Các đại biểu tham dự tọa đàm “Giới thiệu cuốn sách Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris”. |
Tham dự có Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ; Phu nhân, thân nhân gia đình ông Võ Văn Sung cùng đông đảo những người quan tâm yêu mến tác giả cũng như chiến dịch Hồ Chí Minh.
Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Pháp; nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến; Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp Piere Dariulat và Giám đốc Nhà xuất bản Thế giới Trần Đoàn Lâm.
Ấn bản tiếng Việt cuốn Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris của Nhà ngoại giao Võ Văn Sung (1928-2018) ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào năm 2005, do NXB Quân đội Nhân dân ấn hành, nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cuốn sách sau đó được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tái bản hai lần vào năm 2012 và 2015.
Cuốn Hồi ký được dịch sang tiếng Pháp tựa đề La Campagne Hồ Chí Minh au cœur de Paris bởi dịch giả Nguyễn Đắc Như Mai, nhà sử học, một nữ trí thức người Việt tại Pháp. Thế hệ của bà đã được chứng kiến và trực tiếp tham gia vào những năm tháng đấu tranh của Việt kiều, góp phần hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp được xuất bản dựa theo nguyên văn hồi ký phát hành lần đầu của tác giả vào năm 2005, nhằm giữ tính chân thực lịch sử của bản gốc tiếng Việt.
Nói đến tác giả Võ Văn Sung, ông là một nhà ngoại giao từng gắn bó phần lới cuộc đời sự nghiệp của mình với địa bàn Paris và Tây Bắc Âu. Ông là người tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam tại Hội nghị Paris, sau đó là giai đoạn đấu tranh thi hành hiệp định.
Các diễn giả tại tọa đàm. |
Có thể nói, nhà ngoại giao Võ Văn Sung là một trong số ít những người có may mắn được đi suốt các cuộc "đụng đầu lịch sử” giữa nền ngoại giao Việt Nam non trẻ với nền ngoại giao lão luyện của Mỹ ngay trên đất Paris – một trong những trung tâm văn minh lớn của phương Tây.
Chính ông Võ Văn Sung cũng đã tham gia vào các cuộc hội đàm bí mật giữa trưởng phái đoàn Việt Nam là ông Lê Đức Thọ với Ngoại trưởng Mỹ Kissinger từ năm 1971-1973 với tư cách là đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và là một trong năm thành viên của phái đoàn Việt Nam tại Lễ ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Chính vì vậy, nhà ngoại giao Võ Văn Sung đã tập trung miêu tả những hoạt động ngoại giao dồn dập trong một giai đoạn tương đối ngắn, từ sau khi Hiệp định Paris ký kết đến khi nước nhà thống nhất và trên một không gian địa lý tương đối hẹp, chủ yếu là ở Pháp và Tây Bắc Âu.
Tuy nhiên, nhờ những dòng hồi ức đầy tâm huyết của mình, nhà ngoại giao Võ Văn Sung đã tái hiện một cách chân thực và sống động tầm vóc của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, nhất là tinh thần chủ động và sáng tạo, vượt qua mọi thử thách khó khăn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tránh giải phóng và thống nhất nước nhà.
Không chỉ vậy, cuốn sách còn kể lại những câu chuyện sinh động, chứa chan tình cảm mặn nồng về người Việt Nam sống xa quê hương nhưng vẫn hướng về Tổ quốc, về những người bạn quốc tế thủy chung và tiến bộ, hết lòng ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Do vậy, không chỉ đơn thuần là hồi ức của một nhà ngoại giao lão thành, mà đây còn là kho tư liệu tham khảo chứa nhiều tư liệu chưa từng được công bố có giá trị, với nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu về công tác tuyên truyền đối ngoại, vận động chính giới và Việt kiều trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Ngoại giao Việt Nam trưởng thành qua những bài học lịch sử 77 năm nền ngoại giao Việt Nam để lại nhiều bài học lớn, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn, cam go các lớp ... |
Những nỗ lực chống biến đổi khí hậu nào sẽ được thúc đẩy tại Hội nghị COP27? Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại ... |
50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Kỳ tích vang dội Chiến thắng ‘Điện Biên Phủ trên không’ buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở ... |
Kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và lan tỏa hào khí Điện Biên Phủ Tinh thần và hào khí Điện Biên Phủ cần tiếp tục được duy trì, lan tỏa đến thế hệ hôm nay và mai sau, biến ... |
Hiệp định Paris với sự nghiệp giải phóng miền Nam Ông Nguyễn Cơ Thạch, (1921-1998), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ... |