Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Hoài Minh
Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai khi một kỷ nguyên mới của quan hệ quốc tế đang mở ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sự trỗi dậy của BRICS và thế giới đa cực đang nổi lên
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và Hội nghị BRICS mở rộng đang diễn ra tại thành phố Kazan, Nga. (Nguồn: Reuters)

Trên tờ The Japan Times ngày 20/10, Giáo sư Brahma Chellaney tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở tại New Delhi (Ấn Độ), đồng thời là nghiên cứu viên tại Học viện Robert Bosch ở Berlin (Đức), đã có bài viết "Sự phát triển của BRICS và một thế giới đa cực đang nổi lên". Dưới đây là nội dung bài báo:

Một kỷ nguyên mới của quan hệ quốc tế đang mở ra. Việc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của phương Tây chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong toàn cầu và thế giới ngày càng trở nên đa cực, các quốc gia đang cạnh tranh để khẳng định vị thế của mình trong trật tự mới nổi.

Điều này bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, được đại diện bởi Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng, đang tìm kiếm vai trò lãnh đạo trong việc đề ra các quy tắc của trật tự mới và các quốc gia nhỏ hơn đang cố gắng tăng cường các mối quan hệ nhằm bảo vệ lợi ích của mình.

Sức hấp dẫn của BRICS

Từ một nhóm các nền kinh tế, BRICS đã trở thành biểu tượng của khát vọng về một trật tự toàn cầu mang tính đại diện rộng mở hơn, một đối trọng với các thể chế do phương Tây lãnh đạo và một công cụ để điều hướng sự bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng. Tất cả những điều này đã chứng tỏ sức hấp dẫn của BRICS.

Đầu năm nay, BRICS đã mở rộng từ 5 quốc gia (Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Nam Phi) lên 9 quốc gia (thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE). Và gần 30 quốc gia nữa, bao gồm thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Thổ Nhĩ Kỳ; các đối tác thân thiết của Mỹ như Thái Lan và Mexico; và quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới Indonesia; cũng đã nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Tin liên quan
Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ vai trò chủ nhà Nga, tương thích kế hoạch của Bắc Kinh; Brazil có quyết định bất ngờ? Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ vai trò chủ nhà Nga, tương thích kế hoạch của Bắc Kinh; Brazil có quyết định bất ngờ?

Mặc dù sự đa dạng của các thành viên (và ứng viên) trong nhóm làm nổi bật sức hấp dẫn rộng rãi của BRICS, nhưng cũng đồng thời tạo ra nhiều thách thức. Bởi nhóm bao gồm những quốc gia có hệ thống chính trị, nền kinh tế và mục tiêu quốc gia rất khác nhau. Một số thậm chí còn bất đồng quan điểm với nhau trong một số vấn đề.

Việc hòa hợp các lợi ích chung thành một kế hoạch hành động chung và trở thành một lực lượng thống nhất trên trường quốc tế là rất khó khăn, ngay cả khi BRICS chỉ có 5 thành viên. Với 9 quốc gia thành viên, và có thể nhiều hơn nữa, việc thiết lập một bản sắc và chương trình nghị sự chung sẽ đòi hỏi nỗ lực bền bỉ.

Các nhóm đa phương khác không phải là các tổ chức chính thức, dựa trên điều lệ với các ban thư ký thường trực, chẳng hạn như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hay thậm chí Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cũng phải vật lộn với các chia rẽ nội bộ.

Hơn nữa, BRICS đã chứng minh được khả năng thích ứng và phục hồi đáng kể. Một số nhà phân tích phương Tây đã dự đoán ngay từ đầu rằng nhóm này sẽ tan rã hoặc trôi vào quên lãng. Tuy nhiên, Hội nghị thượng đỉnh BRICS và Hội nghị BRICS mở rộng đang diễn ra tại Kazan (Nga) - Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên kể từ khi nhóm này mở rộng, đã khẳng định sự phát triển không ngừng của nhóm cũng như có thể sẽ thúc đẩy động thái mở rộng hơn nữa của BRICS.

Những thách thức đáng kể

Điều này không có nghĩa là BRICS đánh giá thấp thách thức của sự gắn kết. Thậm chí các thành viên sáng lập của nhóm có lẽ còn chưa thống nhất về các mục tiêu cơ bản của BRICS về việc thách thức trực tiếp với trật tự thế giới của phương Tây hay tìm cách cải cách các thể chế quốc tế hiện có và tránh bất kỳ khuynh hướng chống phương Tây nào.

Với sự bất đồng này, việc mở rộng có thể làm thay đổi cán cân. Sáu trong số 9 thành viên, bao gồm cả 4 thành viên mới, chính thức là một phần của phong trào không liên kết, và hai thành viên (Brazil và Trung Quốc) là quan sát viên. Điều này cho thấy sẽ có áp lực nội bộ đáng kể đối với BRICS+ để vạch ra một lập trường trung dung, tập trung vào việc dân chủ hóa trật tự toàn cầu, thay vì thách thức phương Tây.

Khi nói đến việc thúc đẩy lòng tin lẫn nhau với các nước đang phát triển, phương Tây gần đây đã gặp bất lợi. Việc vũ khí hóa tài chính và tịch thu tiền lãi kiếm được từ các tài sản ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng đã gây ra sự bất an sâu sắc ở phần còn lại của thế giới.

Kết quả là, ngày càng nhiều quốc gia có vẻ quan tâm đến việc cân nhắc các thỏa thuận thay thế, bao gồm các cơ chế thanh toán xuyên biên giới mới, với một số quốc gia cũng đánh giá lại sự phụ thuộc của họ vào đồng USD trong các giao dịch quốc tế và tài sản dự trữ.

Tin liên quan
Mối đe dọa với đồng USD là có thật, BRICS mới là thế lực nắm quyền quyết định trật tự tài chính toàn cầu? Mối đe dọa với đồng USD là có thật, BRICS mới là thế lực nắm quyền quyết định trật tự tài chính toàn cầu?

Tất cả những điều này có thể hỗ trợ cho các kế hoạch lớn hơn của Nga và Trung Quốc, hai đối thủ cạnh tranh của phương Tây. Trung Quốc sẽ được hưởng lợi, chẳng hạn như từ việc quốc tế ngày càng sử dụng CNY. Nga hiện tạo ra phần lớn thu nhập xuất khẩu quốc tế của mình bằng CNY và lưu trữ chúng chủ yếu trong các ngân hàng Trung Quốc, do đó về cơ bản trao cho Trung Quốc một phần lợi nhuận. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc, mà chiến tranh tài chính của phương Tây vô tình hỗ trợ, là thiết lập một hệ thống tài chính thay thế dựa trên CNY.

BRICS đã tham gia vào việc xây dựng thể chế, thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) do Ấn Độ sáng lập và có trụ sở chính tại Thượng Hải vào năm 2015. NDB không chỉ là ngân hàng phát triển đa phương đầu tiên trên thế giới do các nền kinh tế mới nổi thành lập và lãnh đạo, đây cũng là ngân hàng duy nhất có các thành viên sáng lập là những cổ đông bình đẳng với tiếng nói bình đẳng, ngay cả khi có nhiều quốc gia tham gia hơn.

Việc mở rộng BRICS đã gia tăng sức ảnh hưởng toàn cầu đáng gờm. Nhóm này lấn át G7, cả về mặt nhân khẩu học (với gần 46% dân số thế giới, so với 8,8% của G7) và kinh tế (chiếm 35% GDP toàn cầu, so với 30% của G7).

Nền kinh tế của các thành viên nhóm này cũng có khả năng là nguồn tăng trưởng toàn cầu quan trọng nhất trong tương lai. Hơn nữa, với việc Iran và UAE đã gia nhập cùng các đối tác sản xuất dầu mỏ của họ là Brazil và Nga, BRICS mở rộng hiện chiếm khoảng 40% sản lượng và xuất khẩu dầu thô.

Về cơ bản, BRICS đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, không chỉ là đoàn kết để trở thành một lực lượng toàn cầu có ý nghĩa với các mục tiêu chính trị và kinh tế được xác định, mặc dù vậy nhóm hứa hẹn tiềm năng đóng vai trò là chất xúc tác cho một cuộc cải tổ quản trị toàn cầu nhằm phản ánh tốt hơn xu thế thực tế của thế kỷ 21.

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin thông qua thiết bị điều khiển từ xa ở Lebanon đã cho thấy mối đe dọa an ninh ...

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới

Khi mục tiêu cải tổ Liên hợp quốc (LHQ) vẫn còn xa vời và các cuộc khủng hoảng ngày càng leo thang, thì một số ...

Nhật Bản 'kết nối thế giới bằng lòng tin', kiên định với cam kết vì sự phát triển và tương lai

Nhật Bản 'kết nối thế giới bằng lòng tin', kiên định với cam kết vì sự phát triển và tương lai

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm hoạt động ODA Nhật Bản trên toàn cầu, chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) ...

Nga: Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của BRICS dự kiến vượt trội hơn G7

Nga: Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của BRICS dự kiến vượt trội hơn G7

Hãng tin RT dẫn lời Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, tỷ trọng của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế ...

Đã nhận được đề xuất gia nhập BRICS nhưng Kazakhstan còn đang 'xem xét kỹ'

Đã nhận được đề xuất gia nhập BRICS nhưng Kazakhstan còn đang 'xem xét kỹ'

Ngày 16/10, Thư ký báo chí của Tổng thống Kazakhstan Berik Uali cho biết, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã nhận được đề xuất gia nhập ...

(theo Japan Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu thăm, làm việc tại đặc khu kinh tế Sán Đầu - 'kinh đô đồ chơi, tặng phẩm' của Trung Quốc

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu thăm, làm việc tại đặc khu kinh tế Sán Đầu - 'kinh đô đồ chơi, tặng phẩm' của Trung Quốc

Từ ngày 24-25/10, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng đã đến thăm, làm việc tại Đặc khu kinh tế Sán Đầu, Trung Quốc.
Bài tarot hôm nay 29/10: Sắp tới bạn sẽ gặp may mắn nào?

Bài tarot hôm nay 29/10: Sắp tới bạn sẽ gặp may mắn nào?

Bằng cách rút một lá bài tarot, bạn sẽ nhận được thông điệp về những may mắn nào đang chờ đón bạn. Hãy chọn một lá bài để khám phá ...
Lịch chi trả lương hưu hàng tháng mới nhất tháng 11/2024

Lịch chi trả lương hưu hàng tháng mới nhất tháng 11/2024

Lịch chi trả lương hưu tháng 11/2024, bắt đầu từ ngày 2/11 đến ngày 10/11/2024 tổ chức chi trả ít nhất 6 giờ/ngày tại tất cả các điểm chi trả.
Cận cảnh Hyundai Sonata 2025 vừa ra mắt tại Hàn Quốc, giá từ 517 triệu đồng

Cận cảnh Hyundai Sonata 2025 vừa ra mắt tại Hàn Quốc, giá từ 517 triệu đồng

Hyundai Sonata 2025 vừa ra mắt, với nhiều thay đổi nhằm tăng cường tính tiện dụng và nâng cao giá trị sản phẩm, đi kèm mức giá từ 517 triệu ...
Top 11 cách giải phóng dung lượng cho điện thoại OPPO hiệu quả

Top 11 cách giải phóng dung lượng cho điện thoại OPPO hiệu quả

Bạn thích điện thoại OPPO nhưng gặp vấn đề thiếu bộ nhớ vì có nhiều tệp cần lưu, Bài viết này sẽ chia sẻ 11 cách giúp bạn giải ...
Kết quả xổ số hôm nay, 28/10: XSMN 28/10/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 28/10: XSMN 28/10/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 28/10 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 28/10/2024. Kết quả xổ số hôm nay 28/10, được các công tyXổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp ...
Iran mạnh tay đáp trả nhóm khủng bố Jaish al-Adl

Iran mạnh tay đáp trả nhóm khủng bố Jaish al-Adl

Ngày 27/10, các lực lượng vũ trang Iran tiêu diệt ít nhất 4 phần tử khủng bố.
Xếp trên Mỹ, đây là quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024

Xếp trên Mỹ, đây là quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024

Nga đứng đầu trong bảng xếp hạng các quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024 của tạp chí phân tích U.S. News and World Report.
Ukraine ra điều kiện để hòa đàm với Nga

Ukraine ra điều kiện để hòa đàm với Nga

Ukraine chưa bao giờ thỏa hiệp về lãnh thổ, nhưng sẵn sàng đàm phán dựa trên tình hình trước khi diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga
Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: Liên minh cầm quyền mất thế đa số, Thủ tướng Ishiba thừa nhận thực tế cay đắng

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: Liên minh cầm quyền mất thế đa số, Thủ tướng Ishiba thừa nhận thực tế cay đắng

Việc liên minh cầm quyền Nhật Bản mất thế đa số tại Hạ viện lần đầu tiên sau 15 năm có thể khiến họ buộc phải tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, nước Mỹ sẽ bước vào cuộc bỏ phiếu để tìm ra kết quả của cuộc 'đua' bầu cử tổng thống nóng nhất năm 2024.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 28/10-3/11

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 28/10-3/11

Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Trung Đông, Ấn Độ đón Thủ tướng Tây Ban Nha, Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Pakistan với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Phiên bản di động