Ngoại giao kinh tế kiểu… Pháp

Ngày 12 tháng 3 vừa qua, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã có buổi ăn trưa - làm việc với 7 vị “đại sứ đặc biệt” của “ngoại giao kinh tế Pháp”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao Pháp, những “Đại sứ - khách mời” của Ngoại trưởng Fabius lại là những người nổi tiếng và đã từng giữ những vị trí quan trọng trên chính trường Pháp như Thủ tướng, Bộ trưởng, Nghị sĩ…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Fabius và các “Đại sứ đặc biệt” của ngoại giao kinh tế Pháp. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Pháp).

Ngoại giao kinh tế -khẩu hiệu cũ

Khái niệm ngoại giao kinh tế của Pháp đã hình thành từ năm 1720 khi Triều đình nước này cử Sứ thần đến Tây Ban Nha cùng với một tùy tùng chuyên trách tài chính và thương mại. Trong những thập kỷ gần đây, cứ vào dịp Hội nghị thường niên của ngành Ngoại giao Pháp hay còn được gọi là Hội nghị Đại sứ Pháp, các nhà lãnh đạo cấp cao dù đến từ cánh hữu hay cánh tả đều lên tiếng kêu gọi tương tự như phát biểu của Tổng thống Chirac tại Hội nghị ngày 28/6/1986: “Hỡi các vị Đại sứ của nước Pháp, các vị cũng chính là Đại sứ của nền kinh tế Pháp. Hãy phát huy tất cả kinh nghiệm, tài năng, nhiệt huyết, cũng như trí sáng tạo của quý vị để phục vụ các doanh nghiệp của chúng ta và cả công ăn việc làm tại nước Pháp”. Các Ngoại trưởng Pháp, từ ông Alain Juppe đến ông Herve de Charette, cũng luôn nhấn mạnh vị trí “ưu tiên” của ngoại giao kinh tế trong chính sách đối ngoại.

Nước Pháp hiện có một bộ máy khá đông đảo các cơ quan, tổ chức cùng “làm ngoại giao kinh tế” ở nước ngoài như Bộ phận kinh tế trực thuộc Đại sứ quán, các Tham tán thương mại, Phòng Thương mại Pháp và Châu Âu, UbiFrance (Cơ quan phát triển quốc tế các doanh nghiệp Pháp)... Trong khi đó, để thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu, Nhật Bản chỉ có một cơ quan duy nhất, UK Trade&Investment của Anh được cả Bộ Ngoại giao lẫn Bộ Thương mại bảo trợ, nước Mỹ dưới thời ông Obama mới thành lập Cơ quan Hỗ trợ Xuất khẩu (Export Promotion Cabinet). Có một bộ máy khá đông đảo, nhưng Pháp đã đánh mất một số thị trường và hợp đồng vào tay các đối thủ. Điều đó buộc người ta đặt dấu hỏi về những nguyên nhân nội tại chủ yếu cũng như tính hiệu quả và sự phối hợp giữa các cơ quan này.

Và các biện pháp mới

Tổng thống Francois Hollande lên nắm quyền trong bối cảnh nền kinh tế Pháp và châu Âu đang gặp nhiều khó khăn. Thâm hụt ngoại thương của Pháp đã đến mức đáng lo ngại: năm 2012 là 67 tỷ euro và năm 2011 là 74 tỷ euro. Tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu “Made in France” giảm sút. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không nhận được sự giúp đỡ thích đáng khi vươn ra làm ăn nước ngoài. Việc huy động mọi nguồn lực để phục hồi nền kinh tế là hết sức cấp bách. Từng là một trong những Thủ tướng trẻ nhất nước Pháp (khi mới 37 tuổi), từng là Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Kinh tế, ông Fabius hiểu rất rõ những thách thức mà Chính phủ và ngành ngoại giao phải vượt qua. Chính vì thế, ngay sau khi nhậm chức Ngoại trưởng tháng 5/2012, ông Fabius đã tuyên bố “ngoại giao kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại Pháp” và cho rằng ngoại giao phải tham gia xử lý mọi cuộc khủng hoảng, kể cả kinh tế vì nó liên quan đến vị thế và vai trò của nước Pháp trên thế giới. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ngoại trưởng Fabius đã chỉ đạo triển khai một loạt các biện pháp cụ thể: ông yêu cầu Đại sứ Pháp tại các nước phải là người đứng đầu “đội tuyển hàng xuất khẩu Pháp” và giữ vai trò điều phối chung; hệ thống các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhà ngoại giao phải quan tâm nhiều hơn đến việc thu hút đầu tư vào Pháp, hỗ trợ các doanh nghiệp Pháp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thành lập Tổng vụ doanh nghiệp và kinh tế quốc tế chuyên trách hỗ trợ các doanh nghiệp Pháp hoạt động tại nước ngoài; Tăng cường nội dung kinh tế trong các chuyến thăm; Giữ vững nguyên tắc hỗ tương trong các cuộc đàm phán; Đẩy mạnh việc bồi dưỡng kiến thức kinh tế cho các nhà ngoại giao; Bổ nhiệm một số nhân vật có uy tín quốc tế, có hiểu biết sâu về giới kinh doanh quốc tế làm “Đại sứ đặc biệt” giữ vai trò phụ trách quan hệ với một số đối tác chủ yếu của Pháp...

Hiện đội ngũ các “Đại sứ đặc biệt” đầu tiên gồm có bà Martine Aubry, nguyên Bí thư thứ nhất Đảng Xã hội, cựu Bộ trưởng, hiện là Thị trưởng Thành phố Lille, đặc trách quan hệ với Trung Quốc; ông Chevènement, cựu Bộ trưởng, Thượng nghị sĩ, phụ trách quan hệ với Nga; ông Raffarin, cựu Thủ tướng, Thượng nghị sĩ, phụ trách quan hệ với Algeria; ông Faure phụ trách Mexico; ông Hermelin phụ trách Ấn Độ; ông Sellat đảm nhận Tiểu vương quốc Arab thống nhất và ông Schweitser là Nhật Bản.

Khó khăn và triển vọng

Ông Christopher Lecourtier, Tổng Giám đốc UbiFrance, cơ quan đặc trách việc hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp Pháp ở nước ngoài đánh giá cao những biện pháp mới của Ngoại trưởng Fabius và cho rằng các Đại sứ càng tích cực phối hợp với các doanh nghiệp thì khả năng thành công của các doanh nghiệp sẽ càng cao. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan “làm ngoại giao kinh tế” phải hết sức rõ ràng để tránh sự chồng chéo về trách nhiệm: “Đại sứ phải là nhạc trưởng, không nên chạy xuống dàn nhạc đánh trống thay” - ông nhấn mạnh. Việc phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp, giữa các Đại sứ được bổ nhiệm chính thức với các “đại sứ đặc biệt” và giữa cơ quan trực thuộc các bộ ngành khác nhau sẽ là một trong những thách thức đầu tiên đối với sự thành bại của ngoại giao kinh tế.

Bữa ăn trưa làm việc đầu tiên của ông Fabius với các “Đại sứ đặc biệt” là dấu hiệu cho thấy ngoại giao kinh tế Pháp đang cố gắng thay đổi để phục vụ tốt hơn những lợi ích của Pháp trên thế giới.

Vũ Như (Nguồn: Bộ Ngoại giao Pháp, các báo Le Monde, Les Echos, JDD, La Tribune…)

Đọc thêm

Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực

Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực

Thủ tướng đề nghị Berggruen Holdings nghiên cứu đầu tư vào một số dự án có ý nghĩa văn hóa, lịch sử; giúp quảng bá văn hóa Việt Nam ra ...
Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025 trên thị trường thế giới bật tăng khi các nhà giao dịch cân nhắc về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Trump.
Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Điện thăm hỏi về vụ động đất lớn xảy ra tại Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc

Điện thăm hỏi về vụ động đất lớn xảy ra tại Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi thư, điện thăm hỏi đến lãnh đạo Trung Quốc khi được tin tại Khu tự trị Tây Tạng đã xảy ra vụ động đất ...
Bổ nhiệm hai Trợ lý Chủ tịch nước Lương Cường

Bổ nhiệm hai Trợ lý Chủ tịch nước Lương Cường

Chủ tịch nước Lương Cường vừa ký Quyết định bổ nhiệm ông Cấn Đình Tài và ông Nguyễn Hoàng Anh làm Trợ lý.
Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Ngày 7/1, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố hướng dẫn xây dựng Thị trường thống nhất quốc gia.
Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Đông đảo bà con người Việt Nam từ thủ đô Luanda và các tỉnh của Angola đã đến dự Xuân Quê hương 2025 do Đại sứ quán Việt Nam tại Angola tổ chức.
Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ Trịnh Thị Tâm mong muốn trong năm 2025, cộng đồng người Việt tại Sri Lanka tiếp tục đoàn kết, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc...
Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Sri Lanka, các cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ song phương đã được phát động.
Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi điện chia buồn đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi được tin một vụ tấn công bằng xe tải tại thành phố New Orleans...
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hòa Togo Robert Dussey sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7-10/1.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình đến Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

Ngày nay, việc kết hợp ngoại giao thành phố và ngoại giao khoa học được xem là giải pháp chiến lược nhằm ứng phó các thách thức toàn cầu...
Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Một số bữa tiệc đã khiến nước chủ nhà hoặc khách mời rơi vào tình thế khó xử...
Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Cuba.
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Việt Nam đã tạo nên một đường biên giới hòa bình, cùng phát triển.
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đường biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác, phát triển, góp phần kết nối hợp tác với các quốc gia.
Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Sáng ngày 26/12, Đại sứ Nga G.S. Bezdetko đã chủ trì cuộc họp báo về sự phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.
Phiên bản di động