Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Âu: Sứ mệnh 've vãn' đồng minh đối phó với Trung Quốc?

Dương Anh
Ít ngày sau chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken ngày 22/6 đã quay trở lại châu Âu để tiếp tục công việc gây dựng sự thống nhất của phương Tây nhằm chống lại một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Âu: Tập hợp đồng minh đối phó với Trung Quốc?
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken lên đường công du châu Âu ngày 22/6. (Nguồn: AP)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rời Washington D.C. vào chiều muộn ngày 22/6 để tới Berlin, tiếp theo là Paris và Rome, để gặp gỡ 2 nhà lãnh đạo thế giới là Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cũng như các lãnh đạo Vatican.

Theo lịch trình, ông Blinken sẽ tham gia các cuộc thảo luận về việc đem lại hòa bình cho đất nước Libya bị chiến tranh tàn phá và tiêu diệt nhóm khủng bổ Nhà nước Hồi giáo.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ sẽ kết thúc chuyến công du bằng một cuộc gặp với nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Matera của Italy vào ngày 29/6.

Tại đây, ông Blinken sẽ mặt đối mặt với người đồng cấp Trung Quốc - quốc gia mà chính quyền của Tổng thống Biden xác định là thách thức hàng đầu của Mỹ.

Trong chuyến công du "lục địa già" tuần trước, ông Biden đã đề xuất một kế hoạch cơ sở hạ tầng lớn của nhóm G7 để đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và chủ trì hội nghị của NATO, thảo luận về Trung Quốc một cách thẳng thắn.

Ông Phil Reeker, quyền Trợ lý Ngoại trưởng về châu Âu và các vấn đề Á-Â đánh giá chuyến công du châu Âu của Ngoại trưởng Blinken là "một sự tiếp nối những ưu tiên mà Tổng thống Biden đã dành cho việc tái xây dựng các mối quan hệ của Washington với các đồng minh”.

Phát biểu với báo giới, ông Phil Reeker khẳng định: “Sức mạnh của các mối quan hệ này sẽ đặt nền móng cho nhiều ưu tiên trong chính sách đối ngoại, bao gồm sự phục hồi kinh tế khi chúng ta thoát ra khỏi đại dịch Covid-19 và đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn".

Hầu hết người dân châu Âu đều hưởng ứng sự nhiệt huyết của Tổng thống Biden với các đồng minh sau nhiệm kỳ đầy sóng gió của ông Donald Trump, người đã chỉ trích các quốc gia về những hành vi thương mại không công bằng và sự đóng góp chưa đầy đủ cho hệ thống phòng thủ chung.

Còn đội ngũ của ông Biden đang thể hiện rõ ràng sự ủng hộ cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Ngoại trưởng Blinken là một nhà ngoại giao kỳ cựu từng có thời gian trưởng thành tại Paris và rất thạo tiếng Pháp.

Chỉ dấu nhỏ này nói lên một sự thay đổi rõ nét trong phong cách so với người tiền nhiệm Mike Pompeo, vốn xuất thân từ nền chính trị đầy bảo thủ của Mỹ.

Ông chủ Nhà Trắng đã nhanh chóng hành động để xoa dịu những rạn nứt với châu Âu, đảo ngược quyết định của ông Trump là rút lính Mỹ khỏi Đức và khắc phục những bất đồng lâu nay với châu Âu trong vấn đề trợ cấp cho ngành chế tạo máy bay.

Một động thái gây tranh cãi hơn nữa là việc Tổng thống thứ 46 của Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chính đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2, tuyến đường ống dẫn khí đốt đã gần hoàn tất giữa Nga và Đức, nhưng bị Ukraine phản đối cực lực.

Ukraine hiện đang đấu tranh chống lại các phần tử nổi dậy thân Nga và lo ngại sẽ đánh mất ưu thế của mình là một điểm trung chuyển khí đốt.

Ngay cả một số nghị sỹ Dân chủ của ông Biden cũng đã chỉ trích cách tiếp cận này, coi đây là một sự nhân nhượng vô lý với Tổng thống Nga Putin.

Theo đó, chính quyền của ông Biden lập luận rằng, dự án này đã đi quá xa nên khó có thể dừng lại. Dòng chảy phương Bắc 2 đã bảo đảm một lộ trình hợp tác với Đức về việc vạch ra những "lằn ranh đỏ" với Nga.

Nhà phân tích Reeker cho biết, chính quyền Mỹ đã quyết định “làm điều gì đó tích cực để thoát ra khỏi tình thế khó khăn này”.

Ông Ian Lesser, Phó giám đốc Quỹ Marshall Đức tại Mỹ cho rằng, Dòng chảy phương Bắc là một trong hàng loạt vấn đề mà ông Biden đang nỗ lực “cân bằng khó khăn” với châu Âu.

Ông nói: “Câu hỏi đặt ra là chúng ta thực sự muốn tiếp cận với vấn đề này là vì Đức hay là vì Nga?”.

Trong bối cảnh bà Merkel chuẩn bị kết thúc 15 năm cầm quyền sau cuộc bầu cử năm nay, gương mặt mới thân thiện tại Nhà Trắng sẽ giúp đảm bảo mối quan hệ giữa Mỹ và quốc gia đông dân nhất EU được duy trì ổn định.

Tuy nhiên, lãnh đạo kế cận của Đức có thể áp dụng một cách tiếp cận khác về Trung Quốc so với bà Merkel, một người ủng hộ việc theo đuổi quan hệ với cường quốc châu Á thông qua thương mại.

Một ứng cứ viên hàng đầu lúc này là Annalena Baerbock của đảng Xanh, người duy trì lập trường cứng rắn về Trung Quốc.

Chuyên gia Lesser nói: “Đã có một sự cứng rắn hơn trong các quan điểm của châu Âu về Trung Quốc. Mặc dù những thái độ này không hoàn toàn giống với Washington và có lẽ là sẽ không bao giờ đồng nhất về các chi tiết hay về phong cách, chính quyền Biden vẫn đang nỗ lực khuyến khích một sự đồng nhất trong quan điểm giữa hai bên về lâu dài".

TIN LIÊN QUAN
Ngoại giao ‘lối cũ’ của ông Joe Biden tại châu Âu
Tổng thống Mỹ Joe Biden công du châu Âu: Nhiều trọng tâm đối ngoại quan trọng
Truyền thông châu Âu: Mỹ nghe lén loạt chính trị gia hàng đầu châu Âu, tình báo Đan Mạch góp phần
Ngoại trưởng Mỹ lên kế hoạch thăm Israel, Bờ Tây
Ngoại trưởng Mỹ: Dòng chảy phương Bắc 2 làm suy yếu an ninh châu Âu
(theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 13/11: Nga 'nóng mặt' vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Tin thế giới 13/11: Nga 'nóng mặt' vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan.
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu, thăm và làm việc tại tỉnh Vladimir nhằm thúc đẩy quan hệ ...
Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ

Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ đánh giá cao sự ưu tiên của Việt Nam đối với Ấn Độ trong việc tăng cường thúc đẩy quan ...
Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Baoquocte.vn. Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã mang lại diện mạo mới văn minh, hiện đại cho khu vực nông thôn Thủ đô.
Dự báo thời tiết ngày mai (14/11): Nhiều khu vực ngày nắng, gió nhẹ; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh, sương mù nhẹ rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai (14/11): Nhiều khu vực ngày nắng, gió nhẹ; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh, sương mù nhẹ rải rác

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (14/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Tin thế giới 13/11: Nga 'nóng mặt' vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Tin thế giới 13/11: Nga 'nóng mặt' vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan.
Đảng Cộng hòa toàn thắng mùa bầu cử Mỹ 2024, các chính sách của chính quyền ông Biden 'gặp hạn'?

Đảng Cộng hòa toàn thắng mùa bầu cử Mỹ 2024, các chính sách của chính quyền ông Biden 'gặp hạn'?

Đảng Cộng hòa đã khép lại một mùa bầu cử thắng lợi với việc giành quyền kiểm soát lưỡng viện ở Quốc hội Mỹ và cuộc đua vào Nhà Trắng.
Sudan 'mắc kẹt trong cơn ác mộng' tồi tệ nhất suốt 18 tháng qua

Sudan 'mắc kẹt trong cơn ác mộng' tồi tệ nhất suốt 18 tháng qua

Liên hợp quốc cảnh báo cuộc nội chiến ở Sudan đang tiếp tục gây ra "tình trạng bạo lực nghiêm trọng và đau khổ" cho hàng triệu dân thường.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Brazil huy động 9.000 nhân viên an ninh, Nam Phi gửi gắm kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh G20: Brazil huy động 9.000 nhân viên an ninh, Nam Phi gửi gắm kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra tại Brazil từ ngày 18-19/11.
Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Ông Trump tuyên bố sẽ thành lập Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của cơ quan hành pháp này trong nhiệm kỳ 2025-2029.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động