Mỹ kỳ vọng ký kết thỏa thuận về thương mại kỹ thuật số với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm giành lại lợi thế trước Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. (Nguồn: Bloomberg) |
Bằng cách đó, chính quyền Tổng thống Biden dự định quay trở lại quỹ đạo thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chi tiết về thỏa thuận khả thi vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, hãng tin Bloomberg trích dẫn các nguồn tin trong Nhà Trắng cho biết, chính quyền Mỹ đang tìm cách mở rộng hợp tác với các nước châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả về thương mại kỹ thuật số.
Khả năng thỏa thuận được xây dựng dựa trên các hiệp định thương mại kỹ thuật số hiện có, chẳng hạn như Hiệp định Thương mại kỹ thuật số Mỹ-Nhật Bản, Hiệp định Thương mại kỹ thuật số Singapore-Australia và Hiệp định Đối tác thương mại kỹ thuật số giữa Singapore, New Zealand và Chile.
| Trở lại 'cuộc chơi thương mại' ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ muốn tự lấp khoảng trống sau khi rời TPP |
Cán cân kinh tế toàn cầu dịch chuyển
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã đơn phương rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn ban đầu được Mỹ thúc đẩy như một đối trọng với ảnh hưởng kinh tế và thương mại ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Sáng kiến này đã được Nhật Bản tiếp quản, hình thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dựa trên TPP với 11 quốc gia còn lại.
Trên thực tế, Hiệp định bao gồm tất cả các điểm chính của thỏa thuận trước đó, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra một thị trường duy nhất ở khu vực Thái Bình Dương tương tự như thị trường châu Âu.
Nhưng thực tế, nếu không có Mỹ, Hiệp định này không thể trở thành đầu tàu kinh tế rõ ràng. 11 nước tham gia CPTPP chỉ chiếm 11% GDP thế giới. Điều quan trọng là không gian trống sớm hay muộn sẽ được lấp đầy.
Năm 2020, Trung Quốc tuyên bố quan tâm đến việc gia nhập CPTPP. Năm nay, đàm phán không chính thức đã bắt đầu với các thành viên muốn tham gia Hiệp định.
Đối với Trung Quốc, tham gia TPP chỉ có lợi vì cùng với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà Trung Quốc mới tham gia, hai Hiệp định này chiếm hơn 30% tổng thương mại thế giới.
Cuối cùng, nếu Trung Quốc trở thành thành viên CPTPP, cán cân quyền lực kinh tế toàn cầu sẽ dịch chuyển về phía Bắc Kinh.
Theo chuyên gia trung tâm nghiên cứu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về Trung Quốc tại Đại học Kinh tế và thương mại quốc tế, đồng thời là giáo sư trung tâm nghiên cứu Bắc Kinh về sự cởi mở với thế giới bên ngoài - Zhou Nianli, trong điều kiện như vậy, điều quan trọng đối với Mỹ là phải đưa ra một số sáng kiến kinh tế và thương mại mới để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Thỏa thuận mới có đủ sức thay thế TPP?
Về mặt chính trị, rất khó để chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể đảo ngược các chính sách của cựu tổng thống Trump và đưa Mỹ trở lại CPTPP. Có quá nhiều sự phản đối đối với sáng kiến này từ cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Ông Trump lấy cớ rút khỏi TPP bởi thực tế nó không có lợi cho nền kinh tế Mỹ.
Giờ đây, triển vọng thực sự về việc Trung Quốc tham gia CPTPP đang hiện ra trước mắt, sẽ càng khó khăn hơn cho ông Biden để biện minh tại sao Mỹ cần ký thỏa thuận hủy bỏ thuế quan trong thương mại với Trung Quốc.
Với ý nghĩa này, thỏa thuận riêng, đáp ứng quy tắc thương mại kỹ thuật số giữa Mỹ và các nước châu Á - Thái Bình Dương có thể thực sự trở thành một cách thay thế để Mỹ quay trở lại châu Á?
Theo tính toán của WTO, tăng trưởng thương mại có thể được đẩy nhanh trung bình 2% mỗi năm vào năm 2030 thông qua sự ra đời của các công nghệ kỹ thuật số.
Tin liên quan |
Thỏa thuận thương mại kỹ thuật số của Mỹ chống Trung Quốc - 'chết từ trong trứng nước'? |
Một vấn đề khác, nếu không can thiệp chính trị vào kinh tế, kết quả tốt nhất cho tăng trưởng thương mại có thể đạt được thông qua hợp tác, chứ không phải đối đầu, giữa Trung Quốc và Mỹ hay không?
Chuyên gia Zhou Nianli cho biết, nếu lựa chọn hợp tác, cách tiếp cận thương mại kỹ thuật số rất gần gũi giữa hai nước. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có các thỏa thuận về thương mại kỹ thuật số với một số quốc gia: cả song phương, ví dụ, với Australia và New Zealand, và đa phương - theo định dạng RCEP. Đây có thể là hình mẫu tham khảo để Trung Quốc và Mỹ xây dựng một thỏa thuận thương mại kỹ thuật số song phương.
Chưa kể, tính chung, RCEP đã bỏ qua CPTPP. Hiện tại, RCEP bao gồm các quốc gia có dân số 2,2 tỷ người và chiếm khoảng 30% GDP thế giới.
Như vậy, thỏa thuận thay thế về thương mại kỹ thuật số có thể trở nên yếu hơn về quy mô và do đó không thực hiện được ý tưởng của Mỹ về việc tạo ra đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Nhìn chung, tất cả các nước sẽ được hưởng lợi từ việc cùng tham gia vào sáng kiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Đối với hầu hết các nước châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai đối tác thương mại lớn nhất.
Một vấn đề khác là bằng cách tạo ra một thỏa thuận thay thế về thương mại kỹ thuật số, Washington có thể định ra các quy tắc “cho riêng mình”, như trường hợp xảy ra với TPP.
Nhưng trong trường hợp này, triển vọng của các nước khác tham gia sáng kiến này bị lu mờ. Ví dụ, TPP tiếp tục nhắc nhở đồng minh rằng: Mỹ đang hành động hoàn toàn vì lợi ích riêng.
| Mỹ không muốn Trung Quốc xây dựng quy tắc thương mại toàn cầu Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Trung Quốc không nên tham gia công tác xây dựng các quy tắc cho thương mại và công ... |
| Trung Quốc tham vọng hiện thực hóa trật tự kỹ thuật số toàn cầu qua con đường tơ lụa kỹ thuật số Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc mang tầm nhìn đầy tham vọng nhằm thúc đẩy quá trình số hóa toàn cầu. ... |