Người mang Dự thảo Hiệp định tới Paris

Hải Khánh (ghi)
Chuyện kể của ông Lưu Văn Lợi - nguyên Cố vấn pháp lý đoàn VNDCCH, về việc được giao nhiệm vụ mang bản Dự thảo Hiệp định Paris sang cho Đoàn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Người mang Dự thảo Hiệp định tới Paris
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ký ngày 27/01/1973. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II)

Từ báo chí sang đối ngoại

Sinh năm 1913 tại Hà Nội, ông Lưu Văn Lợi từng làm hải quan trong chính quyền Pháp. Trước Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc bí mật của Mặt trận Việt Minh tại Hà Nội và cũng bắt đầu tham gia Cách mạng từ đó.

Với danh nghĩa là người của Mặt trận Việt Minh, ông Lợi tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Sau đó, ông được phân công công tác kiểm duyệt báo chí ở miền Bắc và trở thành Tổng Biên tập của tờ báo tiếng Pháp Republique (Cộng hòa) - có nhiệm vụ tố cáo việc Pháp trở lại Đông Dương (sau ngày 6/3/1946, tờ báo đổi tên thành Le Peuple (Nhân dân) để phù hợp với tình hình. Khi kháng chiến bùng nổ, ông đã giao lại tờ báo cho ông Nguyễn Đình Thi phụ trách để tham gia kháng chiến.

Đảm trách nhiều vị trí quan trọng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong đó có vị trí Tổng Biên tập báo Quân đội nhân dân (sáp nhập từ tờ Vệ quốc quân và tờ Quân du kích), ông Lợi được phân công công tác tổ chức Hội nghị quân sự Trung Giã và từ đó chuyển từ quân đội sang làm công tác đối ngoại.

Từ năm 1960, ông Lợi công tác tại Bộ Ngoại giao, đảm nhiệm vị trí Vụ trưởng Vụ Á châu 2 phụ trách Lào - Campuchia. Sau đó, ông làm Chánh Văn phòng Bộ từ 1960 - 1973. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Lưu Văn Lợi làm Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban biên giới.

Ông Lưu Văn Lợi (1913-2016), nguyên Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, nguyên thành viên đoàn đàm phán Chính phủ VNDCCH, nguyên Đại sứ, Phó Trưởng đoàn VNDCCH tại Ban Liên hợp quân sự 4 bên, nguyên Trưởng ban biên giới, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao.

Mang Dự thảo Hiệp định tới Paris

Năm 1968, khi có chủ trương đàm phán với Mỹ, Bộ Chính trị thành lập hai cơ quan chuyên trách là CP50 và CP80. Trong đó, CP50 là cơ quan chuyên trách nghiên cứu tư vấn để Bộ Chính trị chỉ đạo Hội nghị Paris có hai bộ phận: làm việc trong nước và làm việc tại Paris. Lúc này, ông Lợi đang đảm nhiệm vị trí Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao và được phân công làm việc tại CP50 ở trong nước.

Năm 1972, trong suốt nhiều tháng trời, Cố vấn Lê Đức Thọ luôn thăm dò thái độ của Mỹ về khả năng tiếp tục đàm phán trong các cuộc đàm phán bí mật với Kissinger. Đến tháng 9/1972, sau khi chắc chắn về khả năng này, Bộ Chính trị mới chỉ đạo CP50 hoàn thành Dự thảo Hiệp định Paris và cử ông Lưu Văn Lợi cùng một thành viên nữa mang sang Paris giao cho Đoàn.

Sang đến Paris, ông Lợi được giao nhiệm vụ làm Cố vấn pháp lý cho ông Lê Đức Thọ trong các cuộc đàm phán bí mật với Kissinger. Sau khi nhận được Dự thảo Hiệp định từ phía Việt Nam (gồm Dự thảo giải pháp và Bản tuyên bố về quyền tự quyết của miền Nam), phía Mỹ chuyển thành một tài liệu gồm cả vấn đề quân sự và chính trị.

Sự cố ở Sài Gòn

Đến ngày 27/1/1973, khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết, ông Lưu Văn Lợi được Bộ Chính trị cử làm Phó trưởng Đoàn đại biểu chính phủ 4 bên ở Sài Gòn. Ngay trong ngày 27/1, ông Lưu Văn Lợi cùng một số cán bộ miền Bắc và miền Nam đáp chuyến bay của Air France tới Bangkok và tại đây, Chính quyền Sài Gòn cho máy bay đón Đoàn về Sài Gòn. Ông Lợi cho rằng, lúc này, Chính quyền Sài Gòn đã có sự tính toán tinh vi vì lo ngại khi Đoàn về đến sân bay Tân Sơn Nhất thì việc người dân đổ ra đón tiếp sẽ thành sự kiện chính trị trên truyền thông. Vì thế, thay vì hạ cánh ở Tân Sơn Nhất, chiếc máy bay đã đáp xuống sân bay quân sự.

Tuy nhiên, đoàn của ông Lợi đi từ ngày 27/1 đến khi Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực (ngày 28/1) vẫn chưa đến nơi. Nguyên nhân là ngay khi máy bay hạ cánh, đoàn bị bắt phải làm thủ tục nhập cảnh. Tất cả mọi người đều phản đối vì đây là hành động vi phạm Hiệp định Paris vừa ký kết. Vì sự cố này mà 20 tiếng sau, các thành viên trong đoàn mới xuống được máy bay sau khi kiên quyết không ký giấy nhập cảnh trên chính đất nước mình.

Tại Hội nghị diễn ra ở Sài Gòn, với quân hàm Đại tá và vai trò Phó trưởng Đoàn Việt Nam DCCH nhưng vì về thẳng từ Paris nên ông Lưu Văn Lợi không có giấy ủy nhiệm của Hà Nội. Lúc này, Thiếu tướng của Đoàn Mỹ, sau khi trình giấy ủy nhiệm của Tổng thống Mỹ liền quay ra hỏi ông Lợi vì sao không có. Ông Lợi trả lời: "Tôi đi thẳng từ Paris về nên không có. Người của tôi ở ngoài Hà Nội sẽ mang vào sau". Không bắt bẻ thêm được, Thiếu tướng Mỹ phải ngồi vào bàn Hội nghị.

Nhớ lại quãng thời gian làm việc tại CP50, ông Lưu Văn Lợi chia sẻ một kỷ niệm vui về việc tranh cãi giữa cố vấn Lê Đức Thọ về từng câu, từng chữ trong đàm phán về nội dung các văn bản. Đó là tháng 10/1972, Hà Nội có một đề nghị mềm dẻo là không loại bỏ Chính quyền Sài Gòn mà chỉ thỏa thuận một số nguyên tắc lớn như hai bên miền Nam sẽ hiệp thương để giải quyết các vấn đề nội bộ của miền Nam, lập một Cơ cấu chính quyền để đôn đốc và giám sát thi hành Hiệp định và tổ chức Tổng tuyển cử. Sau khi nghiên cứu, Kissinger đề nghị gọi cơ quan này là Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ông ta không đồng ý hai cụm từ "cơ cấu chính quyền" và "đôn đốc", và đề nghị thay nó bằng từ "thúc đẩy" (to promote).

Một cuộc tranh cãi kéo dài giữa hai bên đã nổ ra xung quanh từ "đôn đốc" vì Kissinger cho rằng, từ "đôn đốc" hạ thấp vai trò của Hội đồng quốc gia ngang với một cơ quan bầu cử. Cuối cùng, ông Lê Đức Thọ đồng ý bỏ từ "cơ cấu chính quyền", nhưng vẫn giữ lại từ "đôn đốc" trong bản tiếng Việt, còn bản tiếng Anh thì dùng từ promote theo ý của Kissinger. Sau này, nhiều thành viên Đoàn Mỹ thường nói vui là sau Hiệp định Paris họ cũng biết nói tiếng Việt, đó là từ "đôn đốc" vì từ này được hai bên tranh cãi quá lâu.

Kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và lan tỏa hào khí Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và lan tỏa hào khí Điện Biên Phủ

Tinh thần và hào khí Điện Biên Phủ cần tiếp tục được duy trì, lan tỏa đến thế hệ hôm nay và mai sau, biến ...

Báo Đức viết về Chiến thắng ‘Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không’

Báo Đức viết về Chiến thắng ‘Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không’

Báo Junge Welt của Đức vừa đăng bài viết của tác giả Hellmut Kapfenberg về chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" đáng tự hào ...

Lịch sử là quá khứ hướng tới tương lai*

Lịch sử là quá khứ hướng tới tương lai*

Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 là kết quả một quá trình vận động lâu dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ ...

Hiệp định Paris: Những chặng đường của một chiến thắng*

Hiệp định Paris: Những chặng đường của một chiến thắng*

Kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp định Paris 27/1/1973 - 27/1/2013 đã cho nhà sử học cao tuổi là tôi cơ hội gửi tới ...

Những câu chuyện vui về Hội nghị Paris

Những câu chuyện vui về Hội nghị Paris

Có mặt tại Paris với tư cách thành viên Đoàn Việt Nam DCCH từ những ngày đầu phái đoàn đặt chân lên đất Pháp cho ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

Ca khúc 'Tái sinh' của Tùng Dương gây sốt vì sao?

Ca khúc 'Tái sinh' của Tùng Dương gây sốt vì sao?

Trên kênh YouTube của Tùng Dương, nhiều người cho biết như thấy chính câu chuyện cuộc đời mình qua ca khúc Tái sinh.
Thời tiết Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thời tiết Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo dự báo, thời tiết Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ xuất hiện một, hai đợt rét đậm, rét hại.
Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Các sản phẩm truyền thông không chỉ kể về những câu chuyện mà còn còn cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở ...
Bí quyết cải thiện trí nhớ

Bí quyết cải thiện trí nhớ

Các nhà nghiên cứu chỉ ra việc dành thời gian tập thể dục vào sáng sớm có thể cải thiện trí nhớ về sau.
Chỉ còn 2 đội tuyển bất bại ở ASEAN Cup 2024

Chỉ còn 2 đội tuyển bất bại ở ASEAN Cup 2024

Do Thái Lan gục ngã ở Rizal Memorial nên ASEAN Cup 2024 chỉ còn 2 đội tuyển bất bại là Việt Nam và Philippines.
20 học sinh đoạt giải quốc tế năm 2024 được trao Huân chương Lao động

20 học sinh đoạt giải quốc tế năm 2024 được trao Huân chương Lao động

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gặp mặt và trao Huân chương lao động cho học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế ...
Việt Nam chủ trì phiên họp lần thứ 62 của Ủy ban ASEAN tại Bangladesh

Việt Nam chủ trì phiên họp lần thứ 62 của Ủy ban ASEAN tại Bangladesh

Đại sứ quán Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Đại sứ quán các nước thành viên ADC triển khai tổ chức các sự kiện có ý nghĩa thiết thực trong năm 2025.
Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Ngày 25/12, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam Constance ...
Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ tiếp Lãnh sự danh dự Việt Nam tại thành phố Nagoya, Nhật Bản

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ tiếp Lãnh sự danh dự Việt Nam tại thành phố Nagoya, Nhật Bản

Thứ trưởng Thường trực cảm ơn Giáo sư Natsume Nagato đã tiến hành nhiều hoạt động y tế nhân đạo, tiến hành phẫu thuật hở môi hàm ếch cho hàng nghìn trẻ em dị tật ...
Việt Nam tham dự phiên họp lần thứ 276 của Ủy ban ASEAN tại Cairo

Việt Nam tham dự phiên họp lần thứ 276 của Ủy ban ASEAN tại Cairo

Các Đại sứ đã thảo luận về biện pháp nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của ASEAN tại Ai Cập trong thời gian tới.
Việt Nam điều phối, thúc đẩy đồng thuận về quản lý Quỹ lương hưu Liên hợp quốc

Việt Nam điều phối, thúc đẩy đồng thuận về quản lý Quỹ lương hưu Liên hợp quốc

Nghị quyết ghi nhận kết quả tích cực trong vận hành Quỹ lương hưu LHQ trong năm qua với tổng trị giá gần 100 tỷ USD và 150,000 người hưởng lương hưu.
Điện mừng Bộ trưởng Bộ Châu Âu và Ngoại giao Cộng hòa Pháp

Điện mừng Bộ trưởng Bộ Châu Âu và Ngoại giao Cộng hòa Pháp

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi điện chúc mừng Bộ trưởng Bộ Châu Âu và Ngoại giao Cộng hòa Pháp.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Việt Nam đã tạo nên một đường biên giới hòa bình, cùng phát triển.
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đường biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác, phát triển, góp phần kết nối hợp tác với các quốc gia.
Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Sáng ngày 26/12, Đại sứ Nga G.S. Bezdetko đã chủ trì cuộc họp báo về sự phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.
Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Đại sứ Lê Hồng Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam kể về 'duyên' đưa anh đến với Báo.
Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm nhớ lại những kỷ niệm một thời hoạt động sôi nổi khi tờ báo mới đổi tên.
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ về Báo TG&VN.
Phiên bản di động