Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Duy Phương
Hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin thông qua thiết bị điều khiển từ xa ở Lebanon đã cho thấy mối đe dọa an ninh từ việc 'vũ khí hóa' các vật dụng hàng ngày.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày và 'chiến trường ảo' trong tương lai
Một thiết bị vô tuyến phát nổ ở Baalbek, Lebanon, ngày 18/9. (Nguồn: Anadolu)

Các cuộc tấn công gần đây ở Lebanon thông qua máy nhắn tin và bộ đàm gắn thuốc nổ là một chiêu thức mới và đặt ra một thách thức lớn về an ninh đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Điểm đặc biệt của chiêu thức này không phải là sự phá hoại về công nghệ để nhằm vào kẻ thù. Trong lịch sử, chiến thuật “ngựa gỗ thành Troy” đã được sử dụng bằng cách khai thác thông tin liên lạc hoặc thiết bị quân sự để sau đó nhằm vào các mục tiêu cụ thể.

Nhắm mục tiêu qua phần mềm

Các cuộc tấn công ở Lebanon gây ra nhiều tranh cãi vì vụ nổ sử dụng các thiết bị đang lưu hành rộng rãi trong cuộc sống của người dân. Các cuộc tấn công bằng thiết bị này ở Lebanon đã khiến 37 người thiệt mạng, bao gồm 2 trẻ em, cùng một số chỉ huy Hezbollah và làm bị thương gần 3.000 người.

Các chuyên gia về luật nhân đạo quốc tế đã cáo buộc cuộc tấn công này vi phạm luật pháp quốc tế vì không phân biệt được mục tiêu quân sự và dân sự, cũng như việc sử dụng các loại bẫy mìn bị cấm trong các thiết bị thông thường có khả năng gây nguy hiểm cho dân thường. Trong khi đó, các chuyên gia phân tích an ninh cảnh báo đây có thể là dấu hiệu về một kỷ nguyên mới của “vũ khí hóa” các vật dụng hàng ngày.

Ngày nay, các cuộc tấn công, trong đó các thiết bị "internet vạn vật" bị phá hoại hoặc bị vô hiệu hóa bằng cách cố tình làm hỏng phần mềm thiết bị, ngày càng trở nên phổ biến. Do các nhà sản xuất kiểm soát phần mềm sản phẩm có thể thu thập và xử lý dữ liệu, nên các công ty này có khả năng tích hợp sẵn để nâng cấp hoặc hạ cấp các chức năng. Điều này cũng cho phép "có sự điều chỉnh về cách thức ngăn chặn" khi các công ty cố tình làm giảm chức năng này bằng chiến lược hạn chế cập nhật phần mềm.

Ví dụ gần đây trên thương trường, một cuộc tranh chấp giữa công ty sản xuất tàu hỏa và công ty đường sắt ở Ba Lan đã khiến một số đoàn tàu vừa được sửa chữa không thể sử dụng được trong nhiều tháng năm 2022 vì nhà sản xuất đã sử dụng khóa kỹ thuật số từ xa.

Những ví dụ này cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát phần mềm trong kỷ nguyên ngày càng có nhiều sản phẩm và cơ sở hạ tầng được kết nối mạng. Thay vì sử dụng biện pháp phá hoại hay lén lút sản xuất các thiết bị chứa chất nổ thông qua việc sử dụng các công ty bình phong giả, các tác nhân có thể nhắm mục tiêu qua phần mềm. Các tác nhân có thể xâm nhập vào các nhà sản xuất để thao túng việc cung cấp sản xuất phần mềm, khai thác các lỗ hổng hoặc đơn giản là chỉ cần tấn công vào các mạng lưới hệ thống.

Từ lâu, các cơ quan tình báo an ninh đã nhấn mạnh nhu cầu bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng ngày càng phụ thuộc vào mạng kỹ thuật số, bao gồm từ lưới điện thông minh hoặc hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp hay hệ thống kiểm soát giao thông.

Năm 2021, Cơ quan tình báo an ninh Canada (CSIS) đã cảnh báo, việc các tác nhân thù địch khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng sẽ có "tác động nghiêm trọng về tài chính, xã hội, sức khỏe và an toàn” ở nước này.

Bảo đảm an toàn cho người dân

Để hiểu được tác động tiềm ẩn, cần phải lưu ý ngay từ những sự việc bình thường. Sự cố mất điện kéo dài 2 ngày đối với khách hàng của Rogers Communications hồi tháng 7/2022 đã làm sập dịch vụ internet và mạng di động của hơn 12 triệu khách hàng trên khắp Canada do lỗi nâng cấp hệ thống.

Các cuộc tấn công tại Lebanon đặt ra khả năng vi phạm luật pháp quốc tế khi nhằm mục tiêu vào dân thường và việc sử dụng bẫy mìn vật dụng hàng ngày. Việc vũ khí hóa các thiết bị liên lạc trong cuộc tấn công đang trong quá trình điều tra kỹ lưỡng. Cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Leon Panetta đã mô tả các cuộc tấn công này là một hình thức khủng bố.

Khi nhiều nhà sản xuất và phân phối tham gia lắp ráp một sản phẩm, người tiêu dùng cuối cùng phải có thể tin tưởng vào tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng đã sản xuất và giao sản phẩm đó. Trong trường hợp các cuộc tấn công ở Lebanon, các tác động về kinh tế và chính trị đang được cảm nhận rộng rãi và sẽ rất khó để xây dựng lại lòng tin.

Ngoài việc xem xét hậu quả của các cuộc tấn công đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, còn có những hàm ý về chính sách đối với các nhà sản xuất hàng hóa “internet vạn vật”, đòi hỏi phải tăng cường các hoạt động quản trị doanh nghiệp.

Cách đây không lâu, Ủy ban truyền thông Mỹ (FCC) đã phê duyệt chương trình dán nhãn “internet vạn vật” một cách tự nguyện năm 2024, cho phép các nhà sản xuất hiển thị "Dấu hiệu tin cậy mạng ảo" của nước này. Mục tiêu là giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm hàng sáng suốt và khuyến khích các nhà sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn an ninh mạng ngày càng cao.

Các cuộc tấn công ở Lebanon nhấn mạnh tới nhu cầu của chính quyền ở mọi cấp trong việc đưa ra các yêu cầu về mua sắm và vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật số một cách phù hợp. Điều này phải bao gồm việc nêu rõ ai chịu trách nhiệm vận hành và sửa chữa cơ sở hạ tầng để bảo đảm an toàn công cộng tốt hơn trong kỷ nguyên của các mối đe dọa mạng.

AI lừa dối là mối đe dọa đối với nhân loại?

AI lừa dối là mối đe dọa đối với nhân loại?

"Mối nguy hiểm lớn nhất không phải là AI có khả năng suy nghĩ vượt trội hơn chúng ta, mà là AI có khả năng ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng mục tiêu phát triển bền vững của thế giới và lợi ích của con người ...

Mối đe dọa với đồng USD là có thật, BRICS mới là thế lực nắm quyền quyết định trật tự tài chính toàn cầu?

Mối đe dọa với đồng USD là có thật, BRICS mới là thế lực nắm quyền quyết định trật tự tài chính toàn cầu?

Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể nắm quyền quyết định trong trật tự tài chính toàn cầu, khiến ...

NATO tập trận hạt nhân quy mô lớn ở Bắc Âu, tuyên bố sẵn sàng đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào

NATO tập trận hạt nhân quy mô lớn ở Bắc Âu, tuyên bố sẵn sàng đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào

NATO ngày 14/10 bắt đầu cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn mang tên Steadfast Noon, với sự tham gia của 2.000 binh sĩ ...

Quốc hội thực hiện 3 đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Quốc hội thực hiện 3 đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

(theo Policy Options)

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu thăm, làm việc tại đặc khu kinh tế Sán Đầu - 'kinh đô đồ chơi, tặng phẩm' của Trung Quốc

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu thăm, làm việc tại đặc khu kinh tế Sán Đầu - 'kinh đô đồ chơi, tặng phẩm' của Trung Quốc

Từ ngày 24-25/10, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng đã đến thăm, làm việc tại Đặc khu kinh tế Sán Đầu, Trung Quốc.
Bài tarot hôm nay 29/10: Sắp tới bạn sẽ gặp may mắn nào?

Bài tarot hôm nay 29/10: Sắp tới bạn sẽ gặp may mắn nào?

Bằng cách rút một lá bài tarot, bạn sẽ nhận được thông điệp về những may mắn nào đang chờ đón bạn. Hãy chọn một lá bài để khám phá ...
Lịch chi trả lương hưu hàng tháng mới nhất tháng 11/2024

Lịch chi trả lương hưu hàng tháng mới nhất tháng 11/2024

Lịch chi trả lương hưu tháng 11/2024, bắt đầu từ ngày 2/11 đến ngày 10/11/2024 tổ chức chi trả ít nhất 6 giờ/ngày tại tất cả các điểm chi trả.
Cận cảnh Hyundai Sonata 2025 vừa ra mắt tại Hàn Quốc, giá từ 517 triệu đồng

Cận cảnh Hyundai Sonata 2025 vừa ra mắt tại Hàn Quốc, giá từ 517 triệu đồng

Hyundai Sonata 2025 vừa ra mắt, với nhiều thay đổi nhằm tăng cường tính tiện dụng và nâng cao giá trị sản phẩm, đi kèm mức giá từ 517 triệu ...
Top 11 cách giải phóng dung lượng cho điện thoại OPPO hiệu quả

Top 11 cách giải phóng dung lượng cho điện thoại OPPO hiệu quả

Bạn thích điện thoại OPPO nhưng gặp vấn đề thiếu bộ nhớ vì có nhiều tệp cần lưu, Bài viết này sẽ chia sẻ 11 cách giúp bạn giải ...
Kết quả xổ số hôm nay, 28/10: XSMN 28/10/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 28/10: XSMN 28/10/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 28/10 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 28/10/2024. Kết quả xổ số hôm nay 28/10, được các công tyXổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp ...
Iran mạnh tay đáp trả nhóm khủng bố Jaish al-Adl

Iran mạnh tay đáp trả nhóm khủng bố Jaish al-Adl

Ngày 27/10, các lực lượng vũ trang Iran tiêu diệt ít nhất 4 phần tử khủng bố.
Xếp trên Mỹ, đây là quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024

Xếp trên Mỹ, đây là quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024

Nga đứng đầu trong bảng xếp hạng các quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024 của tạp chí phân tích U.S. News and World Report.
Ukraine ra điều kiện để hòa đàm với Nga

Ukraine ra điều kiện để hòa đàm với Nga

Ukraine chưa bao giờ thỏa hiệp về lãnh thổ, nhưng sẵn sàng đàm phán dựa trên tình hình trước khi diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga
Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: Liên minh cầm quyền mất thế đa số, Thủ tướng Ishiba thừa nhận thực tế cay đắng

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: Liên minh cầm quyền mất thế đa số, Thủ tướng Ishiba thừa nhận thực tế cay đắng

Việc liên minh cầm quyền Nhật Bản mất thế đa số tại Hạ viện lần đầu tiên sau 15 năm có thể khiến họ buộc phải tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, nước Mỹ sẽ bước vào cuộc bỏ phiếu để tìm ra kết quả của cuộc 'đua' bầu cử tổng thống nóng nhất năm 2024.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 28/10-3/11

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 28/10-3/11

Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Trung Đông, Ấn Độ đón Thủ tướng Tây Ban Nha, Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Pakistan với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Phiên bản di động