Mỹ - Trung Quốc: Thương chiến tiếp hay tàn ?

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Mỹ - Trung Quốc, với các đòn “áp thuế” lẫn nhau như hiện nay, cả hai bên đã ở rất gần giới hạn khả năng của họ. Điều gì sẽ tiếp diễn trong thời gian tới? Hệ lụy ra sao? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my trung quoc thuong chien tiep hay tan Mỹ-Trung Quốc: Vuốt mặt không còn nể mũi
my trung quoc thuong chien tiep hay tan Mỹ - Trung Quốc: Chiến tranh tiền tệ - Có hay không?
my trung quoc thuong chien tiep hay tan

Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai bên sẽ còn dai dẳng và không biết đến khi nào mới kết thúc trong khi cuộc xung khắc thương mại chỉ nhất thời. (Biếm họa của trang financetwitter.com)

my trung quoc thuong chien tiep hay tan

Gặp gỡ cấp cao Mỹ - Iran: Không loại trừ nhưng khó khả thi

TGVN. Sau hội nghị G7, thế giới cảm nhận là quan hệ giữa Mỹ - Iran đang được bẻ lái chuyển chiều theo hướng giảm ...

Nhìn vào biểu hiện ra bên ngoài, cuộc xung khắc thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vừa leo lên nấc thang căng thẳng và đối địch mới. Biện pháp chính sách được hai bên cùng sử dụng là áp thuế quan bảo hộ thương mại, chỉ mức độ có khác nhau và cách thức vận dụng thể hiện chủ ý khác nhau.

Trung Quốc không thể “ngang phân” với Mỹ

Sau khi vòng đàm phán thương mại thứ 12 giữa hai bên kết thúc hồi đầu tháng 8 vừa qua mà không đạt kết quả nào và cho dù hai bên thoả thuận sẽ tiếp tục đàm phán trong tháng 9/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn quyết định áp thuế quan bảo hộ thương mại 10% đối với thêm 300 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ ngày 1/9 vừa rồi.

Trung Quốc đáp trả bằng quyết định ngừng nhập khẩu nông sản của Mỹ và ngừng can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ tỷ giá hối đoái cho đồng Nhân dân tệ. Bộ Tài chính Mỹ coi đấy là hành động phá giá đồng bản tệ của Trung Quốc nên chính thức coi Trung Quốc là thao túng tiền tệ.

Khi ấy, Trung Quốc còn tuyên bố là sẽ áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với hàng hoá của Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, nhưng không nói rõ cụ thể áp dụng mức thuế quan nào đối với mức độ giá trị hàng hoá bao nhiêu. Tức là phía Mỹ biết rất rõ là Trung Quốc còn phản ứng nữa.

Sau đó, Trung Quốc công bố áp thuế quan bảo hộ thương mại ở mức độ từ 5 đến 10% đối với 75 tỷ USD giá trị hàng hoá của Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Ngay lập tức, ông Trump trả đũa Trung Quốc bằng quyết định tăng mức thuế quan bảo hộ thương mại từ 10 lên 15% đối với thêm 300 tỷ USD dự định từ ngày 1/9/2019 và từ 25 lên 30% đối với 250 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã bị áp thuế quan bảo hộ thương mại từ trước đó.

Về khối lượng tuyệt đối mà nói thì hai bên đã áp thuế quan bảo hộ thương mại vào gần như toàn bộ giá trị hàng hoá của bên này vào thị trường của bên kia. Nếu chỉ chơi nhau bằng cách này trên phương diện này không thôi thì Trung Quốc không thể ngang bằng được với Mỹ vì Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ ít hơn rất nhiều Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng cơ cấu và trật tự quyền lực ở Trung Quốc khác biệt cơ bản so với Mỹ nên tác động tiêu cực của cuộc xung khắc thương mại này đối với ông Trump nguy hại và rủi ro hơn rất nhiều so với đối với lãnh đạo Trung Quốc về chính trị nội bộ.

Tăng trưởng kinh tế ở cả hai nước đều đã bắt đầu bị ảnh hưởng tiêu cực. Tương tự như vậy đối với tăng trưởng kinh tế và thương mại chung của thế giới. Nhưng người tiêu dùng ở Mỹ chứ không phải ở Trung Quốc hiện đã và đang còn tiếp tục phải trả giá tiêu dùng cao hơn trước cho những mặt hàng của Trung Quốc bị ông Trump áp thuế quan bảo hộ thương mại.

Điều gì sẽ tiếp diễn?

Ở đây cần phải phân biệt giữa cuộc xung khắc thương mại này với cuộc cạnh tranh chiến lược trên gần như mọi phương diện giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai bên sẽ còn dai dẳng và không biết đến khi nào mới kết thúc trong khi cuộc xung khắc thương mại chỉ nhất thời và là một phần, một cách biểu hiện của cuộc cạnh tranh chiến lược kia. Nó sẽ được hai bên kết thúc nhưng không phải để không lặp lại mà rồi sau này sẽ lại tái bùng phát.

Nếu chỉ dùng biện pháp chính sách áp thuế quan bảo hộ thương mại để tiến hành xung khắc thương mại với nhau thì Mỹ và Trung Quốc hiện đã ở rất gần giới hạn khả năng của họ. Khối lượng giá trị hàng hoá bị áp thuế quan bảo hộ thương mại chỉ có hạn, mức thuế quan bảo hộ thương mại được áp dụng có thể vô hạn, nhưng bản chất tác động vẫn không thay đổi là mức độ xung khắc như thế càng quyết liệt và kéo dài thì mức độ lợi bất cập hại và phản tác dụng càng lớn và càng tai hại về chính trị xã hội nội bộ và kinh tế, thương mại đối với cả hai bên.

Cho nên cứ nhìn vào mô thức hành xử của cả Mỹ lẫn Trung Quốc mà suy thì sẽ thấy cả hai phía đều ý thức được rằng, đã đến lúc phải cài số lùi trước khi quá muộn. Nhưng điều quan trọng với họ là, phải đi vào thoả hiệp với nhau trong thế mạnh chứ không phải trong thế yếu, trong thế chủ động dẫn dắt cuộc chơi chứ không phài bị động đối phó và bị dẫn dắt. Ông Trump cần một thoả thuận với Trung Quốc để làm bằng chứng ở Mỹ là đã chiến và đã thắng Trung Quốc. Trung Quốc cần thoả thuận với Mỹ để tiền lệ hiện tại rồi đây không trở thành thông lệ trong quan hệ với Mỹ.

Hiện tại, Mỹ và Trung Quốc vẫn mới chỉ sát phạt nhau bằng biện pháp chính sách áp thuế quan bảo hộ thương mại nên cuộc xung khắc thương mại này chưa thay đổi về bản chất và mức độ quyết liệt tuy có gia tăng nhưng chưa đủ để được coi là xung khắc thương mại đã có bước chuyển giai đoạn. Hai bên găng nhau thêm như hiện tại đang thấy chẳng qua chỉ để tạo thế cho tới đây đi vào thoả hiệp với nhau, tỏ ra không sẵn sàng khoan nhượng để làm nhụt chí kiên định “đã đâm lao thì phải theo lao” của phía bên kia.

Cuộc thương chiến này còn tiếp diễn thêm chút nữa nhưng sắp đi vào hồi kết mà cái kết này có thể sẽ đến rất nhanh chóng và bất ngờ.

Dịch Dung

my trung quoc thuong chien tiep hay tan ‘Duyên nợ’ Mỹ - Trung: Sự chia cắt không dễ dàng

TGVN. Lợi ích của Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng gắn kết, vì thế các mối quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh ...

my trung quoc thuong chien tiep hay tan 4 lý do khiến Trung Quốc chưa thể “vũ khí hóa” đồng Nhân dân tệ

TGVN. Đồng Nhân dân tệ (NDT) dường như đã trở thành công cụ để Trung Quốc trả đũa việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa ...

my trung quoc thuong chien tiep hay tan Đồng Nhân dân tệ hạ giá - 'cứu cánh' của nhà xuất khẩu Trung Quốc?

TGVN. Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang kỳ vọng, sự hạ giá liên tục của đồng Nhân dân tệ sẽ “cứu” họ khỏi đợt ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt trả lời về kết quả chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng ...
Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan đánh giá cao những đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 Việt ...
Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? Lý do nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chọn kim loại quý?
VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

Trong năm 2025, VIMC sẽ triển khai chiến lược và giải pháp đột phá trong giai đoạn sắp tới để đưa ngành hàng hải Việt Nam ra biển lớn.
Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Tối 9/1/2025, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM, hệ thống Giáo dục mầm non Phần Lan (FIS - Finland Preschool) đã tổ chức chương trình Đại nhạc hội ...
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động