TIN LIÊN QUAN | |
Thực phẩm đổi gien | |
Công nghệ gien là xu thế phát triển |
Thử nghiệm thất bại giống lúa biến đổi gene (nguồn: Eathical) |
Trước đó, văn bản pháp lý này đã được cả hai viện Quốc hội Mỹ thông qua.
Theo đạo luật trên, các nhà chế biến thực phẩm buộc phải dán nhãn nhận biết thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gene bằng chữ, ký hiệu hoặc mã điện tử có thể đọc được bằng điện thoại thông minh. Sau khi dự luật có hiệu lực, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ có 2 năm để triển khai văn bản này.
Đạo luật này đã nhận được sự ủng hộ của các công ty chế biến thực phẩm ở Mỹ, song cũng vấp phải không ít ý kiến trái chiều về các quy định dán nhãn. Những người ủng hộ đề xuất dán nhãn thực phẩm GMO cho rằng, không phải người tiêu dùng nào cũng sử dụng điện thoại thông minh để có thể đọc được các nhãn điện tử trên bao bì.
Ngoài ra, đạo luật này cũng không đưa ra cơ chế xử phạt đối với những công ty không tuân thủ quy định về dán nhãn. Trong khi đó, các nghị sĩ đến từ bang Vermont, trong đó có ứng cử viên của đảng Dân chủ từng ra tranh cử Tổng thống Mỹ 2016 Bernie Sanders, cũng cho rằng đạo luật này còn "thiếu sót" nếu so với luật tương tự của bang này vừa có hiệu lực ngày 1/7 vừa qua.
Mỹ là một trong những nước sản xuất thực phẩm GMO nhiều nhất trên thế giới, với 80% loại thực phẩm ở nước này có nguồn gốc biến đổi gene. Các loại cây nông nghiệp như ngô, đậu nành và củ cải đường được áp dụng công nghệ biến đổi gene trong nhiều năm qua vì nông dân Mỹ cho rằng những loại cây trồng này có khả năng chống chọi với sâu bọ và thời tiết khắc nghiệt.
Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cũng khẳng định, thực phẩm GMO là an toàn. Tuy nhiên, các thực phẩm đã qua công nghệ biến đổi gene hiện đang gây tranh cãi tại Mỹ. Những người phản đối cho rằng những sản phẩm này không an toàn đối với sức khỏe của cả con người và động vật, gây ra nhiều hậu quả đối với môi trường sinh thái do sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp.
Cuối cùng Mỹ đã chấp nhận thịt bò Brazil Sau 17 năm đàm phán, Mỹ vừa cho phép Brazil xuất khẩu 64.000 tấn thịt bò mỗi năm vào thị trường tiêu thụ lớn nhất ... |
Coca cola Việt Nam bị phạt hơn 433 triệu đồng do vi phạm ATTP Vi phạm về an toàn thực phẩm, công ty Coca Cola Việt Nam đã bị Chánh Thanh tra Bộ Y tế xử phạt hơn 433 ... |
Đan Mạch với cuộc cách mạng rác thực phẩm “Thực phẩm là tình yêu. Nếu chúng ta vứt bỏ thực phẩm nghĩa là chúng ta từ bỏ tình yêu”. |