Nga - “Nhà môi giới” quyền lực tại Trung Đông

TGVN. Bình luận về vai trò của Nga tại khu vực Trung Đông, tờ Foreign Affairs mới đây dự đoán, chắc chắn, Nga sẽ nổi lên thành một “nhà môi giới” quyền lực ngang hàng và thậm chí còn quan trọng hơn Mỹ, sau khi thành công ở nơi Mỹ đã thất bại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong Cơ hội và rủi ro đối với Tổng thống Nga khi muốn gia tăng vai trò tại Trung Đông
nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong Nga, Iran chỉ trích 'những bước đi mang tính phá hoại của Mỹ' gây căng thẳng Trung Đông
nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Syria Bashar al-Assad. (Nguồn: Reuters)

Thông điệp về sức mạnh quân sự và kỹ năng ngoại giao của Nga sẽ vượt ra ngoài phạm vi Trung Đông và thúc đẩy việc công nhận Nga là một cường quốc toàn cầu.

Từng hiện diện khắp Trung Đông

Nga từng thành công ở Trung Đông. Lực lượng không quân Nga đã cứu chế độ Assad khỏi một thất bại chắc chắn xảy ra. Giờ đây, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel phải chấp nhận sự hiện diện của binh lính Nga ở biên giới nước mình. Saudi Arabia đã trải thảm đỏ tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin. Và Tổng thống Mỹ Donald Trump cảm ơn ông Putin vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiêu diệt Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Nga đã hiện diện trên khắp Trung Đông, từ Bắc Phi đến vịnh Persia từ các vị khách cấp cao, vũ khí, binh lính cho đến những thỏa thuận xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân.

Tờ Foreign Affairs nhận định, sự trỗi dậy trở lại của Nga với tư cách một “nhà môi giới” quyền lực lớn ở Trung Đông là rất đáng chú ý, không chỉ vì điều này trái ngược với lập trường không nhất quán của Mỹ trong khu vực mà còn vì trong 1/4 thế kỷ sau Chiến tranh Lạnh, Nga đã không hiện diện trong khu vực này. Tuy nhiên, sự vắng bóng của Nga, chứ không phải sự trở lại của siêu cường này, mới là điều bất thường.

Trong hàng thế kỷ, Nga đã chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Pháp để giành quyền tiếp cận Địa Trung Hải, bảo vệ các tín đồ Cơ Đốc giáo dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman và giữ một chỗ đứng ở vùng Đất Thánh. Trong phần lớn kỷ nguyên hậu Thế chiến II, Liên Xô là lực lượng chính ở Trung Đông.

Moscow đã hỗ trợ Tổ chức giải phóng Palestine trong cuộc đấu tranh chống lại Israel. Ai Cập và Syria đã tiến hành chiến tranh chống lại Israel bằng vũ khí của Liên Xô, với sự giúp đỡ từ các cố vấn quân sự và thậm chí đôi khi là cả các phi công Liên Xô.

Sau đó, vào cuối những năm 1980, Liên Xô rơi vào thời kỳ khó khăn và nhanh chóng rút lực lượng. Trong 2 thập kỷ sau đó, sự hiện diện của Nga ở Trung Đông chỉ là cho có. Mỹ dường như đã quen với việc tiến hành chiến tranh, áp đặt tầm nhìn chính trị của mình và trừng phạt các chính phủ không quy thuận.

Tình trạng này kéo dài cho đến năm 2015. Mùa Thu năm 2015, Nga đã điều binh lính đến Syria. Nhiều người kỳ vọng một liên minh các tổ chức đối lập do Mỹ hậu thuẫn sẽ giành chiến thắng trong cuộc nội chiến tại Syria và lật đổ chế độ Bashar al-Assad.

Tuy nhiên, sức mạnh bất ngờ của quân đội Nga đã nhanh chóng làm thay đổi chiều hướng các sự kiện, cho thấy Trung Đông nếu không có Nga sẽ thực sự đi chệch hướng

Nga đang thực sự muốn gì?

Theo quan điểm của Moscow, việc quay trở lại chính trường quyền lực ở Trung Đông năm 2015 là một động thái hợp lý, thậm chí là cần thiết. Chế độ Assad là khách hàng còn lại cuối cùng của Nga – mà họ đã làm ăn kinh doanh cùng trong nửa thập kỷ trước.

Giờ đây, Assad đang gặp nguy hiểm, sắp sửa bị liên minh các tổ chức đối lập do Mỹ hậu thuẫn đánh bại. Việc cứu chế độ Syria vừa là điều cần thiết nếu Nga muốn duy trì chỗ đứng ở Trung Đông, vừa là một cơ hội để “giáng đòn” vào Mỹ.

Hơn nữa, Nga có những quan ngại an ninh trong nước về tác động gián tiếp của cuộc chiến ở Syria. Có nguồn tin cho biết, một vài trong số các tổ chức cấp tiến nhất trong cuộc nội chiến Syria đã tiếp nhận hàng trăm, có thể là hàng nghìn, chiến binh Nga vào hàng ngũ với họ. Do có vị trí địa lý gần Trung Đông và đường biên giới dễ xâm nhập nên việc Nga chiến đấu chống lại những kẻ khủng bố ở Syria, theo như lời ông Putin, hợp lý hơn là chờ “chúng đến gõ cửa”.

Mùa Thu năm 2015, khi ông Putin cử lực lượng không quân và bộ binh Nga đến Syria, Mỹ đã tỏ rõ rằng, họ sẽ không trực tiếp can thiệp cuộc nội chiến Syria. Do đó, nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự với Mỹ là rất nhỏ. Vẫn còn có nguy cơ hai lực lượng vô tình đối đầu nhau, nhưng nguy cơ này đã được giải quyết thông qua việc giảm xung đột. Điều này cũng được đánh giá là một chiến thắng đối với quân đội Nga vì nếu như trước đây Mỹ tự do hoạt động ở Syria theo ý muốn thì giờ đây, họ phải phối hợp hoạt động với Nga.

Theo quan điểm của Moscow, chiến dịch Syria là một thành công – nơi Nga không phải chịu nhiều tổn thất về tính mạng hay tài sản. Thay vào đó, cuộc can thiệp này đã khôi phục vị trí nổi bật của Nga ở Trung Đông, chứng tỏ sức mạnh mới được khôi phục của quân đội Nga và mang đến nhiều cơ hội để thử các vũ khí mới.

Giờ đây, tất cả các nước trong khu vực cũng sẽ biết rằng, Nga giúp đỡ đồng đội của mình – không như Mỹ, bỏ rơi bạn bè khi vừa thấy dấu hiệu khó khăn đầu tiên, như họ từng làm với cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak vào năm 2011.

nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong

Nga với Trung Đông: Thay thời, đổi thế

TGVN. Nước Nga của Tổng thống Putin, với những triển khai chiến lược gần đây, nhất là với Thổ Nhĩ Kỳ về Syria, đang giành ...

Thành tựu đi đôi với thách thức

Iran, Israel và Saudi Arabia đang chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh ủy nhiệm ác liệt ở Syria và Điện Kremlin đã tự đặt mình vào vị trí một nhà môi giới quyền lực cho tất cả các bên. Nga có thể đàm phán và có mối quan hệ tốt đẹp với tất cả, do đó Nga có vai trò không thể thiếu.

Tuy nhiên, trong một khu vực bị chia rẽ bởi những bất hòa về tôn giáo, ý thức hệ và địa chính trị, và từ lâu đã chứng kiến những cuộc cạnh tranh dữ dội, một “nhà môi giới” quyền lực cần phải có khả năng hành động chứ không chỉ là đàm phán với tất cả các bên tham gia.

Israel muốn Nga kiềm chế Iran và Hezbollah ở Syria, trong khi đó Iran và Hezbollah vẫn có ý định tiến hành chiến dịch chống nhà nước Do Thái. Saudi Arabia muốn Nga đứng về phía họ trong cuộc đối đầu với Iran. Trong khi đó, Nga đã đầu tư đáng kể vào mối quan hệ với Iran và sẽ không hy sinh nó để đổi lấy mối quan hệ tốt đẹp hơn với Israel hay Saudi Arabia.

Tháng 6/2018, tại Jerusalem, Thư ký Hội đồng an ninh Nga Nikolai Patrushev đã đưa ra quan điểm rõ ràng, bác bỏ những cáo buộc của Mỹ và Israel rằng, Iran là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Trung Đông và gọi các cuộc tấn công của Israel là điều không mong muốn.

Theo giới quan sát, một giải pháp chính trị ở Syria sẽ là thành tựu lớn nhất sau nỗ lực quân sự của Moscow. Chắc chắn, Nga sẽ nổi lên thành một “nhà môi giới” quyền lực ngang hàng và thậm chí còn quan trọng hơn Mỹ, sau khi thành công ở nơi Mỹ đã thất bại. Thông điệp về sức mạnh quân sự và kỹ năng ngoại giao của Nga sẽ vượt ra ngoài phạm vi Trung Đông và thúc đẩy việc công nhận Nga là một cường quốc toàn cầu.

Sau khi đảm bảo hòa bình ở Syria, Nga có thể trông cậy vào nguồn tài trợ của châu Âu và các nước Arab giàu có để tái thiết Syria. Điều này sẽ mang đến những hợp đồng sinh lợi cho các công ty Nga có quan hệ thân thiết với Điện Kremlin.

Để mang lại một nền hòa bình bền vững, Nga sẽ cần phải kiềm chế Iran và Hezbollah, cũng như trấn an Israel và Thổ Nhĩ Kỳ về tình hình an ninh. Hiện tại, châu Âu hay bất kỳ nước nào khác đều không vội vã chi trả khoản phí tổn khổng lồ cho công cuộc tái thiết Syria. Nga không thể giải quyết vấn đề nan giải này mà không khiến một số quốc gia phật lòng.

Nga đã quay trở lại một khu vực rộng lớn và bất ổn đúng lúc nơi đây bắt đầu thích nghi với sự không chắc chắn của một trạng thái bình thường mới đang xuất hiện: “Một Trung Đông hậu Mỹ”. Dù vậy, rất ít chính phủ trong khu vực, nếu có, thực sự mong muốn Nga lấp vào chỗ trống mà Mỹ để lại khi nước này rút quân và tập trung sự chú ý và các nguồn lực của họ vào nơi khác.

Thành tích của quân đội Nga ở Syria và việc ông Putin được tiếp đón nồng nhiệt ở Saudi Arabia không thể che giấu thực tế rằng, nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn và khao khát các khoản đầu tư.

Đối với Điện Kremlin, các nước Arab vùng Vịnh giàu có là một cơ hội để xây dựng nguồn quỹ. Việc quân đội Nga dành khoản ngân sách tương đối hạn chế cho hoạt động mua bán cũng không còn là bí mật và các thương vụ bán vũ khí cho nước ngoài là nguồn thu nhập chính của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Điều này cũng đúng với nền công nghiệp năng lượng hạt nhân của Nga. Mặc dù được quảng bá là doanh nghiệp mũi nhọn của ngành công nghiệp Nga, nhưng Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom vẫn chưa xây dựng được một nhà máy nào ngoài nhà máy Bushehr ở Iran, vốn mất vài thập kỷ mới hoàn thành.

Nga hầu như không mang lại điều gì cho các xã hội Arab trong khu vực, vốn cần an ninh, sự ổn định và các cơ hội hiện đại hóa chính trị và kinh tế. Các chuyến thăm cấp cao và các thương vụ mua bán vũ khí sẽ không đáp ứng được những mục tiêu đó.

Tuy nhiên, việc Nga quay trở lại Trung Đông không hẳn chỉ là đe dọa đến các lợi ích của Mỹ. Khi xem xét lại những lợi ích và cam kết của mình trong khu vực, Mỹ có thể tìm thấy những lĩnh vực mà lợi ích của Mỹ và Nga tương thích hay thậm chí là đồng nhất với nhau. Chẳng hạn, năm 2015, Mỹ và Nga đã có thể hợp tác trong vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran.

nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong

Nhấn mạnh nguy cơ xung đột quân sự quy mô lớn, Nga muốn hỗ trợ mang lại ổn định cho khu vực Trung Đông

TGVN. Ngày 27/8, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Dmitry Polyanskiy cho rằng, những hành động quân sự mới đây của Israel đối ...

nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong

Nga lạc quan trước tác động từ các lệnh trừng phạt mới của Mỹ

TGVN. Ngày 3/8, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tuyên bố, những biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ gây tổn hại tới ...

nga nha moi gioi quyen luc tai trung dong

Nga "buộc tội" Mỹ leo thang căng thẳng tại Trung Đông

Bộ Ngoại giao Nga ngày 14/6 đã cảnh báo sự vội vàng trong việc quy kết trách nhiệm đối với những vụ tấn công vào ...

(theo Foreign Affairs)

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSDL 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 28/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 28/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 28/4/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. kết quả xổ số Đà ...
XSKG 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 28/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 28/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 28/4/2024. ket qua xo so Kien Giang. kết quả xổ số Kiên Giang ngày 28 ...
XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 28/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày 25/4.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động