Nam Phi giữa 'ngã ba đường' trong ngoại giao vaccine Covid-19

Quang Hiếu
TGVN. Đâu là quyết định của Nam Phi khi đứng trước ba lựa chọn chính trong chiến lược ngoại giao vaccine Covid-19: 'hướng Đông', 'hướng Tây' hay tự lực tự cường?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nam Phi giữa 'ngã ba đường' trong ngoại giao vaccine Covid-19
Tình nguyện viên tiêm vaccine Covid-19 trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người tại Bệnh viện Baragwanath ở Soweto, Nam Phi. (Nguồn: Gallo Images)

Trang Daily Maverick ngày 23/2 đăng bài phân tích của Tiến sĩ Funeka Yazini April, Điều phối viên của Trung tâm Nghiên cứu BRICS, Cơ quan Nghiên cứu Nhà nước về phát triển, năng lực và đạo đức thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Nhân văn Nam Phi (HSRC), liên quan đến những lựa chọn của Nam Phi trong ngoại giao vaccine Covid-19.

Áp lực "hướng Đông"

Việc mua vaccine ngừa Covid-19 của Nam Phi gần đây đã cho thấy một cuộc vận động hành lang quyết liệt để Nam Phi bắt đầu hướng Đông. Điều này thể hiện tác động của ngoại giao vaccine đối với các quốc gia thành viên BRICS (Nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Sau khi thất bại trong thử nghiệm hiệu quả của vaccine AstraZeneca (chỉ ở mức 22% do tác động của biến thể 501Y.V2 hoặc B.1.351 hiện đang phổ biến tại Nam Phi), Công đoàn Lao động COSATU thuộc liên minh cầm quyền (bao gồm cả hai đảng khác là đảng Đại hội Dân tộc Phi-ANC, đảng Cộng sản Nam Phi-SACP) cho rằng Nam Phi cần “hướng Đông” thông qua việc mua vaccine từ Nga và Trung Quốc bởi đó là các quốc gia thành viên BRICS.

Trước áp lực “hướng Đông”, Nam Phi hiện đang đàm phán để mua 2 triệu liều vaccine từ Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ bao gồm một điều khoản không tiết lộ nội dung.

Ngoài ra, hai công ty khác của Nam Phi có thể sẽ sớm đạt được thỏa thuận mua hơn 20 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga ngay sau khi loại vaccine này được Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Nam Phi (SAHPRA) phê chuẩn cho lưu hành.

Các thương vụ mua sắm vaccine từ Nga và Trung Quốc gần đây của Nam Phi cho thấy việc mua sắm vaccine có thể ảnh hưởng rất nhiều bởi quan hệ hữu nghị. Mặt khác, người ta cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu Nam Phi có bắt buộc phải thực hiện ngoại giao vaccine hướng Đông hay không? Và tại sao Nam Phi không có chiến lược ngoại giao vaccine hiệu quả như các đối tác BRICS?

Cân nhắc hiệu quả ngoại giao và y tế

Rõ ràng, việc quyết định chủng loại vaccine thích hợp nhất cho Nam Phi là không đơn giản. Chính quyền Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa sẽ cần phải đánh giá cẩn trọng những đánh đổi về chính trị, y tế và kinh tế liên quan đến từng lựa chọn do vaccine của Trung Quốc và Nga đưa ra.

Trung Quốc không giấu giếm rằng việc phân phối vaccine của nước này là một phần của tham vọng địa chính trị rộng lớn hơn. Trên thực tế, Trung Quốc thậm chí đã công khai đưa việc phân phối vaccine vào sáng kiến Con đường Tơ lụa Y tế rộng lớn hơn, nhằm mục đích tăng cường sức mạnh mềm quốc tế của cường quốc này.

Trung Quốc đã và đang triển khai "cuộc tấn công quyến rũ", cho thấy ý định cung cấp vaccine của nước này như một “hàng hóa công cộng” ở các khu vực nghèo hơn trên thế giới, chẳng hạn như châu Phi và Mỹ Latinh. Tuy nhiên, sự hào phóng như vậy sẽ cần được đền đáp về mặt ngoại giao trong dài hạn.

So với các loại vaccine Moderna, Pfizer, AstraZeneca và Johnson & Johnson, thông tin về tính an toàn hoặc hiệu quả của vaccine Trung Quốc tương đối mờ nhạt.

Các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc là Sinopharm và Sinovac đã không công bố dữ liệu thử nghiệm giai đoạn 3 trên các tạp chí y tế được bình duyệt và cũng không công bố nhiều thông tin về những vaccine trên, ngoài các thông cáo báo chí và các số liệu vắn tắt về tính hiệu quả, ngay cả khi Bắc Kinh coi vaccine là niềm tự hào của quốc gia và sử dụng chúng như một phương tiện ngoại giao. Sinopharm cho biết vaccine của hãng này có hiệu quả 79% trong việc ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19 trong khi Sinovac chưa công bố dữ liệu hiệu quả của vaccine do công ty này sản xuất.

Ở góc độ nào đó, vaccine của Nga có vẻ hứa hẹn hơn đối với Nam Phi. Vaccine Sputnik V của Nga có hiệu quả khoảng 92%. Kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng Lancet đã chứng minh tuyên bố này.

Tuần trước, tạp chí Lancet coi Sputnik V là an toàn, bởi loại vaccine này cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn giúp người dân không phải nhập viện hay bị tử vong vì Covid-19. Kết quả dựa trên dữ liệu từ 19.866 tình nguyện viên, trong đó 1/4 được dùng giả dược (placebo).

Suy cho cùng, Nam Phi cần đặt vấn đề an ninh sức khỏe của người dân lên hàng đầu và không phải cố gắng làm hài lòng tất cả các nước thành viên BRICS bằng việc đánh đổi lợi ích của chính mình.

Nam Phi giữa 'ngã ba đường' trong ngoại giao vaccine Covid-19
Nam Phi cần hướng Đông”và mua vaccine Covid-19 từ Nga và Trung Quốc bởi đó là các quốc gia thành viên BRICS? (Nguồn: WSJ)

Tiềm năng tự chủ vaccine

Vậy Nam Phi có nên chạy đua để tạo ra chủng loại vaccine của riêng mình và phù hợp với chính sách ngoại giao kinh tế của chính Nam Phi hay không?

Bức tranh tổng thể về các nước BRICS khác cho thấy hầu hết những nước này đã bắt đầu lập chiến lược về cách sử dụng ngoại giao vaccine cho các mục tiêu kinh tế và chính trị của họ từ năm 2020. Chẳng hạn, New Dehli đã tạo ra sáng kiến ngoại giao và hashtag #VaccineMaitri (tình hữu nghị vaccine) với mục tiêu đảm bảo xuất khẩu và phân phối bán vaccine trên toàn cầu.

Có thể nói việc phát triển một loại vaccine Covid-19 được coi là bằng chứng về mức độ phát triển của một quốc gia trong lĩnh vực sản xuất mang tính khoa học, bán hàng xuất khẩu và ngoại giao vaccine. Vốn đã được cấp phép, Aspen dự kiến bắt đầu sản xuất vaccine Johnson & Johnson vào tháng 3 hoặc tháng 4 tới tại Nam Phi. Tuy nhiên, hầu hết các liều vaccine này sẽ được chuyển trở lại trụ sở Johnson & Johnson tại Mỹ để phân phối quốc tế.

Suy cho cùng, Nam Phi cần đặt vấn đề an ninh sức khỏe của người dân lên hàng đầu và không phải cố gắng làm hài lòng tất cả các nước thành viên BRICS bằng việc đánh đổi lợi ích của chính mình.

Nam Phi cũng chỉ mới công bố kế hoạch phát triển vaccine của riêng mình. Do đó, không giống như Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) chuyên sản xuất và nhận giao các đơn đặt hàng vaccine, giúp thúc đẩy ngoại giao kinh tế hay “tình hữu nghị vaccine” của Ấn Độ, Nam Phi dường như đã tự loại mình khỏi cuộc đua ngoại giao và hoạt động thương mại toàn cầu trực tiếp này.

Trên thực tế, COSATU nên đặt câu hỏi là tại sao Nam Phi lại nhập khẩu vaccine trong khi đáng ra nước này phải chạy đua sản xuất vaccine để cạnh tranh với các nước BRICS khác, từ đó tạo ra được nhiều việc làm mà Nam Phi đang rất cần.

Ngoại giao vaccine sẽ thống trị nền kinh tế chính trị toàn cầu trong năm nay. Do đó, Nam Phi cần phải mài giũa các công cụ ngoại giao của mình bằng cách gắn chúng với các lợi ích kinh tế cần thiết cho đất nước. Với lịch sử y tế hiện có, Nam Phi cần phục hồi năng lực kỹ thuật của bản thân để tham gia sản xuất dược phẩm quy mô lớn trên toàn cầu.

Quyết định của chính phủ Nam Phi về việc không đặt cược sức khỏe của người dân vào vaccine AstraZeneca đã mua, vốn có hiệu quả rất thấp đối với biến thể 501Y.V2, là một quyết định đúng đắn. Các nguyên tắc tương tự sẽ được áp dụng với vaccine Sputnik V hay Sinopharm hoặc Sinovac, bất kể đó có phải là các sản phẩm mà các nước thành viên BRICS khác coi là mang tính hướng Đông hay không.

Những phát hiện gần đây của Đại học Texas, rằng hiệu quả của vaccine Pfizer và Moderna trước biến thể 501Y.V2 hiện đang phổ biến ở Nam Phi vẫn chưa rõ ràng, cho thấy Nam Phi cần áp dụng các nguyên tắc an ninh y tế mà không chịu sự ràng buộc của bất kỳ định hướng “hướng Đông” hoặc “hướng Tây” nào.

Hy vọng rằng các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng của Trung tâm Thử nghiệm thuộc Đại học Cape Town (UCT) sẽ giúp Nam Phi có thể thực thi ngoại giao vaccine hiệu quả và đất nước Cầu Vồng sẽ không phải “hướng Đông” hay “hướng Tây” trong lựa chọn vaccine.

Ngoại giao vaccine là việc sử dụng vaccine để tăng cường quan hệ ngoại giao và ảnh hưởng chính trị đối với các quốc gia khác. Ngoại giao vaccine đang nhanh chóng nổi lên như một công cụ quan trọng của các cường quốc toàn cầu khi những nước này tìm cách mở rộng ảnh hưởng địa chiến lược của mình trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam bắt đầu thử nghiệm vaccine Covid-19 giai đoạn 2
Ngoại giao điện đàm của Tổng thống Mỹ Joe Biden
Cập nhật Covid-19 ngày 25/2: Israel cấp thẻ Xanh cho người tiêm đủ 2 mũi vaccine; Moderna thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa biến thể virus ở Nam Phi
Những điều cần biết về cơ quan đại diện lãnh sự
Chiến lược ngoại giao 'xông xáo' của Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Phi
(theo Daily Maverick)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện, thư thăm hỏi đến lãnh đạo Campuchia.
Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Ngày 30/4, Trung Quốc cho biết đại diện Hamas và Fatah đã gặp nhau tại Bắc Kinh để 'thảo luận sâu sắc và thẳng thắn về việc thúc đẩy hòa ...
Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt hôm nay: MC Mai Ngọc khoe vóc dáng mảnh mai sau khi sụt 4 kg; Ngô Thanh Vân làm việc xuyên lễ vì quán chay quá tải.
Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức có thể phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm nay, mang lại hy vọng nước này có thể thoát khỏi tình trạng kinh tế ảm đạm kéo ...
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu LNG Nga, các quan chức Đức xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên ...
Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech, Đại sứ Việt Nam tại Czech Dương Hoài Nam đã chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Jan Lipavsky.
Đẩy mạnh hợp tác về đầu tư và thương mại với địa phương Canada

Đẩy mạnh hợp tác về đầu tư và thương mại với địa phương Canada

Tọa đàm 'Đẩy mạnh và tăng cường xuất khẩu, đầu tư và thương mại giữa các địa phương Việt Nam-Canada' diễn ra ngày 26/4 tại Vancouver.
Việt Nam làm Chủ tịch Kỳ họp thứ 14 Ủy ban đầu tư, doanh nghiệp và phát triển của UNCTAD

Việt Nam làm Chủ tịch Kỳ họp thứ 14 Ủy ban đầu tư, doanh nghiệp và phát triển của UNCTAD

Kỳ họp thứ 14 của Ủy ban đầu tư, doanh nghiệp và phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD diễn ra từ ngày 29/4.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Bosnia & Herzegovina

Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Bosnia & Herzegovina

Ngày 29/4, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Bosnia & Herzegovina Josip Brkic.
“Mùa du lịch Việt Nam” ở Kazakhstan

“Mùa du lịch Việt Nam” ở Kazakhstan

Với sự tham gia của hơn 400 doanh nghiệp từ 28 nước, Hội chợ du lịch quốc tế Kazakhstan từ 24-26/4 tại thành phố Almaty là hội chợ du lịch lớn nhất Trung Á.
Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Chi bộ Đảng Cộng sản Pháp (PCF) thành phố Saint-Pierre-des-Corps đã tổ chức lễ tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động