Nam Phi và bài học còn mãi từ Việt Nam

Trải qua hai cuộc kháng chiến khốc liệt, vượt khó để cải tổ, xây dựng mô hình kinh tế phát triển cùng vị thế quốc tế ngày một vững mạnh, Việt Nam xứng đáng là hình mẫu tiêu biểu để Nam Phi học tập.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nam phi va bai hoc con mai tu viet nam Kỷ niệm trọng thể 25 năm thiết lập quan hệ giữa Nam Phi và bốn nước Đông Nam Á
nam phi va bai hoc con mai tu viet nam Hàng chục nghìn người châu Phi chết vì thuốc giả mỗi năm

Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai

Đó là một trong số nhiều nguyên liệu chính làm nên “phép màu” kinh tế của người Việt Nam.

Khoảnh khắc chiếc xe tăng T-59 mang số hiệu 390 do Đại úy Vũ Đăng Toàn chỉ huy húc đổ cổng Dinh Độc Lập và tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh vang vọng khắp Sài Gòn đã khép lại chương hào hùng nhưng cũng đầy đau thương trong lịch sử Việt Nam, mở đường cho một trang sử mới của quốc gia này.

Nhưng vạn sự khởi đầu nan – 25 năm sau giải phóng, GDP đầu người của Việt Nam chỉ đạt mức 94 USD. Những sai sót trong chính sách, quản lý và xây dựng nền kinh tế, bị bao vây, cấm vận cùng sự sụp đổ của đồng minh Liên Xô khiến nhiều người bi quan về tương lai của Việt Nam.

May mắn thay, Chính sách Đổi mới đã thay đổi tất cả. Tăng trưởng kinh tế liên tiếp đạt mức trung bình 6% kể từ năm 1992. Làng mạc hay thành phố đã thay da đổi thịt cùng nhiều thành tích kinh tế đáng nể. Sài Gòn năm xưa, nay là Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước, với tốc độ phát triển đạt trung bình 9,6% kể từ năm 2010.

nam phi va bai hoc con mai tu viet nam
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đầu tàu về phát triển kinh tế của Việt Nam. (Ảnh: PetroTimes)

Thành công của Việt Nam đến từ hai nguyên nhân chủ đạo. Đầu tiên, Việt Nam đã gác lại quá khứ đau thương sau nhiều năm kháng chiến với mất mát hơn 3 triệu người. Quan trọng hơn, Việt Nam nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc hội nhập, trở thành thành viên của cộng đồng quốc tế, mở rộng hợp tác và quan hệ với các nước. Những thay đổi này đã mang đến một cuộc “cách mạng” về cách nhìn nhận quan hệ giữa Việt Nam và các nước. Ví dụ tiêu biểu nhất có thể kể đến là tiến triển vượt bậc trong quan hệ Việt – Mỹ.

Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam đã thành lập “Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy”. Sau khi quan hệ Việt – Mỹ có biến chuyển vào năm 1990, bảo tàng này đã được đổi tên thành “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược”. Một tuần trước khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, bảo tàng này lại đổi tên thành “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” như ngày nay.

Từ năm 2007, tàu chiến Mỹ đã thường xuyên ghé thăm các cảng Việt Nam. Ngày nay, Quân đội Việt Nam và Mỹ thường xuyên tiến hành tập trận chung. Riêng năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã hai lần thăm Việt Nam; lần gần đây nhất vào tháng 10, khi ông tới thăm Sân bay Biên Hòa nằm ở ngoại ô TP. HCM để khẳng định cam kết của Mỹ trong việc xử lý tàn dư chất độc màu da cam.

Quan hệ kinh tế hai nước cũng đạt được nhiều thành tựu rõ rệt. Năm 1995, kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Mỹ đạt mức 451 triệu USD, song chỉ sau 23 năm phát triển, con số này đã lên tới 45 tỷ USD, với Mỹ tiếp tục là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Tiếp thu bài học quý

Với những thành tựu như vậy, Việt Nam đã và đang tiếp tục là hình mẫu của nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Nam Phi. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống xâm lược của người dân Việt từng trở thành nguồn cảm hứng của đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC).

Năm 1978, đối mặt với sự cạnh tranh từ Phong trào Ý thức Da màu (BCM), Inkatha và Phong trào Sinh viên Nam Phi, trong khi phe chủ chiến của ông Umknonto we Sizwe chưa xây dựng được vị thế quân sự, Moscow đã khuyên ANC thăm Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cách tiến hành “chiến tranh nhân dân”.

Tháng 10/1978, đoàn đại biểu dẫn đầu bởi cố Chủ tịch ANC Oliver Tambo đã tới thăm và dành hai tuần tại Hà Nội. Họ đã “vô cùng ấn tượng trước cách mà người Việt Nam thực hiện chiến tranh du kích dưới lòng đất”. Những đại biểu này cũng học được rằng một cuộc cách mạng cần “đi bằng hai chân, với quân sự và chính trị song hành.”

Bài học Việt Nam dạy cho họ rằng nếu như muốn lật đổ chế độ Apartheid, ANC cần giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, giới truyền thông và giới trẻ, nhằm xây dựng một phong trào chính trị có thể thách thức sự kiểm soát của Quân đội Nam Phi.

nam phi va bai hoc con mai tu viet nam
Cố Chủ tịch ANC Oliver Tambo đã dẫn đầu đoàn đại biểu tới thăm Việt Nam vào năm 1978. (Nguồn: Have You Heard from Johannesburg)

Chuyến thăm Việt Nam năm 1978 của đoàn đại biểu ANC mang ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với lịch sử của ANC nói riêng và Nam Phi nói chung. Nó diễn ra vào khoảnh khắc giao thời của ANC: hoặc tiếp tục đi trên con đường đấu tranh vũ trang và bạo loạn (nhiều khả năng sẽ thất bại), hoặc trở thành một tổ chức đa sắc tộc và thống nhất hơn. Nó cũng đánh dấu khởi đầu của “Chiến tranh nhân dân”, khi ANC thay thế chủ trương xung đột vũ trang trong những năm 1960 – 1970 bằng việc thực hiện những nỗ lực chính trị mang tính chiến lược và có tổ chức hơn.

Nếu như ANC đã từng học hỏi từ Việt Nam trong quá khứ và thành công, tại sao không lặp lại điều đó một lần nữa?

Nếu như tới thăm Việt Nam một lần nữa, họ sẽ một lần nữa kinh ngạc bởi sự chuyển mình của đất nước Đông Nam Á, nơi tầng lớp lãnh đạo chú trọng nâng cao Năng suất các Nhân tố Tổng hợp (TFP) và khả năng thích ứng của thể chế, tạo không gian và cung cấp bảo đảm cần thiết cho các nhà đầu tư tham gia vào quá trình phát triển.

Quan trọng hơn, những nhà hoạch định chính sách Việt Nam nhận thức rõ rằng chính phủ cần giảm thiểu vai trò trong nền kinh tế. Theo tác giả David Lamb, kết quả này là một sự “pha trộn giữa Karl Marx và Adam Smith trong lĩnh vực kinh tế” và được thể hiện rõ qua các chính sách của Việt Nam như tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, mở sàn chứng khoán và đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu.

nam phi va bai hoc con mai tu viet nam
Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đến 180 nước và vùng lãnh thổ, đồng thời luôn nằm trong số 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. (Ảnh: Vuông Tròn)

Tướng Giáp mất năm 2013, thọ 102 tuổi. Sự ra đi của người anh hùng dân tộc ấy đánh dấu một sự chuyển mình của Việt Nam, khi nhiều nhà lãnh đạo thời chiến năm xưa dần được thay thế bằng những người trẻ tuổi hơn, khao khát xây dựng một Việt Nam phồn thịnh và phát triển, chứ không đơn thuần chỉ là bảo vệ chế độ và duy trì tự chủ chính trị.

80% dân số Việt Nam chưa bao giờ phải kinh qua mưa bom bão đạn như cha ông, song trong thời đại yên bình này, họ cũng có cuộc chiến của riêng mình, nhằm tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu như thế hệ trước đổ xương máu để giành độc lập trước người Pháp và người Mỹ, thế hệ sau của họ đang đổ từng giọt mồ hôi đóng góp công sức đưa nền kinh tế đất nước sánh vai với cường quốc năm châu trong kỷ nguyên kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Quan niệm thông thường cho rằng tăng trưởng của Việt Nam đến từ cung cầu và nhân công giá rẻ không phản ánh chính xác những lựa chọn chính sách khó khăn của quốc gia này trong khúc giao thời nhiều chông gai. Nó cũng chỉ ra rằng dù mục tiêu độc lập có quan trọng đến đâu, thì xây dựng một đất nước phát triển, thỏa mãn ước vọng của những con người chiến đấu vì nền độc lập đó, cũng quan trọng không kém.   

Nghiên cứu kỹ thành công của Việt Nam có thể giúp ANC đưa ra quyết định sáng suốt hơn nhằm giải quyết khó khăn, trước mắt là cải thiện quan hệ với các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ. Lenin từng nói: “Học, học nữa, học mãi” và người Việt Nam, với tinh thần hiếu khách, luôn sẵn sàng đón tiếp ANC, dù đó là 40 năm trước hay 40 năm sau.

nam phi va bai hoc con mai tu viet nam Tai nạn thảm khốc tại Nam Phi

Tổng cộng 27 người đã thiệt mạng sau khi một xe tải hạng nặng bị mất lái và đâm hàng loạt xe khác trên quốc ...

nam phi va bai hoc con mai tu viet nam Tổng thống Trump đề cử nhà thiết kế túi xách là đại sứ Mỹ tại Nam Phi

Bà Lana Marks, người được Tổng thống Donald Trump chọn là đại sứ Mỹ tại Nam Phi, sở hữu thương hiệu túi xách thời trang ...

nam phi va bai hoc con mai tu viet nam Nam Phi: Hoãn chuyến bay vì hàng vạn con ong trên động cơ

Một máy bay của hãng Mango Airlines (Nam Phi) đã phải hoãn chuyến sau khi các phi công phát hiện có hàng vạn con ong ...

Minh Quân (theo The Diplomatic Society)

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 24/4/2024: Bảo Bình sự nghiệp khởi sắc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 24/4/2024: Bảo Bình sự nghiệp khởi sắc

Tử vi hôm nay 24/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm

Với chủ đề 'Bảo đảm an ninh toàn diện về Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm', chiều 23/4, Diễn đàn Tương lai ASEAN tiếp tục Phiên toàn ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 23/4 - SXMN 23/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 23/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 23/4 - SXMN 23/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 23/4

XSMN 23/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 23/4/2023. kết quả xổ số ngày 23 tháng 4. xổ số hôm nay 23/4. SXMN 23/4. XSMN ...
Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam trở thành một đối tác năng động, tích cực và tham gia có trách nhiệm vào phát triển kinh tế ...
Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn

Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn

Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn...
Phiên toàn thể thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Phiên toàn thể thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Với chủ đề ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững, Phiên thảo luận thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 diễn ra sôi nổi với nhiều ý ...
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Việc Nga rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh là phù hợp với thực tế mới đang phát triển trong khu vực.
Hezbollah nã 'mưa' rocket về phía miền Bắc Israel

Hezbollah nã 'mưa' rocket về phía miền Bắc Israel

Giao tranh giữa Israel-Hezbollah đã kéo dài hơn 6 tháng qua tại khu vực biên giới giữa nước này và Lebanon, song song với xung đột tại Dải Gaza.
Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân

Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân

Chủ tịch Triều Tiên bày tỏ hài lòng về cuộc diễn tập, đánh giá cao khả năng bắn trúng và độ chính xác cao của các tên lửa nước này.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động