Nga thực dụng, Mỹ muốn vượt trội, bao giờ đến Kỷ nguyên Thiên đường?

TGVN. Nga đang tích cực phản đối trật tự thế giới tự do, ủng hộ trật tự thế giới đa trung tâm. Trong khi đó, bất chấp mâu thuẫn nội bộ, Mỹ vẫn tìm cách duy trì vị thế thống trị của mình hoặc ưu thế vượt trội trong hệ thống toàn cầu.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong Nga - Mỹ và cuộc chơi gián điệp
nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong Nga - Mỹ tố nhau chạy đua vũ trang, Trung Quốc tuyên bố 'vô can'
nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong
Nga thực dụng, Mỹ muốn vượt trội, bao giờ đến Kỷ nguyên Thiên đường? (Nguồn: AFP)

Đó là phân tích của chuyên gia Dmitry Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu Chính sách đối ngoại và an ninh Nga trên mạng Carnegie.ru mới đây. Theo đó, quan hệ hiện nay giữa Nga và Mỹ có thể được mô tả là đang trong trạng thái đối đầu. Tuy nhiên, đây là một cuộc đối đầu khác biệt về chất so với thời Chiến tranh Lạnh. Bản chất của cuộc đối đầu là xung đột về lợi ích, chứ không phải về thế giới quan, mặc dù một số yếu tố ý thức hệ vẫn tiếp tục hiện diện.

Nguyên nhân căn bản của sự đối đầu Nga - Mỹ là hai bên thiếu một giải pháp thỏa đáng sau Chiến tranh Lạnh kết thúc. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga từ chối hội nhập vào hệ thống của Mỹ với tư cách là “đối tác dưới cơ”. Hơn nữa, theo thời gian, Nga bắt đầu nỗ lực khôi phục vị thế cường quốc của mình.

Về phía Mỹ, sau khi làm tan rã và thực sự loại bỏ Liên Xô khỏi vũ đài chính trị quốc tế, Washington coi quan hệ đối tác với Nga trên cơ sở những điều kiện mà Moscow nêu ra là không thể chấp nhận được. Đây là nguyên nhân chính yếu nhất, cũng có lỗi chủ quan và tính toán sai lầm ở cả hai phía, nhưng chỉ là thứ yếu.

Một cuộc chiến tranh phức hợp

Trên thực tế, Nga bảo vệ quyền tự quyết định, thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của mình. Mỹ bảo vệ trật tự được thiết lập sau Chiến tranh Lạnh. Các hành động của Nga - đặc biệt là ở Ukraine và Syria - mặc dù không phá hủy, nhưng làm suy yếu và do vậy, gây nguy cơ sụp đổ trật tự do Mỹ đứng đầu.

Nga không thể công nhận quyền bá chủ của Mỹ vì nó đồng nghĩa với việc thừa nhận vị trí phụ thuộc của mình - điều này không bao giờ được chấp nhận với tính cách của người Nga. Mỹ không thể không đàm phán với Nga, càng không thể phớt lờ hành động của Nga, nếu không muốn từ bỏ quyền lãnh đạo toàn cầu mà Mỹ dựa vào để tự cho mình quyền bá chủ của thế giới.

Thách thức của Nga đối với Mỹ cũng góp phần vào xu hướng các quốc gia khác ngày càng trở nên mạnh mẽ và làm suy yếu các thể chế phương Tây do Mỹ đứng đầu. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sau đó là Ấn Độ, là những minh chứng rõ ràng cho xu hướng này.

Các cường quốc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Brazil đang đóng vai trò địa chính trị ngày càng tích cực. Các yếu tố tự chủ cũng được ghi nhận trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Trong tương lai, quá trình tăng cường vai trò của các quốc gia - dân tộc có thể ảnh hưởng đến châu Âu. Đi đầu xu thế này là Pháp và Đức – nước đã buộc phải từ bỏ khái niệm lợi ích quốc gia trong nửa thế kỷ.

Hình thức cuộc đối đầu Nga - Mỹ hiện nay là một cuộc chiến tranh phức hợp. Thuật ngữ này được các phương tiện truyền thông đại chúng nêu lên và nó ám chỉ tới cuộc đối đầu trước đây giữa Mỹ và Liên Xô. Trong Chiến tranh Lạnh, quân sự là thành tố chính của cuộc đối đầu, nhưng việc chế tạo ra vũ khí hạt nhân đã khiến các cuộc “chiến tranh nóng” mức độ cao phải trả giá đắt, do vậy, chúng được thay thế bằng một cuộc chạy đua vũ trang và đối đầu về chính trị và tư tưởng.

Cuộc chiến phức hợp giữa Nga và Mỹ hiện nay được đặc trưng bởi sự đối đầu đa dạng trong nhiều lĩnh vực trên quy mô toàn cầu: thông tin, kinh tế, tài chính, công nghệ và các lĩnh vực truyền thống. Trong cuộc chiến phức hợp này, Mỹ có ưu thế vượt trội so với Nga. Tuy nhiên trong 5 năm qua kể từ khi bắt đầu cuộc đối đầu mới, Washington đã không thể buộc Moscow thay đổi đường lối đối ngoại theo hướng mà họ mong muốn.

Đối đầu đi về đâu?

Quan hệ Nga - Mỹ hiện nay nhìn chung ổn định, song tình trạng quan hệ xấu đi hơn nữa là điều có thể xảy ra, thậm chí sẽ được nhận thấy rõ trong bối cảnh chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Tuy nhiên, kết cục bi thảm của cuộc đối đầu này chỉ xảy ra khi có tình huống ngoài tầm kiểm soát và không lường trước được.

Hiện nay, đã tồn tại một mạng lưới an toàn tránh để Nga và Mỹ lao vào cuộc xung đột vũ trang trực tiếp có chủ ý. Khác với thời Chiến tranh Lạnh, cả hai bên đều đang cố tránh một cuộc đối đầu nghiêm trọng, có nguy cơ tiềm tàng biến thành cuộc chiến một mất một còn.

Trong 5 - 7 năm tới, khó có thể mong đợi bất kỳ sự cải thiện nào trong quan hệ giữa Nga và Mỹ. Bất kể kết quả của cuộc bầu cử tổng thống sắp tới thế nào, Nga sẽ vẫn là một quốc gia "nguy hiểm" đối với tầng lớp chính trị Mỹ trong một thời gian dài. Các biện pháp trừng phạt chống Nga đã có hiệu lực pháp lý và khó được dỡ bỏ trong thời gian dài tới. Như vậy, thực tế này gần như không bao giờ thay đổi nếu các chính trị gia hiện tại vẫn cầm quyền.

Về phần mình, Nga luôn hành động thực dụng trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia. Trên cơ sở những lợi ích này, Moscow sẵn sàng hợp tác với bất kỳ quốc gia nào nếu họ quan tới tâm lợi ích của Nga và tôn trọng vị thế của Nga trên thế giới. Vấn đề của Moscow là ở chỗ không nên mong đợi Washington có cách hành xử như vậy trong tương lai gần.

Tất nhiên, Nga và Mỹ, mặc dù có sự khác biệt rõ ràng và không thể vượt qua, nhưng họ không phải là đối thủ vĩnh cửu. Triển vọng dài hạn cho một lối thoát khỏi cuộc đối đầu Mỹ - Nga phụ thuộc chủ yếu vào ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ ở cả hai nước.

Trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Bush (con), Washington đã mong muốn hạn chế sự tham gia toàn cầu của Mỹ và tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Dưới thời Tổng thống Obama, xu hướng này thể hiện rõ hơn và dưới thời Tổng thống Trump thì nó trở thành chính sách chủ đạo. Chính sách này có khả năng được tiếp tục trong tương lai. Đó là mong muốn định hình lại quan hệ với các đồng minh, cũng như với các đối tác và đối thủ cạnh tranh của Mỹ trên trường quốc tế, trong đó có Nga. Tuy nhiên, quá trình này sẽ không đồng đều và kéo dài.

Đối với Nga, việc khôi phục vị thế cường quốc trên thế giới đặt ra câu hỏi về mức độ ổn định của vị thế đó, nếu như Nga không được hỗ trợ đầy đủ bởi các chỉ số kinh tế. Về mặt logic, việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi một định hướng lớn về chính sách đối ngoại đối với các mục tiêu phát triển nội bộ, trước hết là về kinh tế và công nghệ.

Một sự điều chỉnh như vậy hàm ý việc chuyển sự chú ý của ban lãnh đạo cao nhất của Nga từ các vấn đề của trật tự thế giới toàn cầu sang các vấn đề về vị thế và vai trò của Nga trong trật tự thế giới mới nổi. Sức mạnh an ninh của Nga trong thế kỷ XXI, vốn được bảo đảm đầy đủ bởi tiềm năng răn đe hạt nhân và phi hạt nhân, sẽ ngày càng được khẳng định bởi các thông số phi quân sự. Bài học về sự sụp đổ nhanh chóng của Liên Xô buộc ban lãnh đạo nước Nga phải suy nghĩ nhiều hơn về các yếu tố nội bộ: kinh tế, chính sách xã hội, tâm trạng của dân chúng, chất lượng lãnh đạo và quản lý.

Đến những năm 2030, một Kỷ nguyên Thiên đường của quan hệ đối tác Nga - Mỹ là điều không thể xảy ra. Tính chất chính của quan hệ Nga - Mỹ sẽ vẫn là đối đầu, điều này là bình thường đối với các cường quốc.

Trong một kịch bản lý tưởng, Nga và Mỹ vẫn là hai đối thủ cạnh tranh của nhau về nhiều mặt, nhưng vẫn có thể trở thành đối tác, cùng phát triển các hợp tác thực sự.

nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong

Nga: Moscow có quan điểm thân thiện, khủng hoảng ở Mỹ Latin là do tham vọng của Mỹ

TGVN. Ngày 27/11, trong một phiên thảo luận của Câu lạc bộ Valdai, Giám đốc Cục Mỹ Latin của Bộ Ngoại giao Nga Alexander Shchetinin cho ...

nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong

Nga sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng với Mỹ

TGVN. Ngày 23/11, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng với Washington trên cơ sở tôn trọng các ...

nga thuc dung my muon vuot troi bao gio den ky nguyen thien duong

So sức mạnh 2 "kỳ phùng địch thủ" tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga - Mỹ

TGVN. Trên trang Svobodnaia Pressa, mới đây, chuyên gia Nga Vladimir Tuchkov đã có bài phân tích về 2 tên lửa đạn đạo liên lục ...

(theo Carnegie.ru)

Đọc thêm

Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Namibia phối hợp với WHO công bố Hiến chương đầu tư lực lượng lao động y tế châu Phi tại một diễn đàn tổ chức tại thủ đô Windhoek.
Báo Hàn Quốc lo ngại HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng đến HLV Kim Sang Sik

Báo Hàn Quốc lo ngại HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng đến HLV Kim Sang Sik

Tờ Daum (Hàn Quốc) lo ngại rằng cái bóng của HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng tới HLV Kim Sang Sik trong thời gian dẫn dắt đội tuyển ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 26: Sự thật mối quan hệ của An Nhiên và người đàn ông bí ẩn kia?

Trạm cứu hộ trái tim tập 26: Sự thật mối quan hệ của An Nhiên và người đàn ông bí ẩn kia?

Trạm cứu hộ trái tim tập 26, An Nhiên bị người đàn ông bí mật nắm thóp vụ cướp trắng căn nhà của Hà...
Châu Âu tuyên bố không do dự trong việc đưa ra các quyết định cứng rắn, hối thúc Trung Quốc một vấn đề

Châu Âu tuyên bố không do dự trong việc đưa ra các quyết định cứng rắn, hối thúc Trung Quốc một vấn đề

Tổng thống Pháp và Chủ tịch EC đã hối thúc Chủ tịch Trung Quốc đảm bảo thương mại cân bằng hơn với châu Âu.
Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Vào khoảng 13h20 ngày 7/5, giờ địa phương, đã xảy ra vụ tấn công bằng dao tại một bệnh viện ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
Hướng dẫn chi tiết cách đổi tên TikTok Shop với vài bước đơn giản

Hướng dẫn chi tiết cách đổi tên TikTok Shop với vài bước đơn giản

Biết cách đổi tên TikTok Shop sẽ cực hữu ích khi bạn không còn ưng với tên shop cũ nữa. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi ...
Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Vào khoảng 13h20 ngày 7/5, giờ địa phương, đã xảy ra vụ tấn công bằng dao tại một bệnh viện ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Mỹ cho rằng, Ukraine sẽ thực hiện một cuộc phản công mới vào năm 2025, sau khi nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD của Washington.
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị thương.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ năm nay.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia này.
Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động