Năm ưu tiên của cử tri trong bầu cử tổng thống Pháp

Vân Hà
Vị thế quốc tế, giá cả tăng nhanh, thực trạng chính trường cùng người nhập cư là vấn đề được cử tri Pháp quan tâm trong bầu cử tổng thống ngày 10/4 tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(04.06) Tấm bảng dán các áp phích cổ động của các ứng cử viên bầu cử tổng thống Pháp năm 2022. (Nguồn: AFP)
Tấm bảng dán các áp phích cổ động của các ứng cử viên bầu cử tổng thống Pháp năm 2022. (Nguồn: AFP)

Chủ nhật ngày 10/4 tới, người dân Pháp sẽ đi bỏ phiếu vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống năm 2022. Dưới đây là năm vấn đề được các cử tri Pháp quan tâm.

Đầu tiên, đó là vị thế quốc tế của Pháp. Xung đột Nga-Ukraine đã tạo cơ hội cho ông Emmanuel Macron thể hiện quyền lực với tư cách là nguyên thủ quốc gia và tận dụng tư cách thành viên NATO của Pháp để thực hiện hoạt động ngoại giao con thoi.

Cựu đại sứ Pháp Michel Duclos nhận định: “NATO trở nên quan trọng trở lại đối với nước Pháp, và Pháp cũng lấy lại tầm quan trọng của mình trong liên minh này”. Đặc biệt, ngay cả các ứng cử viên cực hữu mang tư tưởng hoài nghi châu Âu như bà Marine Le Pen hay ông Eric Zemmour cũng đã ngừng kêu gọi một cuộc “Frexit”.

Ông Duclos khẳng định: “Châu Âu là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự suốt nhiệm kì Tổng thống của ông Macron. Những gì ông ấy làm được hầu hết đều tích cực, ví dụ như chiến dịch tiêm chủng và gói kích thích tăng trưởng để đối phó với hậu quả của đại dịch Covid-19 đều được xử lý ở quy mô châu Âu”. Điều này làm ứng cử viên khác khó lấy việc rời khỏi EU làm nền tảng tranh cử của mình.

Thứ hai, đó là tình trạng giá cả tăng cao và sức mua sụt giảm. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm Ipsos, 58% người được hỏi cho biết sức mua là chủ đề quan trọng nhất đối với họ.

Ông Frederic Marty, nhà kinh tế học tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS) và là giảng viên tại Đại học Cote d’Azur (Pháp), cho biết Pháp đang chứng kiến ​​mức lạm phát tồi tệ nhất 30 năm qua. Theo ông, khái niệm sụt giảm sức mua không mới, và nó xuất hiện ngay sau khi Pháp chuyển sang sử dụng đồng Euro.

Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là hộ gia đình có thu nhập thấp đang phải vật lộn để kiếm sống. Người sống ở vùng ngoại ô và sử dụng ô tô đi làm cũng gặp khó khăn do giá năng lượng tăng, vốn trở nên trầm trọng hơn sau xung đột Nga-Ukraine.

Thứ ba, đó là sự phân tán của phe cánh tả. 7/12 ứng cử viên tham gia tranh cử thuộc phe cánh tả. Nỗ lực nhạt nhoà nhằm hợp nhất phe cánh tả thành mặt trận thống nhất, dẫn dắt bởi một ứng cử viên hồi tháng 4/2021 đã bị các bên bác bỏ.

Nhà phân tích chính trị Thomas Guenole cho biết không giống như cánh hữu của Pháp, vốn vận hành các chiến dịch dựa trên sự khác biệt về quan điểm, cánh tả thậm chí tồn tại bất đồng với những nguyên tắc cốt lõi. Ông đồng thời nhận định: “Phe cánh tả của Pháp nên có hai ứng cử viên chính: cải cách và cấp tiến”.

Xung đột Nga-Ukraine đã tạo cơ hội cho ông Emmanuel Macron thể hiện quyền lực với tư cách là nguyên thủ quốc gia và tận dụng tư cách thành viên NATO của Pháp để thực hiện hoạt động ngoại giao con thoi.

Sự tan rã của cánh tả được cho là do sự chuyển dịch chung của nền chính trị sang phía cánh hữu. Ông Guanole nhận định: “Năm 1982, 50% cử tri bỏ phiếu cho phe cánh tả… Ngày nay, cứ bốn cử tri thì chỉ có một cử tri bỏ phiếu cho phe cánh tả.”

Thứ tư, ngược lại với sự tan rã của cánh tả, giống nhiều nước châu Âu khác, Pháp đang chứng kiến ​​sự trỗi dậy và phổ biến của tư tưởng cực hữu trong nền chính trị.

Ông Gilles Ivaldi, nhà nghiên cứu tại Viện Cevipof, Viện Nghiên cứu Chính trị Paris (Pháp), nhận định: “Thành công của phe cực hữu có liên quan đến tình hình kinh tế xã hội. Tư tưởng cực hữu phát triển mạnh khi tỷ lệ thất nghiệp cao”.

Ông cho rằng phe cực hữu mang lo ngại về người Hồi giáo, nhập cư và xã hội đa văn hóa với luận điệu chống nhập cư cứng rắn. Trong 40 năm, đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu (FN) đã truyền bá tư tưởng này và nó đang ngày càng phổ biến tại Pháp.

Cuối cùng, vấn đề nhập cư sẽ tiếp tục là trọng tâm bầu cử tổng thống Pháp lần này.

Theo ông Ivaldi, nỗi sợ người nhập cư có liên quan trực tiếp đến “những lo ngại về kinh tế và văn hóa” của xã hội đa văn hóa, chủ yếu là cách người Hồi giáo hòa nhập với xã hội châu Âu. Xu hướng chung của phần lớn châu Âu là “đóng cửa đồng loạt”.

Chuyên gia này đánh giá Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã “siết chặt chính sách nhập cư của mình do áp lực từ người dân và sự nổi lên của tư tưởng cực hữu”.

Trong bối cảnh đó, bài toán với các chính trị gia là tìm kiếm sự cân bằng trước xu hướng này, giữa nhu cầu nhập cư để tăng cường lực lượng lao động của một quốc gia có dân số già đi và nghĩa vụ đối với luật pháp quốc tế liên quan đến người tị nạn.

Đức-Pháp mạnh tay, đồng loạt trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga, Moscow cảnh cáo phản 'đòn'

Đức-Pháp mạnh tay, đồng loạt trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga, Moscow cảnh cáo phản 'đòn'

Đức và Pháp lần lượt thông báo trục xuất 75 nhà ngoại giao Nga khỏi hai nước này, như một phần trong các nỗ lực ...

Nghị sỹ Nga đề xuất biện pháp trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây

Nghị sỹ Nga đề xuất biện pháp trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây

Nghị sỹ cấp cao của Nga Andrei Klishas ngày 3/4 cho biết các nhà lập pháp của nước này sẽ đề xuất các biện pháp ...

(theo Al-Jaazera)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Toyota của các dòng Vios 2021, Rush 2021, Wigo 2021, Corolla Altis 2021, Innova 2021, Yaris 2021, Alphard 2021, Fortuner 2021, Camry 2022, Granvia 2021, Hilux ...
Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Trong những ngày này trên khắp đường phố tại tỉnh Điện Biên, lực lượng bộ đội đang chuẩn bị những hoạt động để kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện ...
Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều tờ báo của Argentina tiếp tục đăng bài về Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho rằng thắng lợi đó bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết ...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của ...
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của ...
Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac vừa công bố một chiến lược mới về tương lai của thương hiệu trong việc phát triển xe điện.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động