Năm đỉnh cao quan hệ Việt Nam - Iran

Nhân dịp Tổng thống Iran Hassan Rouhani thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5-7/10, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch đã dành riêng cho báo TG&VN bài phỏng vấn về quan hệ Việt Nam - Iran.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nam dinh cao quan he viet nam iran Muôn màu chuyện... Đại sứ!
nam dinh cao quan he viet nam iran Tìm biện thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Iran

Dưới đây là toàn văn bài phỏng vấn.

Đại sứ có thể chia sẻ cảm nhận về những thay đổi của đất nước Iran từ sau khi nước này ký thỏa thuận hạt nhân với các nước Phương Tây?

Bất cứ ai ở Tehran sau khi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và P5+1 được ký đều nhận thấy các hoạt động ngoại giao ở đây trở nên tấp nập, dồn dập. Mỗi tháng phải có vài đoàn cấp cao thăm Iran, từ tất cả các châu lục, còn cấp bộ trưởng thì không tính hết. Thành phần các đoàn cũng đều rất đông, có khi lên tới 100-200 người. Số lượng các thỏa thuận ký cũng “khủng khiếp”. Có những chuyến thăm cấp cao tới Iran hai bên ký đến gần 20 thỏa thuận! Trong ngoại giao đoàn người ta thầm thì bây giờ có mốt đi thăm Iran.

nam dinh cao quan he viet nam iran
Tổng thống Iran Hassan Rouhani thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5-7/10.

Tuy nhiên, kết quả của việc dỡ bỏ cấm vận có vẻ khó thấy, hay gần như chưa thấy. Điều duy nhất tôi thấy là khu vui chơi Tochal một năm nay được đầu tư hơn, khang trang hơn, nhiều trò giải trí hơn. Còn toàn bộ Tehran gần như không có thay đổi gì đột biến. Đường phố vẫn những chiếc xe Iran sản xuất, có thể xe nước ngoài nhiều hơn một chút.

Tức là bỏ cấm vận chưa làm thay đổi cuộc sống ở Iran, thưa Đại sứ?

Số lượng các văn bản được ký khá nhiều, cam kết khá lớn, có giá trị hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, đại đa số các thỏa thuận đều ở dạng Bản ghi nhớ, tức là còn phải tiếp tục đàm phán tiến tới thỏa thuận đầy đủ. Dường như các nước đều đang đứng ở ngưỡng cửa chuẩn bị bước vào thị trường Iran nhưng còn chờ xem tình hình thế nào để bước tiếp vào hay không.

Nỗi lo lắng của các nước không phải là không có cơ sở vì đã từng có các biện pháp trừng phạt với số tiền lên tới cả chục tỉ USD đối với ngân hàng làm ăn với Iran.

Đã 9 tháng trôi qua kể từ khi thỏa thuận đi vào thực hiện, Iran đã dừng chương trình hạt nhân của mình và thực hiện các cam kết nhưng giao dịch ngân hàng vẫn chưa thực hiện được. Do đó người ta nói không sai là bỏ cấm vận mới chỉ là trên giấy. Tất cả đang chờ xem thỏa thuận mua 200 chiếc máy bay của Airbus và Boeing được thực hiện thế nào.

Nếu thỏa thuận này được thực hiện mặc dù khá phức tạp với việc không được dùng USD và không được sử dụng hệ thống tài chính Mỹ, đây sẽ là đột phá trong việc thực hiện dỡ bỏ cấm vận; sẽ không còn là trên giấy nữa mà là trên thực tế. Lúc đó hàng trăm văn bản kia sẽ thành các thỏa thuận thực sự và sẽ mang lại sự đổi thay lớn cho Iran.

Trong chuyến thăm Iran của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đầu năm nay, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng chuyến thăm là bước tiến mới cho quan hệ song phương Việt Nam - Iran. Theo Đại sứ, quan hệ hai nước đã có bước tiến nào từ sau chuyến thăm này?

Sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy quan hệ hai nước. Một số đoàn chính phủ hai nước đã thăm lẫn nhau, trong đó có cả những lĩnh vực lần đầu tiên có trao đổi tiếp xúc. Cuộc họp của Nhóm làm việc thúc đẩy thương mại cũng được tổ chức để bàn các biện pháp và tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy thương mại giữa hai nước.

nam dinh cao quan he viet nam iran
Hội đàm giữa hai đoàn đại biểu Iran và Việt Nam nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước tới Iran, tháng 3/2016.

Nhiều doanh nghiệp của cả hai nước đã sang để tìm hiểu cơ hội làm ăn, một số thỏa thuận đã được ký kết. Đặc biệt những doanh nghiệp lớn như Viettel hay VNPT đã tìm được các đối tác Iran và đang bàn các thỏa thuận hợp tác. Chưa có nhiều hợp đồng và giá trị các hợp đồng còn khiêm tốn, nhưng trong bối cảnh  hiểu biết giữa hai nước còn có phần hạn chế, các doanh nghiệp còn tâm lý e dè, việc khởi đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các con số hợp tác lớn sau này sẽ bắt nguồn từ những  khởi đầu khiêm tốn hôm nay.

Năm nay có hai chuyến thăm cấp Nhà nước lẫn nhau giữa Việt Nam và Iran. Theo Đại sứ, điều này có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ hai nước?

Có thể khẳng định năm 2016 là năm đỉnh cao của quan hệ Việt Nam – Iran. Chưa năm nào trong lịch sử quan hệ hai nước chứng kiến hai đoàn cấp cao thăm lẫn nhau trong vòng chưa đầy 7 tháng.

Hai nước thiết lập quan hệ năm 1973 sau khi Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Đã có 3 Chủ tịch nước Việt Nam thăm Iran và 3 Tổng thống Iran thăm Việt Nam. Nhưng 2 trong số 6 chuyến thăm cấp cao này được thực hiện cùng trong năm 2016. Nói như vậy để thấy rõ ý nghĩa của năm 2016 đối với quan hệ song phương Việt Nam – Iran.

Hai chuyến thăm cấp Nhà nước là những nỗ lực ở cấp cao nhất để từng bước tạo ra khung pháp lý cho quan hệ hợp tác giữa hai nước, giúp người dân hai nước hiểu nhau hơn, và từ đó quan hệ hợp tác đa dạng giữa hai nước mới đơm hoa kết trái. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng quan hệ song phương hai nước sẽ bước sang một trang mới, phát triển mạnh mẽ như chưa từng có.

Theo Đại sứ, dựa trên cơ sở nào hai nước đã đặt ra mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 2 tỷ USD và liệu mục tiêu này có khả thi?

Con số thương mại chính thức giữa hai nước mới chỉ khoảng 100 triệu USD. Nếu nhìn như vậy thì mục tiêu 20 lần lên 2 tỷ USD trong những năm tới dường như là không tưởng. Nhưng những năm qua, hàng Việt Nam vẫn vào Iran bằng nhiều ngả. Riêng lượng giầy dép “Made in Vietnam” trong các cửa hàng Iran và uy tín của giầy Việt Nam với người tiêu dùng Iran đã cho thấy con số 100 triệu USD là không thực tế. Con số thực có thể phải gấp vài lần. Nhưng quan trọng là còn nhiều tiềm năng giữa hai nước chưa được khai thác.

Việt Nam và Iran có rất nhiều các mặt hàng bổ sung cho nhau, là cơ sở để cho thương mại phát triển. Du lịch cũng có tiềm năng rất lớn. Người Iran đi du lịch rất nhiều. Người Việt Nam cũng bắt đầu đi du lịch Iran. Du lịch sẽ kéo theo sự hiểu biết lẫn nhau và cơ hội kinh doanh giữa hai nước sẽ được khai thác. Như vậy, du lịch vừa là một lĩnh vực trao đổi giữa hai nước, vừa là chất xúc tác cho giao thương giữa hai nước phát triển. Đặc biệt, nếu các dự án lớn như Viettel, VNPT, hóa dầu thành công, con số hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước sẽ có những bước nhảy vọt.

Đại sứ có thể chia sẻ về đất nước Iran với những đặc trưng và bản sắc văn hóa riêng biệt. Những kỉ niệm của Đại sứ khi sinh sống và làm việc trên mảnh đất đặc biệt này?

Tôi không phải chuyên gia về Trung Đông, càng không phải là chuyên gia về Iran nhưng “tình cờ” trở thành Đại sứ Việt Nam ở Iran. Trước khi tôi đến Iran cũng có một số người chia sẻ với tôi về tình yêu đất nước Iran, nhưng đại đa số đều ái ngại cho tôi. Tôi hay nói thành thật với các bạn Iran đây là sự bất ngờ thú vị đối với tôi vì những gì tôi được trải nghiệm ở Iran khác và hay hơn những gì mình nghĩ. Có lẽ không chỉ riêng tôi có cảm giác như vậy mà hầu như tất cả các đại sứ ở Tehran đều có chung ý nghĩ này.

Có thể nói, tôi yêu đất nước và con người Iran ngay từ những ngày đầu nhận công tác. Đầu tiên đấy là ấn tượng về tình cảm hiếu khách của người Iran. Đi đâu cũng thấy những nụ cười của các bạn Iran dành cho chúng ta. Không chỉ từ người lớn mà ngay cả các em nhỏ cũng luôn thể hiện tình cảm hiếu khách. Nhiều cháu cười rất tươi và nói “welcome to Iran”. Dường như các cháu tự nghĩ và tự nói những điều đấy với người nước ngoài chứ không phải được dạy như vậy. Điều đó lại càng làm cho chúng ta khâm phục đất nước và con người Iran.

Người Iran rất yêu âm nhạc và thơ ca. Có thể nói âm nhạc và thơ ca ngấm vào máu người Iran mà bất cứ ở đâu cũng có thể nhận thấy. Không phải chỉ ở những nơi đọc thơ, biểu diễn nhạc, hay kịch mà ở đâu cũng có thể thấy nét văn hóa đó của người Iran.

Có thể nói dài hơn về đất nước và con người Iran, tôi chỉ muốn nhấn mạnh thêm đất nước rộng lớn với bề dầy lịch sử hàng ngàn năm luôn có nhiều điều để chúng ta khám phá; và càng khám phá thấy nét đẹp, càng có tình cảm với mảnh đất và con người nơi đó. Đất nước và con người Việt Nam cũng đẹp. Nhiều bạn Iran cũng trầm trồ với tôi về chuyến đi thăm Việt Nam của mình. Tôi hy vọng sẽ nhiều người Việt Nam đến với Iran và nhiều người Iran đến với Việt Nam. Quan hệ hai nước không thể không phát triển.

Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!

nam dinh cao quan he viet nam iran Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Iran chào xã giao

Chiều 4/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp thân mật Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt ...

nam dinh cao quan he viet nam iran Venezuela, Iran thống nhất lập trường về thị trường dầu khí

Venezuela và Iran đã thống nhất lập trường về đóng băng sản lượng dầu mỏ nhằm vực lại giá mặt hàng chiến lược này trên ...

nam dinh cao quan he viet nam iran Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Iran

Chiều ngày 18/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam đã tiếp đoàn Nhóm nghị sĩ hữu nghị Iran - Việt Nam ...

Kim Chung (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động