Mỹ công nhận tội ác diệt chủng tại Armenia thách thức Thổ Nhĩ Kỳ; Ankara không chấp nhận 'lời dạy bảo', triệu Đại sứ Mỹ

N.Kim
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 25/4 đã triệu Đại sứ Mỹ tại Ankara tới làm việc, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức công nhận vụ thảm sát người Armenia năm 1915.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ công nhận tội ác diệt chủng tại Armenia thách thức Thổ Nhĩ Kỳ; Ankara không chấp nhận 'lời dạy bảo', triệu Đại sứ Mỹ
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công nhận tội ác diệt chủng tại Armenia, một bước đi mang tính bước ngoặt thách thức Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Reuters)

Trong thông báo, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thứ trưởng Ngoại giao nước này - ông Sedat Onal đã nói với Đại sứ Mỹ David Satterfield rằng quyết định mới nhất của Washington không có cơ sở pháp lý và Ankara "không công nhận, cũng như cho rằng đây là điều không thể chấp nhận và tuyên bố lên án".

Ngoài ra, Ankara cũng cho rằng quyết định mới của Mỹ đã gây ra "vết thương trong mối quan hệ song phương và khó có thể được hàn gắn".

Trước đó, ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công nhận tội ác diệt chủng tại Armenia, một bước đi mang tính bước ngoặt thách thức Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia kiên quyết phủ nhận các cuộc thảm sát trong những năm 1915-1917 dưới thời Đế chế Ottoman.

Trong một tuyên bố, ông Biden nêu rõ: "Chúng tôi tưởng nhớ tất cả những người đã chết trong tội ác diệt chủng người Armenia thời Ottoman và chúng tôi tự nhủ phải ngăn chặn hành động tàn bạo như vậy xảy ra một lần nữa...Chúng tôi khẳng định lịch sử. Chúng tôi làm điều này không phải để đổ lỗi mà để đảm bảo rằng những gì đã xảy ra không bao giờ lặp lại".

Thông qua tuyên bố trên, ông Biden đã trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong một thông điệp hàng năm.

Một quan chức Mỹ nhắc lại rằng hành động này không nhằm mục đích đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia được coi là "đồng minh quan trọng của NATO".

Quan chức này nói: "Tuyên bố này có rất nhiều mục đích - rất nhiều mục đích của Tổng thống - để thực hiện điều này một cách rất nguyên tắc, tập trung vào giá trị của quyền con người, và không vì bất kỳ lý do nào ngoài lý do đó, bao gồm cả việc đổ lỗi".

Phản ứng trước động thái trên, Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức sau đó đã cáo buộc Washington đang cố gắng viết lại lịch sử.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc “các bên thứ 3” đang can thiệp vào nội bộ Ankara. Ông nêu rõ: “Không ai được lợi từ những tranh cãi này – công việc đáng lẽ thuộc về các nhà sử học – bị các bên chính trị hóa và trở thành một công cụ để can thiệp vào quốc gia của chúng tôi”.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đăng trên mạng xã hội Twitter: “Từ ngữ không thể thay đổi hay viết lại lịch sử… Chúng tôi sẽ không nhận lời dạy bảo của bất cứ ai về lịch sử nước tôi”.

Trong khi đó, tuyên bố của Tổng thống Mỹ đã được Armenia hưởng ứng. Ngày 24/4, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã ca ngợi việc Mỹ công nhận tội ác diệt chủng nhằm vào người Armenia vào dịp kỷ niệm 106 năm ngày xảy ra những vụ tàn sát dưới thời Đế chế Ottoman trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Thông qua mạng xã hội Facebook, ông Pashinyan cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden về "bước đi mạnh mẽ nói trên, hướng tới công lý và sự thật lịch sử, là hỗ trợ vô giá cho hậu duệ của các nạn nhân diệt chủng Armenia”. Theo ông, sự công nhận này tạo ra "một tấm gương đáng khích lệ cho tất cả những ai muốn xây dựng một cộng đồng quốc tế công bằng và khoan dung".

Trong bức thư gửi Tổng thống được công bố cùng ngày, ông Pashinyan cho rằng việc công nhận nói trên là một vấn đề an ninh đối với Armenia, đặc biệt sau các sự kiện đã diễn ra trong khu vực vào năm ngoái, khi cuộc chiến tại Nagorny-Karabakh nổ ra. Bức thư có đoạn: " Người dân Armenian trên toàn thế giới hưởng ứng rất nhiệt tình và hoan nghênh việc công nhận tội ác diệt chủng".

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị Các nhà lãnh đạo ASEAN ra Tuyên bố Chủ tịch
Tổng thống Indonesia: ASEAN cần cử đặc phái viên tiếp xúc với tất cả các bên tại Myanmar, mở các kênh viện trợ
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Myanmar
Báo Mỹ đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 quyết liệt của Việt Nam
Tàu ngầm KRI Nanggala 402 gặp nạn: Máy bay Poseidon của Mỹ tham gia tìm kiếm

(theo AFP/Reuters)

Đọc thêm

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Kiều bào tại Israel hướng về cội nguồn

Kiều bào tại Israel hướng về cội nguồn

Ngày 18/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ và tri ân công đức của các vua Hùng, cùng kiều bào hướng ...
Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tham gia chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”, nấu và phát cơm cho bệnh nhân tại bếp cơm từ thiện 19 là những hoạt động ý nghĩa có ...
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ ...
Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ trên địa bàn Hà Nội không được tổ chức kỳ thi riêng mà chỉ có hai phương thức tuyển sinh.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Cuba và Venezuela: Làm sâu sắc tình anh em, đồng chí

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Cuba và Venezuela: Làm sâu sắc tình anh em, đồng chí

Chuyến thăm Cuba và Venezuela của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thể hiện tình cảm son sắt, thủy chung của Việt Nam tới hai đất nước anh em.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động