng chủ yếu mà doanh nghiệp Việt Nam xác định ưu tiên xuất khẩu cho bạn là gạo, nông sản, hải sản, quần áo, giày dép. Ngược lại, ta sẽ mua các sản phẩm ưu tiên của bạn là hạt điều, thức ăn gia súc, bông (Tanzania); bông, sắt thép phế liệu, sản phẩm gỗ (Mozambique); phân bón, chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị (Iran).

Tại cả ba nước, Diễn đàn doanh nghiệp đã được tổ chức thành công với sự tham dự đông đảo của các doanh nghiệp sở tại và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Hapro, các Tổng Công ty Lương thực, Tập đoàn Dệt may... Nhiều doanh nghiệp bạn đến chào Chủ tịch nước đề đạt mong muốn thiết lập quan hệ sản xuất, đầu tư với Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bước đầu tìm thấy cơ hội đầu tư ở nước bạn trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cây công nghiệp, dầu khí, viễn thông… Một số doanh nghiệp của Việt Nam đã kết nối được đối tác, có kế hoạch mở văn phòng đại diện tại Tanzania, Mozambique.

Đáng chú ý, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký kết các Thỏa thuận hợp tác với Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Tanzania, Liên đoàn Doanh nghiệp Mozambique và sẽ sớm triển khai các hoạt động cụ thể theo tinh thần các Thỏa thuận này. Trong chuyến thăm đến châu Phi và Trung Đông lần này của Chủ tịch nước, nhiều văn kiện hợp tác quan trọng trên các lĩnh vực như giáo dục, ngân hàng, dầu khí đã được ký kết nhằm thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa Việt Nam và các nước.

Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, Viettel đã đầu tư hơn 700 triệu USD vào Tanzania, hơn 500 triệu vào Mozambique. Sau các cuộc làm việc với các đơn vị chức năng và doanh nghiệp bạn, Viettel sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh hạ tầng viễn thông, Internet, băng thông rộng… tại hai thị trường châu Phi theo kế hoạch. Ông Chiến cũng bày tỏ tin tưởng vào khả năng hợp tác với các doanh nghiệp Iran sau khi có cuộc gặp với đại diện 13 doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin của bạn.

Và như lời Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam khẳng định, dù khoảng cách địa lý xa xôi cách trở, thời gian chuyến thăm diễn ra ngắn nhưng kết quả của chuyến thăm là rất to lớn và thiết thực. Là bước đi cụ thể triển khai đường lối đối ngoại của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, chuyến thăm đã khẳng định chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về tiếp tục củng cố, làm sâu sắc các mối quan hệ truyền thống trong khi mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.

“Thành công của chuyến thăm cùng với những thỏa thuận, văn kiện đạt được là dấu mốc quan trọng và là nền tảng vững chắc đưa quan hệ của Việt Nam với ba nước Tanzania, Mozambique và Iran lên một bước mới, vì sự phát triển phồn thịnh của nước ta và các nước bạn bè anh em”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

PV. Anh Sơn

Đọc thêm

Dự án thí nghiệm Hangeul - Viện nghiên cứu Hangeul thời cận đại

Dự án thí nghiệm Hangeul - Viện nghiên cứu Hangeul thời cận đại

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về lĩnh vực giáo dục và vận hành triển lãm về chủ đề Hangeul - chữ viết tiếng Hàn sẽ diễn ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 3/7 - xổ số miền Nam ngày 3 tháng 7 - XSMN 3/7 - xổ số hôm nay 3/7/2024

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 3/7 - xổ số miền Nam ngày 3 tháng 7 - XSMN 3/7 - xổ số hôm nay 3/7/2024

XSMN 3/7 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/7/2023. xổ số miền Nam ngày 3 tháng 7. xổ số hôm nay 3/7. SXMN 3/7. XSMN ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 7/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 7/2024

Bảng giá xe hãng Toyota của các dòng Alphard 2021, Raize 2021, Fortuner 2021, Vios 2021, Rush 2021, Wigo 2021, Corolla Altis 2021, Hilux 2021, Innova 2021, Yaris 2021, Camry ...
Giá cà phê hôm nay 3/7/2024: Giá cà phê đồng loạt phục hồi, đồng USD giảm mạnh, dự báo niên vụ 2024/2025 của Việt Nam?

Giá cà phê hôm nay 3/7/2024: Giá cà phê đồng loạt phục hồi, đồng USD giảm mạnh, dự báo niên vụ 2024/2025 của Việt Nam?

Giá cà phê hôm nay 3/7/2024: Giá cà phê đồng loạt phục hồi, đồng USD giảm mạnh, dự báo niên vụ 2024/2025 của Việt Nam?
Á hậu Nguyễn Cẩm Vân: Tôi muốn hoàn thiện bản thân hơn và lan toả những giá trị tốt đẹp

Á hậu Nguyễn Cẩm Vân: Tôi muốn hoàn thiện bản thân hơn và lan toả những giá trị tốt đẹp

Đó là lý do nữ doanh nhân Nguyễn Cẩm Vân đã lựa chọn tham dự và đạt giải cao (Á hậu 1 và Hoa hậu Áo dài) tại cuộc thi ...
Bài tarot hôm nay 4/7: Từ giờ đến cuối năm, tình hình tài chính của bạn có chuyển biến tốt hơn không?

Bài tarot hôm nay 4/7: Từ giờ đến cuối năm, tình hình tài chính của bạn có chuyển biến tốt hơn không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây theo trực giác để khám phá liệu từ giờ đến cuối năm, tình hình tài chính của bạn có chuyển biến ...
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Phiên bản di động