Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Quyền làm chủ của nhân dân

Chu Văn
Nhà nước pháp quyền là một giá trị nhân văn, cao quý của nhân loại, là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ với mục tiêu xây dựng và thực thi một nền dân chủ, bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Cải cách Tư pháp Trung ương phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp với các cơ quan liên quan về Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 9/6/2021. (Nguồn: TTXVN)

Khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994, cũng như nhiều văn kiện khác của Đảng qua các kỳ Đại hội đã tiếp tục được khẳng định và có bước phát triển mới về chất, trở thành một nhiệm vụ chiến lược của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ là “tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh”. “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân...”, đồng thời đưa ra những chủ trương lớn về quyền con người, gắn quyền con người với sự phát triển phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, gắn quyền với nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện. Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng. Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chịu sự điều chỉnh tối cao của một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, nhất quán.

Hệ thống pháp luật ấy phải mang bản chất của một chế độ dân chủ, theo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền con người; bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi, hiệu quả và phải được xây dựng, ban hành theo kịp các quy luật phát triển của kinh tế-xã hội của đất nước.

Cộng đồng quốc tế đã nhất trí rằng, Nhà nước pháp quyền là một giá trị chung của nhân loại, một phạm trù mang tính phổ quát nhưng đồng thời cũng mang tính đặc thù, giá trị riêng của mỗi quốc gia, dân tộc, được xác định bởi hàng loạt yếu tố như lịch sử, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội, các chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá và môi trường địa lý.

Nhà nước pháp quyền có những nguyên tắc và đặc trưng cơ bản, nhưng đó không phải là một khuôn mẫu bất biến áp dụng cho tất cả các quốc gia. Các yếu tố đặc thù không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và kiến tạo phát triển mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ quát của nhà nước pháp quyền trên thế giới.

Việt Nam nhận thức rõ về sự cần thiết xây dựng nhà nước pháp quyền mang tính phổ quát nói chung và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang tính đặc thù của Việt Nam nói riêng ngày càng sáng tỏ và trở thành yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng, phát triển đất nước và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đối với nước ta.

Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng, Hiến pháp năm 2013, tại Điều 2, Chương I về Chế độ chính trị, khái niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Hệ thống pháp luật hoàn thiện cần có sự nỗ lực thực thi của tất cả các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và cả người dân nhằm thực hiện để bảo đảm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, trong đó quyền làm chủ của Nhân dân được bảo đảm và phát huy; quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm và mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tại Điều 14 Chương II, Hiến pháp 2013 cũng đã hiến pháp hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật Việt Nam từng bước được hoàn thiện theo tiêu chí của một nhà nước pháp quyền, số lượng ngày càng lớn, chất lượng ngày càng nâng cao, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, bám sát yêu cầu của cuộc sống và đáp ứng các tiêu chí “đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch".

Trong lĩnh vực quyền con người, quyền công dân, hàng loạt các văn bản luật đã được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

Những năm qua, mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân, nhưng hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn đó những khiếm khuyết, chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra vì còn thiếu đồng bộ, chồng chéo; tính công khai, minh bạch, khả thi, ổn định còn hạn chế, chưa đạt đến tầm của một hệ thống pháp luật phục vụ kiến tạo phát triển.

Mới đây, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ cho biết, từ năm 2016 đến tháng 5/2021, Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền phát hiện và kết luận có 660 văn bản ban hành trái pháp luật về nội dung và thẩm quyền, trong đó có 108 văn bản của cơ quan cấp bộ và 552 văn bản của chính quyền cấp tỉnh!

Trước những yêu cầu có tính cấp thiết, Nghị quyết Đại hội XIII nhấn mạnh: “Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ..., bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.

Vì vậy, phương hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, không chỉ chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của Nhà nước, mà đồng thời phải chú ý đúng mức đến việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của con người, của công dân trong tổng thể các quan hệ nền tảng và có tính bình đẳng với thể chế pháp quyền của Nhà nước.

Bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải xây dựng và triển khai các biện pháp ở tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chí về quyền con người, quyền công dân: công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong thực tế.

Trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật, Nhà nước phải có trách nhiệm công nhận, ghi nhận đầy đủ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của con người, của công dân, bảo đảm tính khả thi hiệu quả.

Đồng thời, Nhà nước cũng phải xây dựng các cơ chế bảo đảm cho hệ thống pháp luật được thực thi trên thực tế, kiểm tra giám sát quá trình tổ chức, thực hiện, bảo đảm sự tôn trọng các quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, để mọi người được thụ hưởng và phát triển các quyền của mình trong thực tế; ngăn chặn mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân.

Việc xây dựng hệ thống pháp luật còn phải tạo điều kiện, thúc đẩy, kiến tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ cho việc tiếp cận quyền con người, quyền công dân của tất cả mọi người, của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương.

Với mục tiêu xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện đại, một nước Việt Nam hùng cường, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật cho tương lai theo hướng tiếp cận từ quyền con người, có đặc trưng chủ đạo là hội nhập và kiến tạo phát triển, đồng thời có cơ chế kiểm soát quyền lực, không cho phép ai, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng nào đứng trên, đứng ngoài Hiến pháp và pháp luật, nhằm bảo đảm cho quyền lực Nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.

Và trên tất cả, hệ thống pháp luật hoàn thiện cần có sự nỗ lực thực thi của tất cả các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và cả người dân nhằm thực hiện để bảo đảm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong đó quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm và phát huy; quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm và mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hệ thống giá trị mở trên nền tảng ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’

Xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hệ thống giá trị mở trên nền tảng ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’

Chủ nghĩa xã hội và xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ thống giá trị thống nhất của cái chung, cái ...

Sức mạnh nội sinh kiến tạo Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Sức mạnh nội sinh kiến tạo Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Định hình và nâng cao ý thức công dân xã hội chủ nghĩa là một trong những nhân tố tạo sức mạnh bên trong của ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

XSBD 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 3/5/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 3/5/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 3/5 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 3/5/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 3/5. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 3/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 3/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 3/5/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 3/5/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 3/5/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 3/5/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Hấp dẫn giải bóng đá thường niên của Hội sinh viên quốc tế Việt Nam tại Đại học Monash

Hấp dẫn giải bóng đá thường niên của Hội sinh viên quốc tế Việt Nam tại Đại học Monash

Giải bóng đá sinh viên Việt Nam tại đại học Monash (MVISC Cup 2024) kết thúc tốt đẹp tại sân bóng đá Đại học Monash cơ sở Clayton, bang Victoria.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục ...
Giá tiêu hôm nay 3/5/2024, tình trạng đầu cơ dẫn đến giá tăng nóng, kỳ vọng cú hích từ nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024, tình trạng đầu cơ dẫn đến giá tăng nóng, kỳ vọng cú hích từ nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động